Quy hoạch khu dân cư đại học: Thách thức và cơ hội

Quy hoạch khu dân cư đại học: Thách thức và cơ hội

Quy hoạch khu dân cư đại học là cần thiết để hình thành khu đô thị sáng tạo phía đông. Dựa trên nhưng lợi thế về tính cửa ngõ và cơ sở hạ tầng sẵn có về dịch vụ. Việc quy hoạch khu dân cư đại học để hình thành khu đô thị mới phía đông TPHCM mở ra: Cơ hội về chuyển giao công nghệ, sản xuất tiên tiến; Các dự án đầu tư và các dự án bất động sản tiềm năng; Cơ hội về giao thương và phát triển kinh tế. 

Nội dung bài viết

Quy hoạch khu dân cư đại học: Ý kiến từ chuyên gia

Quy hoạch khu dân cư đại học 4

Quy hoạch khu dân cư đại học được giới chuyên gia đánh giá như thế nào? Sau đây là những ý kiến, phân tích được tổng hợp dựa trên buổi phỏng vấn PGS.TS Nguyễn Minh Hòa. Ông hiện đang là giảng viên cao cấp khoa Đô thị học; Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân Văn – ĐH Quốc gia TP.HCM; Và cũng là Phó Chủ tịch hội quy hoạch và phát triển đô thị TP.HCM.

Sau khi quy hoạch khu dân cư đại học có cần sát nhập với khu công nghệ cao quận 9?

Có ý kiến cho rằng khu đô thị đại học nên được nhìn nhận theo một nghĩa rộng hơn. Không chỉ bao gồm Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh. Khu đô thị sáng tạo mới cần được kết nối với các trường đại học ở Thủ Đức. Kèm theo đó là cộng đồng dân cư lân cận. Mục đích của việc sáp nhập này là để nhằm kiến tạo một cộng đồng dân cư trí thức.

Quy hoạch khu dân cư đại học 1

Đây là một định hướng rất tốt, nhưng hiện nay về cơ bản: Khu đô thị ĐHQG TP.HCM chỉ thực hiện chức năng giáo dục và đào tạo. Trong khi nhiệm vụ của một thành phố sáng tạo bao gồm rất nhiều việc: Tiếp nhận các phát minh, sáng chế trên thế giới; Nghiên cứu và chế tạo, thử nghiệm để ứng dụng vào đời sống; Chuyển giao công nghệ và thương mại hóa. Muốn biến khu đô thị ĐHQG TP.HCM thành khu đô thị sáng tạo: Cần mở rộng những chức năng như nghiên cứu, chế tạo, chuyển giao và thương mại.

Sát nhập khu công nghệ cao quận 9 vào sau khi quy hoạch khu dân cư đại học: Đây là một ý kiến đề xuất đáng được xem xét. Hiện tại, hai khu vực này đang bị chia cắt với nhau bởi xa lộ Hà Nội. Việc sát nhập hai khu lại sẽ tạo nên sự kết nối và có thể cùng nhau chia sẻ cơ sở hạ tầng. Có thể kể đến thư viện số; Phòng thí nghiệm quốc tế với trang thiết bị hiện đại; Trung tâm thể dục thể thao;…

Làm như thế nào để kết nối hạ tầng hai khu vực trên?

Việc kết nối hạ tầng cũng dẫn đến một vấn đề cần cân nhắc

Kết nối cơ sở hạ tầng khu công nghệ cao và ĐHQG cần dựa trên góc độ quy hoạch đô thị. Qua đó, nhân lực ở hai khu vực này có thể cùng hợp tác làm việc với nhau. Việc kết nối hạ tầng có thể thực hiện thông qua việc làm đường trên cao hoặc xây đường hầm. Đây là bước tiến vô cùng quan trọng góp phần làm nên sự phát triển cho khu vực. Tuy nhiên, trước khi thực hiện điều này, có một vấn đề được đặt ra và cần tìm ra giải pháp: Sau khi được liên thông, khu đô thị sáng tạo rất dễ rơi vào tình trạng “ngày sống, đêm chết”. Đây cũng là tình trạng chung của những khu công nghiệp: Ban ngày thì nhộn nhịp nhưng đêm về lại không có ai cả. 

