Ứng viên bị động là gì? Tiếp cận ứng viên bị động như thế nào?

Ứng viên bị động là gì? Tiếp cận ứng viên bị động như thế nào?

  • Ứng viên bị động nghĩa là gì?
  • Ưu, nhược điểm của ứng viên bị động
    • Ưu điểm
    • Nhược điểm
  • Nhà tuyển dụng cần tiếp cận ứng viên bị động như thế nào?
    • Tìm kiếm ứng viên bị động qua đâu?
    • Lưu ý khi tiếp cận các ứng viên bị động

Ứng viên bị động là một trong những đối tượng được nhà tuyển dụng rất quan tâm hiện nay. Vậy ứng viên bị động là gì? Làm sao để tiếp cận được những ứng viên này một cách nhanh chóng, hiệu quả? Bài viết dưới đây của RaoXYZ sẽ giúp các bạn giải đáp toàn bộ thắc mắc.

TÌM VIỆC LÀM tuyển dụng

Ứng viên bị động nghĩa là gì?

Ứng viên bị động là những người đang không có nhu cầu tìm việc
Ứng viên bị động là những người đang không có nhu cầu tìm việc

Ứng viên bị động trong tiếng Anh còn gọi là Passive Candidate. Đây là những người không chủ động tìm kiếm việc làm mà chỉ là đối tượng được nhà tuyển dụng cân nhắc cho những vị trí đang khuyết trong doanh nghiệp. Cụ thể, các ứng viên bị động sẽ không nộp hồ sơ mà được đội ngũ nhân sự tuyển dụng tự tìm kiếm, liên hệ, mời tham gia phỏng vấn và thuyết phục họ nhận việc.

Đối với các nhà tuyển dụng hiện nay, việc chiêu mộ ứng viên bị động không phải điều dễ dàng, thậm chí nó còn khó hơn là tìm những ứng viên chủ động. Điều này cũng cho thấy khả năng thu hút nhân tài của doanh nghiệp đang ở mức nào.

👉 Xem thêm: Tuyển dụng chủ động hay bị động để tiếp cận ứng viên tiềm năng cho doanh nghiệp?

Ưu, nhược điểm của ứng viên bị động

Tuyển dụng ứng viên bị động đối với doanh nghiệp có nhiều ưu điểm, song cũng không phải không có hạn chế. Cùng RaoXYZ tìm hiểu về ưu, nhược điểm của ứng viên bị động qua nội dung dưới đây nhé.

Ưu điểm

Ưu điểm của ứng viên bị động
Ưu điểm của ứng viên bị động

Sẽ là một lợi thế lớn nếu doanh nghiệp có thể tìm và tuyển được các ứng viên bị động bởi:

  • Họ có nhiều kinh nghiệm, kỹ năng chuyên môn tốt. Trước khi tiếp cận ứng viên bị động nào, nhà tuyển dụng sẽ phải chắc chắn rằng ứng viên đó có nhiều điểm phù hợp, lý tưởng cho vị trí đang cần. Nhìn chung, với ứng viên bị động, nhà tuyển dụng sẽ có khả năng tìm được người giỏi, tiết kiệm nhiều thời gian chọn lọc qua CV.
  • Ứng viên bị động thường khá thẳng thắn và công bằng. Vì thực tế, họ không phải là người đang cần việc làm, thậm chí họ còn đang có một công việc rất ổn định khác nên hầu hết sẽ không cần khoa trương, phóng đại về kinh nghiệm, kỹ năng của mình. Điều này sẽ giúp nhà tuyển dụng có được cái nhìn khách quan, chính xác nhất về ứng viên.
  • Số lượng ứng viên bị động lớn, bất kỳ ai trong độ tuổi lao động ở ngoài thị trường cũng có thể là một ứng viên bị động. Vậy nên, trong quá trình tạo nguồn ứng viên lâu dài, bền vững, doanh nghiệp sẽ cần phải xem xét đến việc tiếp cận các đối tượng ứng viên này.

Nhược điểm

Bên cạnh những ưu điểm nêu trên, việc tìm và tuyển ứng viên bị động cũng có một số hạn chế nhất định như:

  • Doanh nghiệp sẽ mất nhiều thời gian để tuyển dụng hơn bởi ứng viên bị động họ chưa có ý định nghỉ công việc hiện tại. Do đó, doanh nghiệp sẽ cần phải dành ra nhiều tuần, thậm chí là nhiều tháng thì mới có khả năng thuyết phục họ về làm việc.
  • Khi tuyển ứng viên bị động, doanh nghiệp sẽ có thể bị đặt vào thế so sánh với công ty khác. Nếu như công ty muốn thuyết phục được ứng viên này thì sẽ phải đảm bảo lợi ích cho ứng viên. Ví dụ như lương cao hơn, cơ hội học tập, thăng tiến, văn hóa tốt hơn,…

👉 Xem thêm: Recruitment Marketing là gì? Tổng hợp kiến thức bổ ích nhất

Nhược điểm của ứng viên bị động
Nhược điểm của ứng viên bị động

Nhà tuyển dụng cần tiếp cận ứng viên bị động như thế nào?

Để có thể tuyển được các ứng viên bị động, nhà tuyển dụng sẽ cần phải xây dựng được kế hoạch cụ thể. Ví dụ như kênh tuyển dụng, cách tiếp cận,…

Tìm kiếm ứng viên bị động qua đâu?

Hiện nay có rất nhiều kênh để nhà tuyển dụng tìm kiếm ứng viên bị động, nổi bật và hiệu quả nhất phải kể đến như:

  • Tận dụng mạng xã hội như LinkedIn, Facebook hay Twitter,… Đây là một nguồn cung cấp ứng viên bị động vô cùng lớn cho các doanh nghiệp hiện nay. Thậm chí, nhà tuyển dụng còn có thể tìm được ứng viên theo từng lĩnh vực dựa vào việc search theo từ khóa.
  • Tìm ứng viên qua các trang hỗ trợ tuyển dụng. Đây là một cách khá hiệu quả bởi hiện nay, nhiều trang web có tính năng tìm kiếm CV và nhà tuyển dụng có thể xem được CV trực tiếp rồi liên hệ. Tùy vào sự uy tín của trang web mà chất lượng CV sẽ khác nhau. Tuy nhiên, với cách này thì nhà tuyển dụng sẽ phải mất một số tiền nhất định cho việc đăng ký dịch vụ.
  • Tổ chức các buổi hội thảo chuyên về lĩnh vực của công ty hoặc ngày hội việc làm tại các trường học,… để tìm kiếm ứng viên bị động.
  • Tìm ứng viên bị động qua sự giới thiệu của nhân viên khác trong công ty. 
  • Có thể lấy thông tin ứng viên từ nguồn dữ liệu công ty có được. Vì hiện nay rất nhiều doanh nghiệp đang sử dụng hệ thống quản lý tuyển dụng ATS và thu thập được khá nhiều thông tin của ứng viên.

👉 Xem thêm: Bí kíp giúp tôi mang về hàng chục nhân sự tài năng mỗi tháng

Lưu ý khi tiếp cận các ứng viên bị động

Nhà tuyển dụng cần tiếp cận ứng viên bị động như thế nào?
Nhà tuyển dụng cần tiếp cận ứng viên bị động như thế nào?

Bên cạnh việc xác định các kênh tìm kiếm, doanh nghiệp cũng cần lưu ý một số điều khi tiếp cận ứng viên bị động như là:

  • Doanh nghiệp cần phải xác định được rõ những điều gì thực sự hấp dẫn đối với các ứng viên bị động (lương thưởng, cơ hội thăng tiến, môi trường làm việc,…).
  • Doanh nghiệp hãy đảm bảo đưa ra đề nghị công việc mang tính chất dài hạn, lâu dài chứ không phải chỉ là sự thay thế ngắn hạn.
  • Lưu ý cá nhân hóa đến từng ứng viên. Điều này có nghĩa là mỗi email được soạn ra riêng cho từng người, đừng chỉ sử dụng một mẫu rồi gửi đi đồng loạt.
  • Hãy trao đổi và làm rõ tất cả những gì ứng viên thắc mắc. Điều này sẽ giúp họ hiểu rõ về công ty và biết đâu sẽ cân nhắc để về làm việc.

Ứng viên bị động là gì? – Có lẽ các bạn đã hiểu rõ qua bài viết này rồi phải không? Để biết thêm thông tin về nhiều lĩnh vực cũng như kinh nghiệm tuyển dụng, tìm việc làm, mời các bạn theo dõi Blog RaoXYZ thường xuyên nhé.