Tổng hợp các KPI cho vị trí Trưởng phòng Hành chính nhân sự

Tổng hợp các KPI cho vị trí Trưởng phòng Hành chính nhân sự

Trưởng phòng Hành chính nhân sự là một trong những vị trí cốt cán của Phòng Hành chính nhân sự – Bộ phận không thể thiếu trong doanh nghiệp. Tuy vậy, khi nhắc đến KPI cho vị trí Trưởng phòng Hành chính nhân sự thì không nhiều người nắm rõ. Vậy trên thực tế, KPI cho vị trí này có gì đặc biệt, hãy theo dõi bài viết dưới đây để có thể có được câu trả lời nhé.

KPI cho vị trí Trưởng phòng Hành chính nhân sự mảng Hành chính

KPI cho vị trí Trưởng phòng Hành chính nhân sự mảng Hành chính

KPI cho vị trí Trưởng phòng Hành chính nhân sự mảng Hành chính

Công việc chính của Trưởng phòng Hành chính nhân sự chủ yếu xoay quanh 2 mảng chính là Hành chính và nhân sự. Với mảng Hành chính, KPI cho vị trí Trưởng phòng Hành chính nhân sự đặt ra bao gồm:

KPI mức thu nhập trung bình

Với KPI mức thu nhập trung bình, Trưởng phòng Hành chính nhân sự cần nghiên cứu và thống kê mức thu nhập trung bình của doanh nghiệp theo từng tháng. Từ số liệu có được, họ sẽ tiếp tục nghiên cứu, đối chiếu với mặt bằng chung các doanh nghiệp cùng quy mô. Tiếp đến, Trưởng phòng Hành chính nhân sự sẽ đưa ra các giải pháp để cải thiện số liệu hiện có của doanh nghiệp.

KPI mức thu nhập theo chức danh

Đầu mỗi tháng, Trưởng phòng Hành chính nhân sự sẽ giao nhiệm vụ cho nhân viên trong phòng lập bảng số liệu thống kê lương của từng bộ phận doanh nghiệp. Với những số liệu thu được, Trưởng phòng tiếp tục so sánh, đối chiếu với chức danh tương tự tại các công ty cùng lĩnh vực, đối thủ cạnh tranh,… để đưa ra những đề xuất điều chỉnh phù hợp nhằm giữ chân nhân tài.

👉 Xem thêm: Mô tả công việc Trưởng phòng hành chính

VIỆC LÀM CHUYÊN GIA TỔ CHỨC NHÂN SỰ

KPI tỷ lệ chi phí lương

KPI tỷ lệ chi phí lương

KPI tỷ lệ chi phí lương

Kết thúc mỗi kỳ tính lương, Trưởng phòng Hành chính nhân sự luôn phải tổng hợp mức chi cho lương, mức chi cho các hạng mục khác, tổng doanh thu công ty,… Từ các số liệu thống kê đó, cần đưa ra được giải pháp cân đối mức chi cho lương với doanh thu và các hạng mục khác.

KPI cho vị trí Trưởng phòng Hành chính nhân sự mảng Nhân sự

Bên cạnh các KPI về Hành chính, Hành chính nhân sự còn kiêm nhiệm thêm cả công việc liên quan đến Nhân sự. Theo đó, KPI mảng này sẽ có cách tính riêng với:

KPI tỷ lệ ứng viên đạt yêu cầu

Ứng viên chắc hẳn là cụm từ không còn xa lạ với những người đã và đang làm việc trong ngành Nhân sự. Theo đó, ứng viên thường được xem như một loại KPI phổ biến nhất mà các phòng ban, bộ phận,… giao cho nhân viên tuyển dụng, nhân sự.

Tuy nhiên, với vị trí Trưởng phòng Hành chính nhân sự thì mức KPI lại được tính ở mức phức tạp hơn. Cụ thể, nếu như nhân viên hành chính nhân sự thông thường chỉ cần đạt số lượng ứng viên theo yêu cầu là đạt KPI thì Trưởng phòng Hành chính nhân sự lại khác. Trên thực tế, số lượng ứng viên với họ không quan trọng bằng tỷ lệ ứng viên đạt yêu cầu.

Tỷ lệ này thường được tính dựa trên số ứng viên đạt chuẩn và tổng số ứng viên tham gia ứng tuyển trong các kỳ tuyển dụng. Và tỷ lệ này càng cao tức là Trưởng phòng Hành chính nhân sự đã làm tốt nhiệm vụ của mình. 

👉 Xem thêm: Phòng Hành chính Nhân sự là gì? Chức năng, nhiệm vụ của phòng

KPI cho vị trí Trưởng phòng Hành chính nhân sự mảng Nhân sự

KPI cho vị trí Trưởng phòng Hành chính nhân sự mảng Nhân sự

KPI quảng cáo tuyển dụng

Mỗi đợt tuyển dụng quan trọng của doanh nghiệp sẽ rất cần chiến dịch quảng cáo. Sau các chiến dịch này, số lượng CV thu về sẽ được lấy làm căn cứ tính KPI. Cùng với đó, KPI tính theo phương pháp này cũng sẽ khắt khe hơn so với các nhân viên nhân sự khi tuyển tuyển dụng. Cụ thể, Trưởng phòng Hành chính nhân sự cũng phải chịu trách nhiệm về kinh phí bỏ ra cho chiến dịch quảng cáo tuyển dụng. Ví dụ như để thu về một CV tốt, bạn đã phải bỏ ra số tiền quảng cáo là bao nhiêu.

Số CV thu được sau các chiến dịch quảng cáo là căn cứ tính KPI cho Trưởng phòng Hành chính nhân sự

KPI thời gian tuyển dụng

Tính cấp thiết trong tuyển dụng là yếu tố đặc biệt quan trọng. Vì vậy, nó đã được đưa vào làm KPI cho Trưởng phòng Hành chính nhân sự. KPI này được tính theo thời gian cho phép hoàn thành các đợt tuyển dụng. Ví dụ, Công ty giao KPI cho Trưởng phòng Hành chính nhân sự cần hoàn thành chỉ tiêu tuyển dụng 3 nhân sự Content Marketing cho phòng Marketing từ này 1 – 15/12/2021. Theo đó, nếu như đến hạn là ngày 15, số lượng tuyển đủ 3 nhân sự Content Marketing thì Trưởng phòng Hành chính nhân sự đạt đủ KPI. Ngược lại, nếu đến ngày 15, Trưởng phòng không tuyển được, hoặc tuyển được 1 hoặc 2 nhân viên Content thì không đạt KPI. 

KPI thời gian tuyển dụng

KPI thời gian tuyển dụng

Hy vọng các thông tin chia sẻ về KPI cho vị trí Trưởng phòng Hành chính nhân sự trong bài viết có thể hữu ích với bạn. Nếu có thắc mắc hoặc chia sẻ liên quan, bạn có thể để lại trong phần bình luận phía dưới. Và đừng quên chia sẻ bài viết, theo dõi chúng tôi hoặc đăng ký RaoXYZ để không bỏ lỡ các công việc hấp dẫn nhé.

👉 Xem thêm: KPI nhân sự là gì? Xây dựng KPI nhân sự dựa trên những chỉ số nào?