8 giờ lấy khối u xuyên sọ và tái tạo da hoại tử

8 giờ lấy khối u xuyên sọ và tái tạo da hoại tử

Các bác sĩ trải qua 2 giờ phẫu thuật lấy khối u nặng nửa kg trên đầu bệnh nhân và 6 giờ để tái tạo thẩm mỹ vạt da lớn bị hoại tử, bảo vệ não bộ.

Thầy thuốc ưu tú, ThS.BS.CKII Chu Tấn Sĩ - Trưởng khoa Ngoại Thần kinh, Trung tâm Thần kinh, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM - cho biết vào cuối tháng 5, bệnh viện tiếp nhận chị Phạm Thị Nguyên (38 tuổi, Bình Dương) trong tình trạng có khối u lớn trên đầu, phải trùm khăn che đến khám.

Khi bệnh nhân cởi khăn che đầu, nhìn hình thù khối u căng bóng, nhiều mạch máu, các bác sĩ có cảm giác khối u sắp vỡ.

BVDK Tam Anh,  u nao anh 1

Khối u to trên đầu bệnh nhân trước khi mổ.

Qua khám lâm sàng, BS Chu Tấn Sĩ nhận định người bệnh tỉnh táo, tiếp xúc tốt nhưng khối u lớn (đường kính khoảng 12 cm). Trên bề mặt khối u có vết xuất huyết hoại tử nhiều lần. Kết quả chụp MRI cho thấy khối u ăn lan xuyên qua xương sọ, xuống tới màng não, gây hủy xương sọ.

Các bác sĩ khoa Ngoại thần kinh và Đơn vị Vi phẫu tạo hình thẩm mỹ hội chẩn, mổ phối hợp liên chuyên khoa.

Đối với ca mổ u này, các bác sĩ đối mặt bài toán: Lấy gì để “che lại” vùng xương sọ bị hủy và khuyết da? Nếu để vết thương hở, nguy cơ nhiễm trùng não và màng não khiến bệnh nhân tử vong nhanh hơn. Phương án được bác sĩ đưa ra là phẫu thuật cắt trọn u, tạo hình hộp sọ đã bị hủy và ghép da có cuống thẩm mỹ.

Đầu tiên, các bác sĩ khoa Ngoại Thần kinh tiến hành cắt trọn khối u, phần da đầu ở phía dưới tổn thương bị khuyết, rộng 15x15 cm. Phần u xâm lấn não đồng thời được lấy hết bằng thiết bị hiện đại, tái tạo xương sọ bằng miếng lưới titanium tinh xảo. Ca mổ kéo dài 120 phút.

Sau đó, ê kíp mổ ghép vạt da vi phẫu tạo hình thẩm mỹ, lấy từ vạt da có cuống mạch ở đùi để đắp vào chỗ khuyết da và xương sọ, nối nhánh nuôi với bó mạch thái dương nông để lấy máu cung cấp cho vạt da. Cuộc mổ mất hơn 6 giờ.

TS.BS Chế Đình Nghĩa - Trưởng Đơn vị Vi phẫu tạo hình Thẩm Mỹ, Trung tâm Chấn thương chỉnh hình, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM - cho biết, việc ghép da trường hợp này không giống ghép da thông thường (chỉ lấy da đắp lên vùng da đã khuyết). Bác sĩ phải lấy cả da lẫn mạch máu nuôi da - với mạch máu khá nhỏ, đồng thời nối lại động, tĩnh mạch để bơm máu lên nuôi vạt da, dẫn lưu máu về giúp vạt da sống, đủ khả năng che phủ khuyết hổng lớn của tổn thương.

