Sếp và nhân viên: Câu chuyện công sở không của riêng ai

Sếp và nhân viên: Câu chuyện công sở không của riêng ai

Sếp và nhân viên luôn tồn tại 1001 câu chuyện dở khóc dở cười. Vậy làm thế nào để dung hòa mối quan hệ này một cách tốt nhất?

Bạn đã bao giờ cảm thấy chán nản công việc của mình chỉ vì không thể chấp nhận được tính khí khó chịu của sếp? Dù bạn có làm thế nào sếp cũng không “vừa lòng”? Quả thât, sếp và nhân viên luôn tồn tại 1001 câu chuyện dở khóc dở cười. Thế nhưng, là sếp dở hay nhân viên tệ? Hãy tự hỏi bản thân và tìm kiếm hướng giải quyết trong mối quan hệ công sở này thay vì quẩn quanh với sự chán nản.

 

Sếp và nhân viên xảy ra tranh luận là do đâu?

Ông bà ta thường nói “Không có lửa làm sao có khói”. Điều này quả không hề sai bởi mọi chuyện xảy ra đều có những nguyên nhân của nó. Vì thế, khi có một vấn đề nảy sinh giữa bạn và sếp, bạn hãy thử tìm kiếm nguyên nhân. Hãy đặt câu hỏi “Tại sao sếp lại như thế? Mình đã phạm phải sai lầm gì?”…

Thông thường, điều khiến sếp nổi cáu với nhân viên chỉ là khi họ phạm phải những lỗi lầm trong công việc, cách ứng xử hay làm trái những quy định của công ty (đi trễ về sớm, đi làm thiếu tập trung, chỉ mãi nhìn đồng hồ và chờ giờ về nhà,…)

Hãy rà soát lại xem bạn đã phạm phải lỗi sai nào để có thể giải quyết nó tận gốc bạn nhé. Thắt ở đâu, gỡ ở đó. Nếu bạn không biết cách tìm ra nút thắt đó thì rất có thể sẽ có thêm nhiều nút thắt khác được tạo nên.

 

1. Sếp và nhân viên: Câu chuyện về cách ứng xử khi sếp nổi nóng

Sếp nổi giận là một trong những tình huống thường gặp nhất giữa sếp và nhân viên. Vậy trong những tình huống “dầu sôi lửa bỏng” như thế, bạn sẽ làm gì? Chớ “đổ thêm dầu vào lửa” bạn nhé. Hãy thực hiện theo những bước ứng xử khéo léo dưới đây

Không có gì lợi hại hơn lời xin lỗi lúc sếp đang tức giận: 

Hãy để lời xin lỗi là lời nói cửa miệng trong những tình huống tranh luận với sếp. Sếp là người sẽ nắm quyền sinh sát của bạn và tất nhiên, đôi lúc họ có thể nổi giận vô cớ. Tuy nhiên, bạn cứ xin lỗi đi đã, hãy để lời xin lỗi xoa dịu tình huống căng thẳng. Sau đó mới bắt đầu việc giải thích và phân trần.

Lắng nghe lời của sếp một cách chân thành, thiện chí: 

Lúc bạn tức giận, bạn sẽ hạ quả với một người đang có thái độ chân thành lắng nghe hay hạ quả với người xem thường lời nói của bạn? Sếp sẽ tự mình hạ cơn giận dữ khi thấy bạn đang lắng nghe những gì họ nói với thái độ chân tâm. Và điều này cũng giúp sếp suy nghĩ lại và kiềm chế cơn tức giận xuống.

Nắm bắt thời cơ để phân trần: 

Nếu bạn là người có lỗi trong vụ việc đó thì hãy thành khẩn nhận lỗi và đề ra phương án giải quyết. Còn nếu lỗi sai đó không đúng như sếp nói, bạn hãy giải bày trong sự chân thành mong muốn sếp hiểu được mình chứ không nên nói với thái độ “Sếp nói nhiều quá rồi đấy, sếp toàn nói sai, hãy nghe tôi nói đi”.

Để biết được thời điểm nào là tốt nhất để bạn trình bày, giải thích, bạn hãy quan sát gương mặt, thái độ và cử chỉ của sếp. Khi sếp đã ngồi xuống và bình tĩnh hơn thì hãy bắt đầu trình bày mọi thứ.

 

2. Câu chuyện nên làm gì khi sếp ghét bỏ bạn?

Sếp và nhân viên đôi khi cũng tồn tại những khúc mắc và vấn đề không thể nào giải thích được bằng lời nói. Có nhiều cấp trên thường đánh giá nhân viên qua lần đầu gặp mặt hoặc nhìn nhận ở một khía cạnh nào đó rồi đưa ra phán xét không hay. 

Tuy vậy, bạn hoàn toàn có thể cải thiện được điều này và chứng minh với cấp trên bạn là một người khác với những gì họ đã nghĩ. Bạn thông minh và là một nhân viên có năng lực.

Dò xét đồng nghiệp 

“Biết người biết ta, trăm trận trăm thắng”, bạn phải biết được vì đâu sếp lại ghét bỏ bạn thì bạn mới có thể giải quyết triệt để được. Và đồng nghiệp chính là cánh cổng thông tin tốt nhất để bạn khai thác. Bạn hãy dò hỏi ododnfg nghiệp xem sếp có phản ánh gì về bạn với họ không hoặc bạn cũng có thể hỏi họ thấy bạn không tốt ở điểm nào để khắc phục.

Tự xem xét lại bản thân 

“Tiên trách kỷ, hậu trách nhân”, trước khi chỉ chăm chăm rằng sếp ghét bạn, hãy thử xem xét lại bản thân xem mình đã làm đúng mọi thứ chưa và có những sai phạm gì hay không. Liệu cách cư xử của bạn với sếp đã đúng chưa? Bạn có trễ việc hay không?…Hãy xóa bỏ sự ghét bỏ giữa sếp và bạn bằng cách tìm cơ hội nói chuyện với họ với thái độ chân thành và tích cực.

Nâng cao hiệu quả làm việc

Cách chứng minh năng lực tốt nhất không phải là lời nói mà là hành động. Hãy để sếp thấy bạn đang cố gắng để làm tốt công việc và đem lại lợi nhuận cho công ty. Chẳng ai lại đi ghét bỏ một nhân viên chăm chỉ và mang lại lợi ích cho họ cả.

Sếp và nhân viên và những câu chuyện muôn thuở sẽ là hành trang giúp bạn vững bước hơn khi bắt đầu một công việc mới. Chúc bạn thành công khi chinh phục được lòng tin của sếp.

 

— HR Insider —
RaoXYZ – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam