Tổng hợp lý do hàng đầu khiến bạn trượt phỏng vấn

Tổng hợp lý do hàng đầu khiến bạn trượt phỏng vấn

Có rất nhiều yếu tố có thể ảnh hưởng tới kết quả của một cuộc phỏng vấn. Đôi khi, chỉ là những biểu hiện vô ý hay hành động nhỏ mà bạn có thể bị mất điểm trong mắt nhà tuyển dụng. Hãy cùng tìm hiểu một số lý do hàng đầu khiến bạn phỏng vấn đâu trượt đó mà RaoXYZ phân tích sau đây nhé. vi sao phong van dau truot day
Đâu là lý do khiến cho bạn luôn bị trượt ở các vòng phỏng vấn

Tổng hợp lý do hàng đầu khiến bạn trượt phỏng vấn​

1. Đến muộn

Dù bạn đến muộn vì bất cứ lý do nào thì cũng là điều không thể chấp nhận trong buổi phỏng vấn. Không những khiến bạn bị khủng hoảng tinh thần, lúng túng mà còn trực tiếp cho nhà tuyển dụng ấn tượng rằng bạn làm ứng viên thiếu trách nhiệm. Dự phòng trước thời gian tắc đường và các yếu tố khác phát sinh ngoài ý muốn, đảm bảo rằng bạn đến buổi phỏng vấn sớm để có thời gian hít thở, chuẩn bị tâm lý và xem lại vị trí tuyển dụng.
Đến muộn được coi là một trong những tiêu chí đánh giá khá quan trọng của nhà tuyển dụng đối với các ứng viên. Nó sẽ một phần nào đó trả lời cho câu hỏi vì sao bạn bị trượt phỏng vấn. Vậy nên khi đã có lịch hẹn phỏng vấn bạn phải chủ động sắp xếp, đến thật sớm, hãy thể hiện mình là một người có tác phong thật tốt, gây được thiện cảm ngay trong lần đầu tiên nhé.

2. Ăn mặc không phù hợp

Vẻ ngoài và vệ sinh cá nhân là yếu tố đầu tiên được quan tâm khi người phỏng vấn gặp bạn và đó có thể là nguyên nhân quan trọng khiến bạn thất bại. Tùy vào ngành nghề và vị trí ứng tuyển để bạn lựa chọn cho mình một trang phục phù hợp mà thoải mái, lịch sự. Hãy dành thời gian cân nhắc nên chuẩn bị gì trước buổi phỏng vấn. Như vậy bạn sẽ không bị lúng túng, quá trình chuẩn bị cũng tốt hơn. Để cho buổi phỏng vấn trở nên có hiệu quả, đừng quên dành thời gian và công sức nhé.

3. Cư xử không "đẹp"

Rõ ràng là bất cứ nhà tuyển dụng nào cũng muốn tuyển nhân viên có thái độ tích cực. Trong buổi phỏng vấn, có một số thói quen cần tránh để tăng cả khả năng bạn trúng tuyển, bao gồm tư thế ngồi không ngay ngắn, nhai kẹo cao su hay để điện thoại ra ngoài, không tắt hoặc để điện thoại im lặng. Hãy tỏ ra lịch sự và tôn trọng họ giống như cách bạn muốn họ cư xử với mình.

4. Không biết gì về công ty

Nếu đến tận khi phỏng vấn bạn vẫn không có thông tin gì về công ty, người phỏng vấn sẽ cho rằng bạn không quan tâm đến công ty cũng như vị trí tuyển dụng. Tối thiểu bạn cũng cần biết sứ mệnh của công ty là gì, giá trị cốt lõi của họ ra sao, nắm rõ phần mô tả công việc và các kỹ năng cần có cho vị trí ứng tuyển. Ngoài ra, bạn nên lập một danh sách đưa ra các lý do tại sao bạn lại phù hợp với công ty hoặc muốn trở thành nhân viên của họ. Vậy nên trước khi cân nhắc quyết định nộp Cv xin việc vào bất cứ một vị trí nào, bạn hãy tìm hiểu kỹ càng về công ty đó nhé, về lĩnh vực hoạt động kinh doanh, tìm hiểu về cơ cấu, tổ chức...

5. Ngáp

Ngáp hoặc không chú ý khiến người khác thấy bạn giống như rất mệt mỏi và bị bắt buộc phải đến phỏng vấn vậy. Dù cho đây không phải buổi phỏng vấn duy nhất của bạn trong vài ngày này thì cũng nên tỏ ra chuyên nghiệp và tạo ấn tượng tốt với người đối diện.
vi sao phong van dau truot day
Những kinh nghiệp giúp bạn có thể hoàn thành tốt buổi phỏng vấn của mình

6. Xem giờ

Hãy sắp xếp lịch biểu để có đủ thời gian cả trước và sau buổi phỏng vấn. Đôi khi phỏng vấn sẽ kéo dài hơn dự kiến, bạn cần đến địa điểm khác, chẳng hạn như phỏng vấn ở công ty khác. Đây là một trong những hành động sai lầm khiến bạn "xôi hỏng bỏng không", người phỏng vấn thấy rằng bạn đang lo lắng muốn rời đi, họ sẽ để bạn đi và không hẹn ngày gặp lại.

7. Nghĩ mình bị xúc phạm

Đôi khi nhà tuyển dụng sẽ khiến bạn khó chịu để xem bạn phản ứng ra sao, vì thế đừng tỏ ra mất bình tĩnh và bất nhã ngay cả khi họ hỏi bạn câu hỏi hóc búa và mang chút khiêu khích. Đừng nghĩ rằng người phỏng vấn đang chĩa mũi nhọn vào bạn vì không ưa bạn, họ chỉ đang kiểm tra khả năng chịu đựng áp lực của bạn thôi.

8. Quá căng thẳng/quá tự phụ

Nhà tuyển dụng biết ứng viên sẽ căng thẳng nhưng cố gắng kiểm soát sự hồi hộp của bản thân vì họ có thể nghĩ rằng bạn không tự tin. Trái lại, quá kiêu căng cũng không bao giờ là tốt, khi tự cho bản thân là tốt nhất, bạn sẽ không bao giờ học hỏi được ưu điểm của người khác.
Những chia sẻ trên đây đã giúp cho bạn hiểu được vì sao đã chuẩn bị rất kỹ mà vẫn trượt phỏng vấn. Khi biết nguyên nhân khiến cho ứng viên mất điểm trong mắt nhà tuyển dụng rồi thì bạn có thể tự mình điều chỉnh để tránh mắc lỗi kịp thời. Hy vọng, những bạn ứng viên đang tìm kiếm việc làm có thể nắm được lý do vì sao phỏng vấn đâu trượt đấy để nhanh chóng có được công việc như mong muốn.
>> Bạn đang muốn có một việc làm tốt, truy cập ngay vào Joboko.com để nhận thông báo tuyển dụng việc làm nhanh nhất nhé.
>> Các mẫu đơn xin việc chuyên nghiệp ở tất cả các ngành đã được Joboko.com chia sẻ rất nhiều, bạn đừng quên tham khảo để hoàn thiện đơn xin việc của mình nhé.