[Tổng hợp] 6 cấp độ đánh giá ứng viên của nhà tuyển dụng

[Tổng hợp] 6 cấp độ đánh giá ứng viên của nhà tuyển dụng

Tìm kiếm, lựa chọn được ứng viên phù hợp, đáp ứng các yêu cầu công việc là điều không dễ dàng với các nhà tuyển dụng. Đặc biệt, với các vị trí cần kinh nghiệm, kiến thức cao thì buộc họ phải đánh giá theo các tiêu chí khác nhau, từ đó đưa ra quyết định đúng đắn nhất. Vậy các cấp độ đánh giá ứng viên của nhà tuyển dụng là gì? Cùng khám phá ngay qua bài viết dưới đây của RaoXYZ nhé.

Đánh giá ứng viên qua các cấp độ – phương pháp tuyển dụng hiệu quả cho doanh nghiệp

Hiện nay, nhu cầu tuyển dụng nhân sự trong các doanh nghiệp ngày càng gia tăng mạnh mẽ. Tuy nhiên, việc tuyển dụng ồ ạt này sẽ dễ dẫn đến tình trạng qua loa, ứng viên thiếu chất lượng và không đảm bảo được yêu cầu đặt ra. Vậy làm sao để giải quyết được vấn đề này?

Đánh giá ứng viên qua các cấp độ - phương pháp tuyển dụng hiệu quả

Đánh giá ứng viên qua các cấp độ – phương pháp tuyển dụng hiệu quả

Theo chia sẻ từ chị Nguyễn Thái Hà – một chuyên viên có kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực tuyển dụng thì để chọn lựa được những nhân tài xuất sắc, tiềm năng cho doanh nghiệp, chúng ta cần phải tiến hành đánh giá kỹ lưỡng qua từng cấp độ, tiêu chí khác nhau. Tuyển một nhân viên không chỉ dựa trên kinh nghiệm họ có được mà còn cần xem xét rất nhiều yếu tố liên quan khác như là kỹ năng, trình độ, khả năng ứng xử, tính cách con người, phong cách làm việc,… Đây là phương pháp đánh giá khá hiệu quả, hiện đang được áp dụng ở nhiều đơn vị bởi những lợi ích sau:

  • Thứ nhất, nhà tuyển dụng nắm bắt được những thông tin quan trọng về ứng viên.
  • Thứ hai, qua các cấp độ đánh giá, nhà tuyển dụng sẽ thấy được khả năng đáp ứng công việc của ứng viên như thế nào, mức độ phù hợp ra sao?
  • Thứ ba, nhà tuyển dụng có thể hiểu về tính cách ứng viên cũng như mục tiêu phát triển của họ trong công việc.

👉 Xem thêm: Bảng đánh giá ứng viên sau phỏng vấn – Chìa khóa của HR

6 cấp độ đánh giá ứng viên của nhà tuyển dụng

Trong quá trình đánh giá ứng viên, thông thường các nhà tuyển dụng sẽ đều triển khai theo 6 cấp độ như sau:

VIỆC LÀM CHUYÊN GIA TỔ CHỨC NHÂN SỰ

#Cấp độ 1: Khả năng ghi nhớ – Remembering

Đối với cấp độ này, ứng viên khi được hỏi sẽ chỉ trả lời theo dạng nhắc lại các thông tin, kiến thức một cách rập khuôn và lý thuyết. 

Cấp độ 1: Khả năng ghi nhớ - Remembering

Khả năng ghi nhớ – Remembering

Ví dụ như khi nhà tuyển dụng hỏi một câu: “Bạn hiểu như thế nào là một bài viết chuẩn seo?” thì ứng viên sẽ chỉ trả lời chung chung kiểu “Em nghĩ bài viết chuẩn seo là viết nhằm tối ưu từ khóa trên công cụ tìm kiếm”.

Thực tế, việc đưa ra câu trả lời như vậy không sai nhưng nó chỉ dừng lại ở việc ghi nhớ chứ chưa thể hiện được năng lực, điểm đặc biệt của ứng viên.

#Cấp độ 2: Khả năng hiểu biết – Understanding

Đến cấp độ thứ hai, nhà tuyển dụng sẽ đánh giá về sự hiểu biết của ứng viên với vấn đề được đặt ra. Khi họ đặt một câu hỏi, họ sẽ mong muốn ứng viên diễn đạt được thông tin, kiến thức theo ý hiểu của riêng mình.

