Ưu tiên tuyển nam/nữ - Bạn có đang phân biệt giới tính trong tuyển dụng? 

Ưu tiên tuyển nam/nữ - Bạn có đang phân biệt giới tính trong tuyển dụng? 

Chắc hẳn chúng ta đã quen với những mẫu tuyển dụng như thế này “ưu tiên ứng viên là nữ” hay “chỉ tuyển ứng viên nam”. Phân biệt giới tính diễn ra thường xuyên trong việc tuyển dụng. Trong bài viết bày RaoXYZ sẽ cùng bạn bàn luận về chủ đề này. 

Ưu tiên tuyển nam/nữ

Ưu tiên tuyển nam/nữ trong tuyển dụng

Thực trạng phân biệt giới tính trong tuyển dụng hiện nay

Dựa theo khảo sát của Navigos Group về vai trò của nữ giới trong sự phát triển kinh tế, một điểm đáng báo động là sự bất bình đẳng trong việc tuyển dụng nhân viên nam và nữ tại Việt Nam. Khảo sát chỉ ra rằng 54% người tham gia cho biết công ty họ đang làm việc có phương án tuyển dụng công bằng. Tuy nhiên, ngược lại 42% đối tượng được khảo sát phản ánh tổ chức họ làm việc không có chính sách tuyển dụng công bằng. 

Cũng theo khảo sát này, có 39% nhân viên nam được hỏi nói rằng một trong những lý do họ từng trúng tuyển vào công ty bởi vì giới tính. Bên cạnh đó, có 19% ứng viên nữ phản ánh rằng họ bị từ chối chỉ vì giới tính. Tổng kết lại, cứ 5 nam giới đi xin việc, thì có 2 người được nhận vì giới tính là nam. Ngược lại, cứ 5 ứng viên nữ đi xin việc thì 1 người bị từ chối vì giới tính. 

Song song với khảo sát trên, phần lớn các trang web tuyển dụng tại Việt Nam yêu cầu công việc đều yêu cầu nhân viên đưa ra giới tính. Nam giới được mặc định ưu tiên đối với nghề nghiệp như kỹ thuật, giao thông vận tải, công nghệ thông tin… Ngược lại, ứng viên nữ thường được ưu tiên tuyển dụng công việc có tính chất hỗ trợ như: như lễ tân, thư ký, ngành may mặc, trang điểm… Trong quá trình tuyển dụng 43% các doanh nghiệp có câu hỏi về tình trạng hôn nhân của ứng viên nữ và 30% hỏi về kế hoạch sinh con. Ngoài ra, trong nghề nghiệp nhiều công ty có định kiến nữ giới phải sinh con nên không được bổ nhiệm vào vị trí cao cấp và nam giới có cơ hội thăng tiến nhiều hơn nữ giới. Thậm chí một số công ty yêu cầu nữ giới viết cam kết không có thai trong hai năm đầu tiên. 

Ví dụ về trường hợp này là câu chuyện của chị Hạ Vi. Hạ Vi tốt nghiệp ngành cao đẳng Điện. Cô gái chia sẻ, từ khi còn bé đã có niềm đam mê với các môn kỹ thuật, việc tháo lắp, sửa điện cơ bản ở nhà đều do một tay Vi đảm nhiệm. Ngày Hạ Vi làm hồ sơ thi vào ngành điện dân dụng, tất cả mọi người đều chỉ trích, cho rằng “con gái không hợp học ngành điện đâu”. Để chứng tỏ bản thân không hề thua kém các bạn nam, trong suốt thời gian học tập, kết quả của Hạ Vi luôn nằm trong nhóm dẫn đầu, đạt được học bổng của trường. 

Thực trạng phân biệt giới tính trong tuyển dụng

Thực trạng phân biệt giới tính trong tuyển dụng

“Thế nhưng khó khăn bắt đầu nhiều hơn khi em ra trường xin việc” – Hạ Vi buồn rầu kể lại. Ở nhiều khu công nghiệp có nhu cầu tuyển dụng kỹ sư, thợ điện đều yêu cầu “ Ưu tiên tuyển nhân viên nam”. Hạ Vi nhiều lần nộp hồ sơ ứng tuyển đều bị người tiếp nhận trả lại hồ sơ mà không cần chú ý đến bằng cấp. Hạ Vi chia sẻ: “Em nghĩ khả năng của ban thân không hề thua kém gì các ứng viên nam nhưng phía nhà tuyển dụng không nghĩ như vậy. Em cảm thấy rất ấm ức, em chẳng biết các doanh nghiệp tuyển người vào làm việc là tuyển người có sức khỏe, kỹ năng hay tuyển giới tính nữa”. 

👉 Xem thêm: Bình đẳng giới tại nơi làm việc là gì? Cách tạo ra bình đẳng giới

Phân biệt giới tính dẫn đến định kiến về giới trong công việc

Giám đốc Văn phòng ILO tại Việt Nam, Gyorgy Sziraczki đưa ra quan điểm “Tiêu chí tuyển dụng không nên phân biệt giới tính bởi đó là một trong những cách thức thể hiện sự phân biệt đối xử theo giới. Chính vì “những bức tường vô hình” ấy dẫn đến những định kiến về giới trong công việc. 

Ví dụ như nam giới hợp làm lãnh đạo, kỹ thuật còn nữ giới chỉ cần làm công việc ổn định, không nên “trèo cao”. Điều này gây ra bất lợi cho doanh nghiệp khi họ vô tình bỏ lỡ tài năng của người lao động. Một ứng viên nữ hoàn toàn có thể làm tốt các công việc về kỹ thuật, công nghệ, máy móc, lãnh đạo. Trong khi đó, ứng viên nam có đủ sự khéo léo để làm những công việc như đầu bếp, thợ làm bánh, thư ký…. Chính vì thế, định kiến về giới tính là sự vô nghĩa, cổ hủ và không có căn cứ. 

👉 Xem thêm: Những điều làm nên một nhà tuyển dụng giỏi

Phân biệt giới tính dẫn đến định kiến về giới trong công việc

Phân biệt giới tính dẫn đến định kiến về giới trong công việc

Hãy lựa chọn ứng viên dựa trên năng lực

Xã hội ngày càng phát triển, tất cả mọi người đều có cơ hội học tập và phát triển bản thân. Chính vì thế, cả nam giới và nữ giới hoàn toàn có đầy đủ năng lực và khả năng, đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động. Doanh nghiệp nên dựa vào tính chất vị trí, nhu cầu công ty, văn hóa công ty để tuyển dụng lao động phù hợp chứ không phải giới tính. Phân biệt giới tính sẽ làm công ty bị giới hạn và không tiếp cận được ứng viên thật sự tài năng.  

Vấn đề phân biệt giới tính trong việc tuyển dụng vẫn đang diễn ra tại các doanh nghiệp ở Việt Nam. Điều này không chỉ gây ảnh hưởng xấu đến cơ hội của ứng viên mà còn ảnh hưởng đến quá trình tuyển dụng của tổ chức. Chính vì thế, chấm dứt việc phân biệt giới tính trong tuyển dụng là việc vô cùng cần thiết. Trong bài viết này RaoXYZ đã chia sẻ với các bạn về vấn đề giới tính trong tuyển chọn nhân sự. Để đọc thêm nhiều bài viết về công việc, kỹ năng nghề nghiệp, bạn theo dõi blog RaoXYZ.

👉 Xem thêm: Bí kíp giúp tôi mang về hàng chục nhân sự tài năng mỗi tháng