Viết mục tiêu nghề nghiệp của kỹ sư xây dựng trong CV thế nào?

Viết mục tiêu nghề nghiệp của kỹ sư xây dựng trong CV thế nào?

Kỹ sư xây dựng là công việc được vô số người ngưỡng mộ, ao ước vì bạn có thể tham gia vào quá trình xây dựng và kiến tạo thế giới này - theo cách trực quan và rõ ràng nhất. Tuy vậy, xin việc làm kỹ sư xây dựng ở môi trường tốt, thu nhập ổn thì không dễ do xu hướng cạnh tranh trong ngành ngày một tăng. Từ CV đến phỏng vấn đều phải được chuẩn bị tốt nhất, độc đáo, chuyên nghiệp và khác biệt. Một trong những phần quyết định cơ hội việc làm của bạn sẽ là mục tiêu nghề nghiệp của kỹ sư xây dựng.

muc tieu nghe nghiep cua ky su xay dung

Nên viết mục tiêu nghề nghiệp kỹ sư xây dựng như thế nào cho chuyên nghiệp?

I. Mục tiêu nghề nghiệp của kỹ sư xây dựng là gì?

Mục tiêu nghề nghiệp của kỹ sư xây dựng được hiểu là mục tiêu sự nghiệp, thăng tiến, định nghĩa thành công của các kỹ sư xây dựng. Trong vai trò này, có những bạn sẽ muốn trở thành chuyên gia xây dựng, người muốn thăng tiến lên quản lý dự án, giám đốc dự án xây dựng hay giám đốc công ty xây dựng,...

Mục tiêu của mỗi người không giống nhau cho dù cùng có xuất phát điểm là kỹ sư xây dựng, nhưng điều quan trọng bạn cần nhớ là trước hết sẽ phải biết rõ về mục tiêu của mình, trung thực với bản thân thì sau đó mới có thể tìm ra đúng mục tiêu nghề nghiệp của kỹ sư xây dựng để một lòng phấn đấu.

II. Phương pháp xác định mục tiêu nghề nghiệp xây dựng chuẩn nhất

1. Vì sao kỹ sư xây dựng nhất định phải có mục tiêu nghề nghiệp?

Đánh giá một cách khách quan, không chỉ với các kỹ sư xây dựng mà bất kỳ nhân sự thuộc ngành nghề, lĩnh vực nào đều nên có mục tiêu nghề nghiệp để nỗ lực. Đối với kỹ sư xây dựng, tìm ra cho mình mục tiêu, định hướng sẽ giúp bạn:

  • Hình dung rõ về con đường sự nghiệp của bản thân.
  • Có động lực phấn đấu, tiến bộ và phát triển bản thân.
  • Cạnh tranh hiệu quả hơn trong lĩnh vực xây dựng "thừa thầy thiếu thợ".
  • Biết mình còn thiếu sót ở đâu và khắc phục, ví dụ kinh nghiệm, kỹ năng, ngoại ngữ hay cân nhắc học thêm các chứng chỉ khác ngoài chứng chỉ hành nghề xây dựng (chẳng hạn như thiết kế, kế toán, học về kinh tế xây dựng,...).
  • Xin việc làm kỹ sư xây dựng dễ trúng tuyển hơn do biết cách điều chỉnh phần mục tiêu nghề nghiệp của kỹ sư xây dựng nói riêng và các phần khác trong CV.
  • Giúp nhà tuyển dụng có căn cứ khách quan để đánh giá xem bạn có phù hợp với mục tiêu phát triển, định hướng của công ty hay không.

muc tieu nghe nghiep cua ky su xay dung 2

Tầm quan trọng của việc xác định đúng mục tiêu nghề nghiệp kỹ sư xây dựng

2. Xác định mục tiêu nghề nghiệp kỹ sư xây dựng bằng cách nào?

Mỗi chúng ta có một phương pháp nhất định để xác định mục tiêu - cả với sự nghiệp, công việc cũng như đời sống cá nhân. Tuy nhiên, với những ai còn hoang mang, lạc lối chưa biết phải đặt mục tiêu nghề nghiệp của kỹ sư xây dựng thế nào thì hợp lý nhất ở thời điểm hiện tại, hãy làm theo cách sau đây nhé.

