Tại sao nhân viên thường kháng cự lại sự thay đổi trong tổ chức?

Tại sao nhân viên thường kháng cự lại sự thay đổi trong tổ chức?

Sự thay đổi trong tổ chức là một trong những yếu tố quan trọng quyết định sự thành bại và phát triển của doanh nghiệp. Tuy vậy, những biến chuyển dù là nhỏ nhất vẫn có thể nhận lại sự kháng cự của nhân viên. Nguyên nhân đến từ đâu, hãy theo dõi bài viết dưới đây để có thể có được câu trả lời nhé.

Tại sao nhân viên thường kháng cự lại sự thay đổi trong tổ chức?

Tại sao nhân viên thường kháng cự lại sự thay đổi trong tổ chức?

Thói quen cũ bị thay đổi

Thói quen tuy không phải bản năng của con người nhưng lại là thứ khiến cho chúng ta cảm thấy quen thuộc và an toàn. Sự lặp đi lặp lại hàng ngày của những thói quen cũ đôi khi làm cho con người ta sợ hãi những sự thay đổi hay một vài điều mới mẻ. Và đôi khi chẳng cần biết sự thay đổi trong tổ chức lớn đến như thế nào, chỉ cần làm “lỡ” mất một nhịp trong chuỗi công việc hàng ngày đã được lên sẵn “dây cót”, nhân viên sẽ có những kháng cự nhất định. Đó có thể không phải chống đối hay cố tình phá hoại nhưng lại là rào cản với sự thay đổi trong tổ chức cũng như phát triển của doanh nghiệp.

👉 Xem thêm: Văn hoá doanh nghiệp: Tầm quan trọng và cách thức xây dựng

Sợ những thay đổi mới là điều mình chưa biết

Kháng cự sự thay đổi trong tổ chức có thể do vô cùng nhiều lý do khác nhau gây ra. Và sợ hãi khả năng của mình không đủ để đối mặt với những thay đổi mới cũng là lý do phổ biến. Theo đó, với nhiều nhân viên, có thể họ không sợ thay đổi thói quen cũ nhưng lại vô cùng lo lắng nếu những thay đổi đó vượt quá khả năng của bản thân. Kéo theo đó là những lo lắng bị người khác đánh giá, khinh thường cũng như không muốn hợp tác trong công việc. Những điều này đã vô tình trở thành sự kháng cự, chống đối với sự thay đổi trong tổ chức.

Sợ những thay đổi mới là điều mình chưa biết

Sợ những thay đổi mới là điều mình chưa biết

Mục đích thay đổi không rõ ràng hoặc không công bằng

Sự thay đổi trong tổ chức có thể vì nhiều mục đích, lý do khác nhau. Tuy nhiên, cần phải có được sự cân bằng trong lợi ích doanh nghiệp và lợi ích của nhân viên. Do vậy, nếu một doanh nghiệp đề ra những thay đổi bất kỳ với mục đích không rõ ràng hoặc quá nghiêng về bên lợi ích doanh nghiệp thì sự kháng cự của nhân viên là điều không thể tránh khỏi. Kháng cự trong trường hợp này ít mang tính tiêu cực hơn bởi nguyên nhân chính là để bảo vệ quyền lợi bản thân.

VIỆC LÀM CHUYÊN GIA TỔ CHỨC NHÂN SỰ

👉 Xem thêm: Những sai lầm thường mắc trong quy trình đào tạo nhân sự mới

Thay đổi không đem lại bất kỳ giá trị nào

Thay đổi để đem lại những điều mới, những giá trị mới chắc chắn sẽ nhận lại được sự đồng thuận. Tuy vậy, những thay đổi không đem lại bất cứ giá trị nào cho nhân viên, chắc chắn chỉ nhận lại sự kháng cự. Ví dụ về sự thay đổi trong tổ chức không đem lại giá trị cho nhân viên là tăng KPIs, khối lượng công việc phải đảm nhận,… nhưng không đề xuất đến tăng lương hay thưởng hiệu suất nào cả. Trên thực tế, những thay đổi mang tính chất tiêu cực như vậy thường chỉ là cái mác của sự bóc lột chất xám hoặc sức lao động, bạn cần hết sức lưu ý.

Thay đổi không đem lại bất kỳ giá trị nào

Thay đổi không đem lại bất kỳ giá trị nào

Lãnh đạo không có tiếng nói

Thông thường, trong mỗi tổ chức, lãnh đạo sẽ là người đi đầu có nhiệm vụ dẫn dắt, định hướng, cũng như tạo sự gắn kết giữa các thành viên trong cùng một tập thể. Tuy nhiên, nếu một lãnh đạo không có được những phẩm chất tốt đẹp thì sẽ rất khó có được sự đồng thuận của nhân viên khi đưa ra những thay đổi. Nói cách khác, khi làm lãnh đạo, bạn phải là người thực hiện trước, làm tốt rồi mới có quyền yêu cầu người khác làm theo. Ngược lại, nếu bạn không thể thực hiện được chính những quy định, luật lệ hay thay đổi do mình đặt ra thì chắc chắn không thể khiến người khác đồng thuận.

👉 Xem thêm: Lãnh đạo có tâm, nhân viên ắt có tầm – Hiểu điều này thế nào?

Những thay đổi trong tổ chức không phải ý kiến của mình

Sự thay đổi trong tổ chức nếu đến từ một vị lãnh đạo đôi khi còn gây ra những kháng cự không mong muốn nhưng ít nhiều vẫn khiến cấp dưới phải chấp nhận. Vậy bạn nghĩ sao về trường hợp những thay đổi trong tổ chức đến từ đề xuất, đóng góp của đồng nghiệp mình. Theo đó, đa phần mọi người sẽ cho rằng: “Không sao đâu mà” hay “Không ảnh hưởng gì đâu” nhưng thực tế lại khác. Nhiều người sẽ cảm thấy khó chấp nhận khi những người cùng làm việc với mình hàng ngày lại có thể đưa ra ý kiến để thay đổi trong tổ chức và đó là điều không công bằng. Những suy nghĩ tưởng chừng như chỉ là sự đố kỵ giữa nhân viên nhưng lại có thể tạo nên những kháng cự ảnh hưởng vô cùng lớn đến sự phát triển của doanh nghiệp.

Những thay đổi trong tổ chức không phải ý kiến của mình

Những thay đổi trong tổ chức không phải ý kiến của mình

Sự thay đổi trong tổ chức là điều không thể thiếu vì sự phát triển lớn mạnh của mỗi doanh nghiệp. Do vậy, hãy xem xét thật kỹ càng trước, không nên có những kháng cự ngay lập tức bởi điều đó sẽ gây ảnh hưởng đến bản thân bạn trước tiên. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết của chúng tôi.