Tăng lương như thế nào là hợp lý - bài toán khó của doanh nghiệp

Tăng lương như thế nào là hợp lý - bài toán khó của doanh nghiệp

Vấn đề tăng lương luôn nhận được rất nhiều sự quan tâm của người lao động hiện nay. Bởi nó không những là động lực mà còn giúp họ trang trải cuộc sống, thêm phần ổn định. Tuy nhiên, tăng lương cũng là một là một bài toán khó của doanh nghiệp. Vậy tăng lương như thế nào là hợp lý? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu bài viết dưới đây để có câu trả lời.

Tăng lương cho nhân viên như thế nào để đảm bảo hợp lý?

Cần tăng lương đồng loạt cho toàn nhân viên

Cần tăng lương đồng loạt cho toàn nhân viên

Cần tăng lương đồng loạt cho toàn nhân viên

Tăng lương là nhu cầu thiết yếu của mỗi một nhân viên, đồng thời nó cũng là động lực giúp họ tận tụy với công việc hơn. Trên thực tế, việc chủ doanh nghiệp tăng lương đồng loạt cho nhân viên là cách ít gây ra xung đột nhất cho mọi người.

Thế nhưng cách này sẽ không tạo ra nhiều động lực, thậm chí còn khiến một số cá nhân cảm thấy không xứng đáng, phù hợp. Đây chính là một trong nhiều nguyên nhân dẫn đến bất công, không thỏa mãn và giảm năng suất làm việc.

Bên cạnh đó, nếu như đề xuất tăng lương căn cứ theo tỷ lệ % thì vấn đề như trên sẽ tiếp tục xuất hiện. Bởi lẽ cơ sở cho điều này là mức lương hiện có. Chính vì thế sẽ khiến cho người có năng suất làm việc kém hiệu quả hoặc nhân viên mới được lợi hơn nhiều so với người có thực lực.

👉 Xem thêm: [Giải đáp] Công ty có phải bắt buộc tăng lương hàng năm không?

VIỆC LÀM CHUYÊN GIA TỔ CHỨC NHÂN SỰ

Tăng lương định kỳ cho nhân viên

Tăng lương định kỳ cho nhân viên

Tăng lương định kỳ cho nhân viên

Cách tiếp theo mà người lãnh đạo có thể áp dụng đó là tăng lương định kỳ theo hợp đồng. Thông thường khi ký kết bản hợp đồng chính thức sẽ có điều khoản tăng lương sau 6 tháng hoặc 1 năm. Dựa vào mốc thời gian đó mà doanh nghiệp có thể nâng lương của nhân viên mà không cần lo lắng vấn đề đố kỵ, không thỏa mãn.

Tuy nhiên, chủ doanh nghiệp cũng cần xây dựng những quy chuẩn chung trong vấn đề tăng lương định kỳ. Nếu không sẽ có những nhân viên chỉ chăm chăm nhìn vào thời gian mà không quan tâm đến kết quả, hiệu suất công việc.

Thường xuyên kiểm tra mức lương hàng năm

Thường xuyên kiểm tra mức lương hàng năm

Thường xuyên kiểm tra mức lương hàng năm

Để cho mức lương trong doanh nghiệp luôn được cập nhật thường xuyên và có tính cạnh tranh cao, nhà tuyển dụng phải lập kế hoạch xem xét định kỳ. Thế nhưng trong thời gian bao lâu cần phải xem xét lại? Chúng tôi sẽ gợi ý cho bạn một vài thời điểm sau:

  • Thứ nhất, xem lại các mức lương đều đặn hàng năm. Tuy nhiên việc xem xét lại không cần thực hiện quá phức tạp. Chủ doanh nghiệp chỉ cần coi đây là một công việc đơn giản, có thể nhờ sự giúp đỡ từ luật sư hoặc người có chuyên môn xem mức lương đó đã phù hợp chưa? Hay doanh nghiệp có thể thực hiện một cách đơn giản hơn đó là lấy dữ liệu của một bên khác để so sánh với công ty mình. Từ đó bạn sẽ rút ra được mức lương hiện tại của công ty là phù hợp hay không?
  • Thứ hai, xem xét phúc lợi, đãi ngộ mà nhân viên nhận được sau khi ký kết hợp đồng chính thức. Doanh nghiệp cần phải cân nhắc xem mức đóng bảo hiểm có phù hợp hay không? Trong trường hợp mức đóng bảo hiểm thấp, nên cân nhắc các khoản trợ cấp tăng lên hoặc bổ sung thêm. Ngược lại nếu như mức đóng của công ty đang cao thì có thể cắt giảm bớt. Bởi lẽ nhân viên cũng không cần tất cả bảo hiểm mà công ty trả.

👉 Xem thêm: Làm thế nào để đàm phán tăng lương thành công?

Tăng lương cần rõ ràng và công khai

Đối với hệ thống lương, thưởng đặc biệt là tăng lương doanh nghiệp luôn phải công khai rõ ràng với nhân viên. Cần phải cho toàn bộ nhân viên thấy rằng sự cố gắng, hiệu quả công việc tốt sẽ được đền đáp xứng đáng. Doanh nghiệp cũng có thể xây dựng một bảng tiêu chuẩn để đánh giá chất lượng công việc, thái độ, giá trị đem lại cho công ty.

Tăng lương có cần làm lại hợp đồng lao động?

Tăng lương có cần làm lại hợp đồng lao động?

Tăng lương có cần làm lại hợp đồng lao động?

Có rất nhiều người đang thắc mắc rằng, sau khi tăng lương có phải làm lại hợp đồng lao động mới hay không? Trong những trường hợp này, doanh nghiệp không cần ký kết lại hợp đồng mới với nhân viên mà chỉ cần thêm vào các điều khoản, phụ lục hợp đồng. Bởi lẽ, phụ lục là một bộ phận của hợp đồng và có hiệu lực như hợp đồng.

Đây chính là một cách để giảm bớt thời gian, công sức và thủ tục cho các doanh nghiệp.

Có thể thấy, việc tăng lương luôn là vấn đề “đau đầu” nhất của người lãnh đạo công ty. Họ cần phải chứng minh cho toàn bộ nhân viên thấy việc tăng lương là hoàn toàn xứng đáng, phù hợp. Hy vọng với bài viết trên đây bạn đã có câu trả lời cho câu hỏi tăng lương như thế nào là hợp lý?

👉 Xem thêm: Thăng chức nhưng không tăng lương thì phải làm sao?