  • Vì sao bạn chọn học chuyên ngành xây dựng - đáp án của câu hỏi này giúp xác định động lực của bạn.
  • Tham vọng của bạn là gì - hãy trả lời trung thực về việc bạn muốn đạt được những điều gì từ công việc kỹ sư xây dựng, chẳng hạn như mức lương, thăng tiến lên chức vụ nào hay mong muốn khởi nghiệp tự kinh doanh trong tương lai,...
  • Những gì bạn tự tin đạt được trong ngắn hạn còn đâu là mục tiêu dài hạn, có thể thay đổi?
  • Bạn có những điều kiện nào để có thể đạt được mục tiêu của mình - bằng cấp đại học, giấy phép hành nghề kỹ sư xây dựng, khả năng thiết kế xây dựng hay sức khỏe tốt?
  • Bạn còn thiếu kỹ năng gì, chứng chỉ gì nếu muốn tiến xa hơn trong ngành xây dựng - Trả lời câu hỏi này cũng có nghĩa là bạn biết phải cố gắng từ đâu, cũng là một cách đặt mục tiêu phát triển bản thân để đồng thời phát triển sự nghiệp về lâu dài.

Sau khi rõ ràng về mục tiêu của mình, bạn nên viết ra giấy và xem xét, đánh giá lại rồi quyết định liệu mục tiêu nào có thể viết vào CV, nói với nhà tuyển dụng trong buổi phỏng vấn và mục tiêu nào nên giữ lại tự mình kiên định.

III. Hướng dẫn cách viết mục tiêu nghề nghiệp của kỹ sư xây dựng

1. Có kiến thức tổng quan về ngành xây dựng và lộ trình sự nghiệp kỹ sư xây dựng

Kiến thức chuyên ngành xây dựng thôi là chưa đủ, bạn nên tìm hiểu tổng quan về ngành và lộ trình thăng tiến phổ biến nhất của kỹ sư xây dựng để hình dung ở phạm vi rộng hơn về cơ hội, không gian phát triển của mình. Ngành xây dựng ở Việt Nam mỗi năm có nhiều sinh viên tốt nghiệp, bằng cấp cao nhưng chưa có nhiều người thật sự xuất sắc, có khả năng tạo ra sự khác biệt. Đó cũng là lý do vì sao mà nhiều bạn dù có bằng cấp chuyên môn vẫn làm trái nghề hoặc chấp nhận mức lương chưa cao.

Một kỹ sư xây dựng có thể thăng tiến lên quản lý dự án, chỉ huy trưởng công trình, trưởng phòng hay giám đốc xây dựng trong vòng từ 3 - 10 năm tùy theo thành tích. Muốn thành công, bạn cần có kinh nghiệm, có chứng chỉ hành nghề, các mối quan hệ, kỹ năng kỹ thuật và kỹ năng công nghệ tốt cũng như kiến thức về quản trị, kinh doanh.

muc tieu nghe nghiep cua ky su xay dung 3

Cách viết mục tiêu nghề nghiệp kỹ sư xây dựng chi tiết

2. Lưu ý khi viết phần mục tiêu nghề nghiệp xây dựng của CV

Trình bày mục tiêu nghề nghiệp của kỹ sư xây dựng trong CV xin việc chắc chắn phải đảm bảo tính ngắn gọn, sau đó là tránh được các lỗi sai hay gặp và viết chuẩn với một số nguyên tắc cơ bản:

  • Nên: Đảm bảo trung thực với mục tiêu của bản thân.
  • Không nên: Copy mục tiêu nghề nghiệp của kỹ sư xây dựng trong CV mẫu vào CV của mình (hoặc mục tiêu của người khác).
  • Nên: Mục tiêu nghề nghiệp của kỹ sư xây dựng phải liên quan tới xây dựng, thi công, công trình, thiết kế,...
  • Không nên: Viết vào CV các mục tiêu không liên quan gì tới công việc xây dựng.
  • Nên: Nhấn mạnh vào khả năng bạn có thể đóng góp gì cho công ty từ vị trí kỹ sư xây dựng.
  • Không nên: Chỉ tập trung vào mục tiêu nghề nghiệp cá nhân.
  • Nên: Thể hiện quyết tâm, lòng yêu nghề, nỗ lực về mặt chuyên môn.
  • Không nên: Viết về mức lương hay điều kiện phúc lợi bạn kỳ vọng ở công việc kỹ sư xây dựng.
  • Nên: Viết mục tiêu nghề nghiệp của kỹ sư xây dựng theo gạch đầu dòng.
  • Không nên: Viết dài thành đoạn, lan man, vòng vo về mục tiêu của bản thân.

IV. Gợi ý viết mục tiêu nghề nghiệp kỹ sư xây dựng theo kinh nghiệm (kèm mẫu)

1. Mục tiêu nghề nghiệp kỹ sư xây dựng cho ứng viên chưa có kinh nghiệm

Những mục tiêu nghề nghiệp của kỹ sư xây dựng chưa có kinh nghiệm, mới ra trường chủ yếu nên tập trung vào mục tiêu ngắn hạn:

  • Kỹ sư xây dựng tốt nghiệp Đại học Xây dựng, có kinh nghiệm thực tập 5 tháng tại công ty xây dựng ABC, kỹ năng thiết kế xây dựng xuất sắc mong muốn được phát triển sự nghiệp tại công ty BCD, đóng góp sức trẻ, nhiệt huyết và hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao, mọi dự án được giao.
  • Có chứng chỉ hành nghề kỹ sư xây dựng sau 3 năm làm việc, trở thành nòng cốt trong các dự án xây dựng quy mô vừa và lớn của công ty sau 2 - 4 năm.

