Ý Nghĩa Của Thủ Tục Làm Lễ Cất Nóc Nhà Và Những Điều Cần Biết

Ý Nghĩa Của Thủ Tục Làm Lễ Cất Nóc Nhà Và Những Điều Cần Biết

Việc cất nhà là mang một ý nghĩa rất quan trọng trong cả đời người. Do đó, người ta thường chọn ngày tốt để xây cất cho mỗi giai đoạn, từ khởi công đến khi hoàn thiện. Điều này giúp mọi việc trở nên suôn sẻ và thuận lợi hơn. Trong đó, thủ tục làm lễ cất nóc nhà trước khi đổ mái là chủ đề được rất nhiều người quan tâm. Hãy cùng khám phá ngay trong bài viết nhé!

Tại sao cần phải thực hiện thủ tục làm lễ cất nóc nhà?

Thủ tục làm lễ cất nóc nhà mang một ý nghĩa rất quan trọng, giúp mọi việc trong gia đình trở nên suôn sẻ, gặp được nhiều may mắn, bình an trong cuộc sống sau này. Với những công trình nhà ở, căn hộ, chung cư, chủ đầu tư sẽ thực hiện những nghi lễ cúng, xem ngày đổ bê tông sàn để khách hàng ở đây có nhiều tài khí.

Trong văn hóa tâm linh của người Việt từ xưa đến nay, việc thực hiện những lễ nghi, cúng đổ mái tầng 1, sắm lễ đổ mái tầng 2,… là bắt buộc phải làm. Dù trong cuộc sống hiện đại ngày nay, việc tổ chức nghi lễ trong quá trình xây dựng đã không còn được xem trọng, thế nhưng lễ đổ mái nhà là không thể nào thiếu.

Vậy nên chọn ngày giờ nào để đổ mái, cần phải chuẩn bị những gì, đọc văn khấn ra sao. Hãy xem ngay nội dung dưới đây để được giải đáp những điều còn thắc mắc nhé!

Có thể bạn quan tâm: Thủ Tục Làm Lễ Nhập Trạch, Dọn Về Nhà Mới Từ A-Z

1 anh 1 thu tuc lam le cat noc nha nguon internet - Ý nghĩa của thủ tục làm lễ cất nóc nhà và những điều cần biết - phong-thuy-nha-o
Ảnh 1: thủ tục làm lễ cất nóc nhà (nguồn: internet)

Chọn ngày giờ tốt để làm lễ cất nóc nhà

Tương tự như khi khởi công xây nhà, động thổ, gia chủ đều cần phải xem ngày giờ tốt thì khi cất nóc nhà cũng thực hiện như vậy. Bạn cần phải xem ngày đẹp để đọc bài khấn cúng cất nóc nhà hợp với tuổi, mệnh. Tuyệt đối không được chọn ngày đổ trần xung khắc với tuổi, mệnh của bản thân.

Khi xem ngày đọc bài cúng cất nóc nhà mái, gia chủ nên chọn ngày, giờ Hoàng Đạo, không chọn các ngày Hắc đại và những ngày bách kỵ, bao gồm ngày Thụ tử, Dương công kỵ, Sát chủ, Tam nương và ngày Nguyệt Kỷ. Đây là những ngày rất xấu, thực hiện việc gì cũng không suôn sẻ, bao gồm cả đổ mái và trần nhà.

Nếu không có nhiều kinh nghiệm hoặc thời gian để xem ngày lành, tháng tốt đổ mái thì gia chủ có thể mời thầy phong thủy về để xem giúp. Trong trường hợp không xem được ngày tốt nhưng bắt buộc phải cất nóc thì bạn có thể mượn tuổi của người khác. Khi đó, gia chủ phải làm giấy tờ bán nhà tượng trưng. Ngoài ra, người mượn tuổi còn phải thực hiện các nghi lễ cúng khấn, chủ nhà không được xuất hiện khi làm lễ.

Chuẩn bị lễ cúng cất nóc nhà

Bên cạnh việc xem ngày tốt để đổ mái, cất nóc thì gia chủ cần phải chuẩn bị đầy đủ các lễ vật khi tiến hành thủ tục làm lễ cất nóc nhà. Việc sắm các lễ vật cất nóc là rất quan trọng, không được thực hiện qua loa hoặc thiếu sót bất cứ thứ gì.

Lễ vật cúng không cần phải là mâm cao, cỗ đầy nhưng phải thật tươm tất và chỉnh chu. Đặc biệt là bạn phải đặt cái tâm, lòng thành của mình vào trong đó. Theo các chuyên gia, những lễ vật cần phải chuẩn bị để cúng cất nóc nhà bao gồm:

  • Một con gà, một dĩa bánh chưng/ xôi, một dĩa muối
  • Một bát gạo, một bát nước.
  • Nửa lít rượu trắng, bao thuốc, lạng chè.
  • Một bộ quần áo Quan Thần Linh, mũ, hia, tất cả đều là màu đỏ, kiếm trắng.
  • Một bộ đinh vàng hoa, năm lễ vàng tiền.
  • Năm cái oản đỏ, năm quả cau và năm lá trầu.
  • Năm quả tròn, chín cây hoa hồng đỏ.

Tùy thuộc vào từng vùng miền mà lễ vật chuẩn bị sẽ cần bổ sung thêm một vài thứ khác. Tuy nhiên, nhìn chung thì mâm cúng cất nóc nhà sẽ bao gồm cả đồ mặn và đồ chay. Khi chuẩn bị lễ vật, đồ cúng, gia chủ không cần phải mua quá nhiều hoặc cầu kỳ. Tuy nhiên, phải lựa chọn mọi thứ thật cẩn thận. Ví dụ như quả cau, lá trầu phải đều và đẹp, tươi, không được héo úa, hoa quả thì không được dập hay thối,…

2 anh 2 nhung le vat can chuan bi nguon internet - Ý nghĩa của thủ tục làm lễ cất nóc nhà và những điều cần biết - phong-thuy-nha-o
Ảnh 2: những lễ vật cần chuẩn bị (nguồn: internet)

Có thể bạn quan tâm: Hiểu Thế Nào Là Phong Thủy Ngõ Vào Nhà Và Cách Xác Định Hướng

Văn khấn làm lễ cất nóc nhà

Hiện nay, gia chủ có thể lên mạng để tìm đọc những bài văn khấn đổ mái nhà tầng 1 khác nhau. Những bài văn khấn đều có nội dung khá giống nhau, chính là kính cáo chư vị thần linh để được pháp cất nóc nhà, phù hộ cho mọi công việc được diễn ra suôn sẻ, hanh thông, chủ – thợ đôi bên an lành. Dưới đây là bài văn khấn đổ mái nhà tầng 1 chuẩn xác nhất năm 2020 mà bạn có thể tham khảo và sử dụng. Có thể in ra để đọc mà không cần phải học thuộc đâu nhé!

3 anh 3 van khan cung cat noc nha nguon internet - Ý nghĩa của thủ tục làm lễ cất nóc nhà và những điều cần biết - phong-thuy-nha-o
Ảnh 3: văn khấn cúng cất nóc nhà (nguồn: internet)

Trên đây là những nội dung về thủ tục làm lễ cất nóc nhà mà bài viết đã tổng hợp được. Hy vọng bạn sẽ có nhiều kiến thức trong cuộc sống, giúp mọi việc trở nên suôn sẻ và thuận lợi hơn. Hãy tiếp tục đón chờ những bài viết với nội dung bổ ích về đời sống của chúng tôi nhé! Nếu còn có gì thắc mắc thì hãy để lại ở phần bình luận bên dưới!n đã theo dõi chúng tôi.