Ví dụ với câu hỏi “Bạn nghĩ sao khi liên kết các công ty với trường học để tuyển dụng?” thì ứng viên hiểu biết sẽ trả lời sâu hơn như “Em thấy sinh viên là nguồn cung ứng rất đông đảo, dồi dào của thị trường lao động. Do đó, việc triển khai phương án này sẽ khá hiệu quả, là một cách để đánh thẳng vào ứng viên tiềm năng cho các doanh nghiệp”.

👉 Xem thêm: [Trả lời câu hỏi] Nhà tuyển dụng chọn thái độ hay trình độ ứng viên?

#Cấp độ 3: Khả năng vận dụng – Applying

Cấp độ 3: Khả năng vận dụng - Applying

Khả năng vận dụng – Applying

Lên đến cấp độ thứ 3, nhà tuyển dụng sẽ đánh giá ứng viên ở khả năng sử dụng thông tin, chuyển đổi các kiến thức học được từ dạng này sang dạng khác. Tức là bên cạnh việc học thuộc lý thuyết, ứng viên còn phải biết thực hành, vận dụng vào thực tế, đưa chúng vào hoàn cảnh mới.

Ví dụ, với câu hỏi phỏng vấn là “Nếu có 100 triệu, em sẽ chuẩn bị tổ chức 1 sự kiện giải trí dành cho sinh viên như thế nào?” thì các ứng viên sẽ cần phải vẽ ra được kế hoạch, cách sử dụng ngân sách trên cho hoạt động của riêng mình trong hoàn cảnh xác định.

#Cấp độ 4: Khả năng phân tích – Analysing

Phân tích tức là chúng ta sẽ cần phải đi sâu vào một vấn đề cụ thể nào đó. Ứng viên đạt cấp độ này sẽ cần có khả năng chia thông tin, các nội dung thành từng phần nhỏ, biết cách phân biệt, phát hiện chi tiết để xử lý tốt các vấn đề. Bởi đối với một số vị trí công việc như Marketing hay nghiên cứu, nếu chỉ đánh giá bề nổi, không tiếp cận chi tiết thì sẽ không thể đạt được hiệu quả cao. 

#Cấp độ 5: Khả năng đánh giá – Evaluating

Cấp độ 5: Khả năng đánh giá - Evaluating

Khả năng đánh giá – Evaluating

Nhà tuyển dụng thường đánh giá ứng viên ở cấp độ này thông qua khả năng sử dụng các thông tin, kiến thức một cách linh hoạt. Điều đó có nghĩa là các bạn sẽ phải dựa vào từng tiêu chí, tình huống gặp phải để “tùy cơ ứng biến”, xử lý vấn đề một cách tốt nhất. Bên cạnh đó, các bạn còn cần phải giải thích, lập luận, chứng minh được tại sao mình lại có những suy nghĩ, hành động và quyết định như vậy.

👉 Xem thêm: 5 tiêu chí đánh giá Video CV để tìm kiếm ứng viên tiềm năng cho doanh nghiệp

#Cấp độ 6: Khả năng sáng tạo – Creating

Cấp độ cao nhất nhà tuyển dụng đánh giá ở ứng viên chính là sự sáng tạo. Ứng viên đạt đến cấp độ này sẽ có khả năng tạo ra được kiến thức, tạo ra điều mới mẻ, độc đáo dựa trên những gì mình đã được đào tạo.

Như vậy, để chọn được một ứng viên xuất sắc, phù hợp với vị trí việc làm không phải là điều đơn giản với các nhà tuyển dụng. Có những bạn tốt nghiệp loại giỏi, thành tích cao nhưng lại trượt phỏng vấn vì chỉ mới dừng lại ở cấp độ 1 hoặc 2. Ngược lại, một số ứng viên dù chỉ xin việc với tấm bằng khá nhưng lại trùng tuyển nhờ kinh nghiệm dày dặn, có đầu óc tư duy tốt, chứng minh được khả năng ở cấp độ 5, 6.

Khả năng sáng tạo - Creating

Khả năng sáng tạo – Creating

Trên đây là tổng hợp 6 cấp độ đánh giá ứng viên của nhà tuyển dụng. Hy vọng những thông tin này sẽ giúp các bạn trẻ hiểu rõ được điều gì cần thiết khi đi xin việc, từ đó trau dồi, rèn luyện để đạt đến cấp độ cao nhất nhé.