2. Mục tiêu nghề nghiệp kỹ sư xây dựng cho ứng viên ít kinh nghiệm

Một kỹ sư xây dựng ít kinh nghiệm được hiểu là các bạn đã đi làm nhưng số năm kinh nghiệm dưới 2 năm. Thực tế, mục tiêu nghề nghiệp của kỹ sư xây dựng ít kinh nghiệm có thể dễ viết hơn các bạn mới ra trường nhưng lại khó ở việc điều chỉnh sao cho "vừa đủ" và hợp lý.

  • Kỹ sư xây dựng chuyên về thiết kế quy hoạch xây dựng có hơn 1 năm kinh nghiệm làm việc, chăm chỉ và nỗ lực, giỏi về thiết kế, am hiểu luật quy hoạch, kỳ vọng trở thành kỹ sư xây dựng xuất sắc tại công ty xây dựng top đầu Việt Nam ABC.
  • Tiếp tục học hỏi và tích lũy kinh nghiệm trong lĩnh vực quy hoạch xây dựng, học về định giá xây dựng và quản lý dự án để thăng tiến lên kỹ sư trưởng sau 5 năm làm việc.

3. Mục tiêu nghề nghiệp kỹ sư xây dựng cho ứng viên nhiều kinh nghiệm

Với công việc kỹ sư xây dựng thì kinh nghiệm không chỉ là số năm làm việc mà còn có nghĩa là năng lực thực tế và chứng chỉ. Những ai có kinh nghiệm từ 3 năm trở lên sẽ có thể xin cấp chứng chỉ hành nghề - lần lượt là hạng 3, hạng 2 và hạng 1 (sau 7 năm). Khả năng giải quyết vấn đề, quan hệ rộng trong ngành, trải nghiệm tham gia các dự án xây dựng quy mô,... là những thế mạnh của bạn.

muc tieu nghe nghiep cua ky su xay dung 4

Tham khảo các mẫu mục tiêu nghề nghiệp kỹ sư xây dựng theo đối tượng cụ thể

Mục tiêu nghề nghiệp của kỹ sư xây dựng dày dặn kinh nghiệm hãy nhấn mạnh vào lợi thế kinh nghiệm bạn có, đồng thời nên viết trong CV về kế hoạch dài hạn:

  • Kỹ sư xây dựng có 5 năm kinh nghiệm, có chứng chỉ hành nghề xây dựng hạng 2, đặt mục tiêu trở thành kỹ sư trưởng sau 2 năm làm việc.
  • Thế mạnh về thiết kế quy hoạch xây dựng, giám sát xây dựng, định giá và quản lý dự án, mong muốn đủ năng lực để đảm nhiệm vai trò chỉ huy trưởng công trình trong 5 - 7 năm tới.

Có thể thấy, khi càng có nhiều kinh nghiệm thì phần mục tiêu nghề nghiệp của kỹ sư xây dựng trong CV càng có thể viết ngắn gọn nhưng cụ thể và trực tiếp hơn. Trong khi đó, với các ứng viên mới ra trường hoặc ít kinh nghiệm thì mục tiêu có thể bao gồm cả quyết tâm, hứa hẹn gắn bó, viết mục tiêu ngắn hạn hoặc trung hạn và có thể hơi chung chung vẫn sẽ được đánh giá cao.

Cùng với việc chuẩn hóa mục tiêu nghề nghiệp trong CV xin việc kỹ sư xây dựng, bạn nên dành thời gian để tập trả lời câu hỏi phỏng vấn về mục tiêu nghề nghiệp. Nếu nhà tuyển dụng đề cập tới khi trao đổi trực tiếp, bạn có thể đối đáp trôi chảy và có câu trả lời cũng như giải thích thích hợp về các mục tiêu cá nhân và chứng minh rằng bạn có thể thông qua đóng góp vào mục tiêu chung của công ty mà có thành công cho riêng mình.

Mục tiêu nghề nghiệp của kỹ sư xây dựng có thể viết đơn giản và ngắn gọn nhưng vẫn thật "chất" nếu bạn cân nhắc thật kỹ trước khi viết. Hãy nhớ kiểm tra kỹ, tránh lỗi diễn đạt hoặc lỗi chính tả nhé.