Giải pháp đưa ra cho vấn đề này

Một giải pháp có thể thực hiện là bổ sung các tiện ích dịch vụ và nhà ở. Qua đó có thể biến khu đô thi ĐHQG thành khu dân cư đại học. Nơi đây sẽ bao gồm nhà ở cho các giảng viên, cán bộ giảng dạy, giáo sư,… Ngoài ra cũng nên bổ sung các nhà xưởng và những khu vực làm thực nghiệm. 

Quy hoạch khu dân cư đại học 3

Đây cũng là hướng giải quyết được nhiều quốc gia tiên tiến trên thế giới áp dụng. Những thành phố sáng tạo trên thế giới vẫn có rất đông cư dân. Không đâu xa lạ, những cư dân này chính là người làm việc và kiến tạo nên thành phố. Họ là những chuyên gia, kỹ sư mang theo gia đình đến sinh sống tại nơi mình làm việc. Bởi vậy, người ta xây dựng cả trường tiểu học và trường mầm non.

Chính những cơ sở hạ tầng này nâng tầm khu đô thị sáng tạo, biến nó thành một thành phố. Qua đó tạo bước đà để nó có thể phát triển thành một hạt nhân. Một khu đô thị chỉ có thể được coi là một thành phố phát triển khi mà: Sự tồn tại của nó không bị phụ thuộc vào những khu đô thị và thành phố khác. 

Làm sao để có quỹ đất để xây dựng khu dân cư và nhà ở?

Trên thực tế, khu độ thị ĐHQG vẫn chưa có các quỹ đất dành để xây dựng khu dân cư. Chính vì vậy, cần phải mở rộng chức năng hoạt động của khu đô thị này. Cụ thể là các chức năng kinh tế, dịch vụ và tài chính. Bởi vì hiện nay, đất của ĐHQG không được phép cho thuê và kinh doanh. Trong khi đất trống vẫn còn rất nhiều và hoàn toàn có thể quy hoạch thành khu dân cư.

Cần hoàn thiện cơ sở hạ tầng ra sao để có thể thu hút được dân cư chất lượng cao?

Để quy hoạch khu dân cư đại học thành một thành phố sáng tạo: Với công nghệ cao, cơ sở hạ tầng hiện đại và cộng đồng dân cư trí thức. Trong đó, cộng đồng dân cư trí thức là yếu tố nền tảng và cốt lõi nhất. Bởi đây là những chủ nhân của thành phố và đóng góp để kiến tạo ra nó. Vậy thì, một môi trường sống có những tính chất như thế nào sẽ có thể thu hút được họ?

Các tiêu chí cần chú trọng

Hiện nay, với sự phát triển vượt trội về công nghệ kỹ thuật của thời đại 4.0. Chất lượng sống là thứ được quan tâm và đặt lên hàng đầu. Ngoài ra, lối sống xanh “live green” cũng được đề cao nhằm bảo vệ sức khỏe, môi trường. Vì vậy, quy hoạch khu dân cư đại học cần chú trọng đến: Trồng nhiều cây xanh tạo nên môi trường sống trong lành, thân thiện với sức khỏe; Giảm thiểu lượng phương tiện giao thông nhằm hạn chế tiếng ồn, khói bụi;… 

Nên chú trọng về chất lượng chứ không phải về mặt quy mô

Quy hoạch khu dân cư đại học cần đầu tư theo chiều sâu chứ không phải chiều rộng. Nghĩa là nên tập trung đầu tư sâu, đổ dồn vốn vào nâng cấp chất lượng của cơ sở hạ tầng. Phần hạt nhân cần được tập trung đầu tư là ĐHQG và khu công nghệ cao. Chỉ khi đã hoàn thành việc kiến tạo phần trung tâm hạt nhân của thành phố: Từ đó mới phát triển dần và tỏa ra các khu vực lân cận. Đối với những khu vực xung quanh thì chỉ cần có sự quy hoạch lại sao cho phù hợp. Không cần phải xây sửa quy mô theo kiểu đại công trường. Bởi quận 9 có nhiều khu vực ven sông nên sẽ rất dễ gây nên tình trạng ngập lụt. 

Dự án khu dân cư Đại học Bách Khoa

Tổng quan thông tin về dự án Khu dân cư Đại học Bách Khoa

Quy hoạch khu dân cư đại học

Trường đại học Bách Khoa là một trường Đại học có tiếng tại TP.HCM. Thuộc hệ thống các trường đại học quốc gia. Sơ đồ Đại học Bách Khoa cho thấy đây là ngôi trường có diện tích rộng lớn. 

Dựa theo bản đồ quy hoạch phường phú hữu quận 9: Khu dân cư Đại học Bách Khoa được xây dựng trên đất nền dự án Đại học Bách Khoa. Dự án khu dân cư có quy mô khoảng 200.000m2. Trong đó bao gồm 314 ngôi nhà và 345 biệt thự. Tất cả đều được xây dựng liên kế nhau tạo nên sự chỉn chu trong quy hoạch nhà ở. . Khu dân cư được xây dựng ở một vị trí tuyệt vời, tiếp giáp rạch Bà Hiên và rạch Ông Trì. Vị trí này sẽ tạo cho cư dân một môi trường sống vô cùng thoáng mát, trong lành. 

Cơ sở hạ tầng tại Khu dân cư Đại học Bách Khoa

  • Hệ thống dây điện nổi;
  • Hệ thống phòng cháy chữa cháy đảm bảo an toàn cho toàn bộ cư dân;
  • Hệ thống cấp thoát nước hiện đại và hoạt động hiệu quả;
  • Bãi đậu xe riêng vô cùng tiện lợi cho cư dân;
  • Rất nhiều tiện ích nội khu bảo đảm chất lượng cuộc sống cho người dân: Hồ sinh thái tạo vẻ mỹ quan cho khu vực; Công viên để dạo mát với rất nhiều cây xanh mang lại bầu không khí trong sạch; Trường mẫu giáo và tiểu học cho con em của cư dân sinh sống tại đây. 

Cần làm gì để quy hoạch khu dân cư đại học trở thành thành phố sáng tạo?

Để có thể quy hoạch khu dân cư đại học thành một thành phố sáng tạo: Ta cần thiết lập hệ thống  tiện ích với công nghệ cao; Cơ sở hạ tầng hiện đại, vững chắc và một cộng đồng dân cư trí thức. Trong đó, dân cư chính là yếu tố quyết định trong việc kiến tạo nên một thành phố. Việc làm thế nào để có thể thu hút cộng đồng dân cư tri thức là ưu tiên hàng đầu. 

Giới chuyên gia định hướng như thế nào về quy hoạch khu dân cư đại học?

Sau khi quy hoạch khu dân cư đại học. Người ta có định hướng sát nhập nó và khu công nghệ cao quận 9. Điều này sẽ tạo nên sự thuận tiện trọng giao thông, thương mại. Hai khu vực này được đánh giá là có thể hỗ trợ nhau cùng phát triển. 

Tầm quan trọng của việc quy hoạch khu dân cư Đại học Bách Khoa?

Dự án khu dân cư Đại học Bách Khoa có thể được xem là bước khởi đầu trong kế hoạch: Quy hoạch khu dân cư đại học và kiến tạo khu đô thị sáng tạo phía Đông TP.HCM. 

Cần xin phần đất Dĩ An về TP.HCM để quy hoạch khu dân cư đại học?

Đây là một câu hỏi được đặt ra cho vấn đề quy hoạch khu dân cư đại học. Bởi vì phần diện tích đất của phường Linh Trung chỉ chiếm 120 ha. Trong khi tổng diện tích của khu đô thị Đại học quốc gia TP.HCM là 643,7 ha. Như vậy có nghĩa chưa đến 25% diện tích của khu đô thị là nằm trong địa phận thành phố. 

Hiện nay, khu đô thị Đại học quốc gia chịu sự chỉ đạo và quản lí trực tiếp của Thủ tướng. Nên có thể chấp nhận được việc đơn vị này trú đóng trên phần đất của 2 địa phương. Nhưng việc tiến đến quy hoạch khu dân cư đại học. Đồng thời phát triển khu vực này thành khu đô thị sáng tạo phía đông TP.HCM. Vậy thì khu đô thị Đại học quốc gia sẽ trở thành một hạt nhân trong việc phát triển kinh tế. Và để đạt được hiệu quả phát triển tốt nhất: Phần diện tích trên địa phận Dĩ An cần được sát nhập vào TP.HCM. Điều này sẽ mang lại điều kiện tốt nhất nhằm phát triển nền kinh tế khu vực. 

Xem thêm >>> Giá nhà đất quận 9 có thể tăng mạnh trong năm 2020

Bảo Nghi – Content Writer