TPHCM: Cấm văn phòng thừa phát lại lập vi bằng giao dịch nhà đất

TPHCM: Cấm văn phòng thừa phát lại lập vi bằng giao dịch nhà đất

TPHCM: Cấm văn phòng thừa phát lại lập vi bằng giao dịch nhà đất

Cấm văn phòng thừa phát lại lập vi bằng giao dịch nhà đất tại TPHCM

Sở Tư pháp TP.HCM vừa có văn bản gửi các văn phòng thừa phát lại đề nghị “Tất cả các văn phòng thừa phát lại trên địa bàn TP.HCM không được cố tình lập vi bằng việc mua, bán nhà đất thông qua hình thức ghi nhận việc giao nhận nền, lập vi bằng ghi nhận việc giao nhận tiền để che giấu mục đích không phù hợp với quy định của pháp luật”.

Đồng thời, các văn phòng thừa phát lại cũng không được lập vi bằng xác nhận sự kiện, hành vi liên quan đến đất đai, tài sản không có giấy chứng nhận quyền sử dụng, quyền sở hữu theo quy định của pháp luật nhằm chuyển quyền sử dụng và quyền sở hữu cho người khác.

Ngoài ra, khi lập vi bằng, văn phòng thừa phát lại phải giải thích rõ, đầy đủ về giá trị pháp lý của vi bằng do thừa phát lại lập cho người yêu cầu lập vi bằng biết, tránh để người yêu cầu lập vi bằng ngộ nhận vi bằng có giá trị như hợp đồng công chứng.

Thời gian gần đây, khi thị trường bất động sản nóng sốt, nhiều “đầu nậu” đã quảng cáo, mua bán nhà đất thông qua hình thức lập “vi bằng công chứng thừa phát lại”. Nhiều người thiếu hiểu biết lầm tưởng văn phòng thừa phát lại cũng có thẩm quyền công chứng giấy tờ pháp lý trong giao dịch nhà, đất như các văn phòng công chứng. Hậu quả nhiều người đã bị các “đầu nậu” lừa đảo bán đất không có giấy chủ quyền, nằm trong khu quy hoạch, bị thế chấp ngân hàng…

Thậm chí, khoảng cuối năm 2017 UBND huyện Hóc Môn, TP.HCM đã phát đi thông báo khẩn kêu gọi người dân cảnh giác với hình thức mua bán nhà đất qua lập vi bằng chuyển nhượng.

khi lập vi bằng, văn phòng thừa phát lại phải giải thích rõ, đầy đủ về giá trị pháp lý của vi bằng do thừa phát lại

khi lập vi bằng, văn phòng thừa phát lại phải giải thích rõ, đầy đủ về giá trị pháp lý của vi bằng do thừa phát lại

Cần biết: Vi bằng không có giá trị thay thế văn bản công chứng

Điều 2 nghị định 61/2009/NĐ-CP định nghĩa "Vi bằng là văn bản do thừa phát lại lập, ghi nhận sự kiện, hành vi được dùng làm chứng cứ trong xét xử và trong các quan hệ pháp lý khác".

Trên thực tế, vi bằng là một tài liệu bằng văn bản có hình ảnh, video, âm thanh kèm theo... Trong tài liệu đó, thừa phát lại sẽ mô tả, ghi nhận lại hành vi, sự kiện lập vi bằng mà đích thân thừa phát lại chứng kiến trung thực, khách quan. Tài liệu này có giá trị chứng cứ trước tòa án nếu các bên có phát sinh tranh chấp liên quan đến sự kiện, hành vi lập vi bằng.

Vi bằng có giá trị chứng cứ cao hơn vai trò "người làm chứng". Vi bằng không có giá trị thay thế văn bản công chứng.

Theo Báo Phụ Nữ