Để thực hiện kỹ thuật, bác sĩ phải có nhiều kinh nghiệm phẫu thuật vi phẫu tạo hình và trang thiết bị kỹ thuật cao như dụng cụ vi phẫu, kính hiển vi phẫu thuật để xử lý mạch máu nhỏ từ 1 mm trở xuống. Trong 72 giờ đầu sau phẫu thuật, bác sĩ phải theo dõi liên tục vùng da ghép có bị tắc mạch. Mỗi 15-20 phút, bác sĩ, điều dưỡng phải theo dõi mạch vùng da ghép có đập không, máu nuôi ổn định và tiếp tục theo dõi đến 7 ngày để chắc chắn vùng da đã sống.

“Nếu vạt da đó bị khuyết, máu nuôi không đủ cấp, không thể sống được, phải xử lý và ghép da tạo hình lại, tỷ lệ thành công thấp rủi ro cao. Khi ghép lại diện tích da sẽ làm mất cả vùng cho lẫn nhận, để lại di chứng, hậu quả nặng nề cho người bệnh”, BS Chế Đình Nghĩa cho biết.

Sau 4 ngày phẫu thuật, ghép da, người bệnh tỉnh táo, đi lại tốt, vết mổ ổn định, khô, sạch cả vùng cho lẫn vùng nhận. Vì đây là u ác tính, người bệnh sẽ tái khám để được hóa trị theo chỉ định.

BVDK Tam Anh,  u nao anh 2

Bệnh nhân hồi phục tốt sau phẫu thuật.

Theo bệnh án chị Nguyên cung cấp, năm 2004, bệnh nhân bị khối u trên đầu, kết quả giải phẫu xác định là dạng u Sarcoma (u ác tính phần mềm của da). Bệnh nhân được phẫu thuật, xạ trị, hóa trị và điều trị đáp ứng. Tuy nhiên, vẫn còn để một phần khuyết da.

Năm 2009, chị Nguyên đến bệnh viện lớn để xoay vạt da cuống liền, che phần khuyết. Sau đó, vào thời điểm dịch Covid-19 căng thẳng, khối u tái phát và phát triển nhanh, nặng nề. Vì dịch bệnh, người bệnh không thể đi khám. Hết dịch, bệnh nhân qua Singapore điều trị, rồi về nước chữa đông y, tây y nhưng không đáp ứng. Khối u lớn nhanh, xuất huyết, hoại tử trên bề mặt da, gây hủy xương sọ.

* Tên nhân vật được thay đổi

Trung tâm Thần kinh, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM là đơn vị đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam ứng dụng robot mổ não trí tuệ nhân tạo Modus V Synaptive. Robot là “cuộc cách mạng mới” trong phẫu thuật u não, đột quỵ xuất huyết não và nhiều bệnh lý thần kinh - sọ não nguy hiểm, với hiệu quả tối ưu, người bệnh hồi phục nhanh, bảo toàn chức năng. Hiện, trên thế giới chỉ có 10 nước - đa phần tại Âu, Mỹ - ứng dụng robot này. Độc giả tham khảo tại đây.

5 năm bị nuốt nghẹn do chứng co thắt tâm vị

0 13

Bị nuốt nghẹn, ăn uống khó, nôn ói, sụt cân nhanh do co thắt tâm vị, anh Trần Việt Hà (57 tuổi, quận Tân Phú, TP.HCM) được bác sĩ phẫu thuật thành công, giúp cải thiện triệu chứng.

Đi khám viêm họng, phát hiện ung thư tuyến giáp

0 13

Anh Nguyễn Văn Thái (45 tuổi, Vĩnh Phúc) bị viêm họng, hắt hơi, kết quả sinh thiết tại cơ sở y tế tỉnh là u lành. Khám lại tại Bệnh viện Tâm Anh, anh phát hiện ung thư tuyến giáp.

Bệnh ít gặp khiến bé gái một tuổi suýt hoại tử buồng trứng

0 13

Trước khi nhập viện, bé Linh (một tuổi, ở Quảng Nam) có biểu hiện ho, ói nhiều, biếng ăn, quấy khóc. Gia đình kiểm tra thấy có khối phồng cứng ở vùng bẹn nên nghĩ là viêm hạch.

Bình An - Minh Chi