​Phỏng vấn ngược là gì? Một số câu phỏng vấn ngược thông minh?

​Phỏng vấn ngược là gì? Một số câu phỏng vấn ngược thông minh?

Vào cuối mỗi buổi phỏng vấn, khi sắp kết thúc những gì mà nhà tuyển dụng đưa ra để kiểm tra năng lực của bạn, họ sẽ hỏi bạn rằng có câu hỏi nào ứng viên muốn hỏi không. Đây là lúc mà nhiều người bối rối bởi không biết ứng viên nên hỏi gì trong buổi phỏng vấn? Khi người tham gia phỏng vấn đặt câu hỏi về những gì mình còn thắc mắc với nhà tuyển dụng, người ta gọi đây là phỏng vấn ngược. Vậy cách đối phó với phỏng vấn ngược cho ứng viên ra sao? phong van nguoc la gi, mot so cau phong van nguoc thong inh
Cách đặt câu hỏi phỏng vấn ngược với nhà tuyển dụng

I. Phỏng vấn ngược là gì?​

Nhà tuyển dụng sử dụng rất nhiều phương pháp khác nhau để có được bức tranh rõ ràng nhất về ứng viên và phỏng vấn ngược là một trong những cách phổ biến nhất.
Hiểu đơn giản, phỏng vấn ngược là hành động đảo ngược vai trò của người phỏng vấn và người được phỏng vấn. Trong đó, nhà tuyển dụng yêu cầu bạn đặt câu hỏi cho họ. Thông thường, họ sẽ đề nghị bằng cách hỏi rằng: "Bạn có câu hỏi nào cho chúng tôi không?". Vậy trả lời thế nào cho khéo? Tham khảo bài viết để biết cách xử lý tình huống thông minh nhé.
Với một số ứng viên, phỏng vấn ngược có thể là một thử thách bất ngờ. Tuy nhiên, đó là cơ hội cho cả người phỏng vấn và người được phỏng vấn. Nó giúp nhà tuyển dụng đánh giá khả năng phản ứng, sự quan tâm của ứng viên đối với vị trí công việc,... trong khi ứng viên có thể tìm hiểu sâu hơn về công ty và tự xác định xem bản thân có muốn làm việc trong môi trường đó không.

II. Cách vượt qua phỏng vấn ngược​

Phỏng vấn ngược thực chất là việc đưa quá trình phỏng vấn lên một cấp độ hoàn toàn mới, khi mà ứng viên được trao cơ hội hỏi nhà tuyển dụng về môi trường họ cung cấp và thậm chí là họ đang nghĩ gì về bạn.
Do đó, để bắt đầu, bạn hãy đặt ra những câu hỏi về công ty, các đồng nghiệp tương lai, môi trường làm việc, văn hoá công ty, cơ hội thăng tiến,... Hãy suy nghĩ và đề cập tới vấn đề bạn quan tâm một cách khéo léo, tự tin, chủ động và ấn tượng, giúp bạn nổi bật hơn so với các ứng viên khác.
Để làm được điều này, bạn cần:
  • Đặt đúng câu hỏi: Không hỏi các vấn đề cá nhân không liên quan tới công việc.
  • Cụ thể hoá câu hỏi: Hãy suy nghĩ tới tất cả các yếu tố liên quan đến công việc bạn ứng tuyển và trong cuộc phỏng vấn ngược, bạn có thể đặt câu hỏi chi tiết, cụ thể. Điều này giúp người phỏng vấn hiểu ý của bạn và đưa ra đáp án phù hợp nhất. Những câu hỏi quá chung chung có thể gây khó hiểu và khó chịu.
  • Thể hiện kiến thức của bạn: Khi chuẩn bị cho buổi phỏng vấn xin việc, bạn hãy nghĩ đến khả năng về cơ hội phỏng vấn ngược. Hãy dành thời gian nghiên cứu về công ty mà bạn ứng tuyển để thu thập những thông tin cần thiết, và đến đúng thời điểm, bạn có thể đặt câu hỏi cho vấn đề bạn quan tâm. Thông qua đó, bạn cũng có thể cho thấy thái độ chuyên nghiệp và kiến thức của mình.
Chẳng hạn, bạn có thể hỏi rằng bạn thấy trên trang web có đề cập đến thành tích vô cùng ấn tượng của công ty trong năm kinh doanh vừa qua, và bạn muốn biết định hướng phát triển tiếp theo của công ty trong năm nay. Nhìn chung, phỏng vấn ngược là kỹ thuật đảo ngược quá trình phỏng vấn, vì vậy, khi bạn suy nghĩ về những câu hỏi hay nhất, hãy ghi nhớ vấn đề trọng tâm. Nhà tuyển dụng quan tâm đến điều gì? Họ mong đợi bạn đặt câu hỏi ra sao?
Bằng cách diễn đạt các câu hỏi của bạn một cách chính xác, bạn sẽ cho người phỏng vấn thấy những gì bạn quan tâm, đồng thời tự mình tìm ra những gì bản thân có thể làm để phát triển tại nơi làm việc đó. phong van nguoc la gi, mot so cau hoi phong van nguoc thong minh
Làm thế nào để đặt câu hỏi phỏng vấn ngược đúng cách?

III. Một số câu hỏi phỏng vấn ngược thông minh

Dưới đây là một số câu hỏi phỏng vấn ngược thông minh mà bạn có thể tham khảo để gây ấn tượng với nhà tuyển dụng:
  • Công ty đánh giá cao nhất phẩm chất nào của ứng viên?
  • Anh/chị có thể cho tôi biết một số điểm chung về văn hoá công ty mình hay không?
  • Công ty và bộ phận [tên bộ phận bạn ứng tuyển] đánh giá, đo lường hiệu suất công việc và đánh giá thành công như thế nào?
  • Anh/chị có thể cho tôi biết về lộ trình thăng tiến ở vị trí này được không? Điều gì sẽ xảy ra nếu sau 6 tháng làm việc, hiệu suất làm việc của tôi vượt kỳ vọng của công ty?
  • Ở vị trí nhà tuyển dụng, anh/chị đánh giá điều gì quan trọng nhất ở vị trí này?
  • Công ty có cung cấp cho nhân viên cơ hội đào tạo, học hỏi và phát triển hay không?
  • Khi nào công ty sẽ thông báo kết quả phỏng vấn?
  • Tôi có liên hệ với ai nếu có thêm câu hỏi, thắc mắc?
  • Anh/chị có thể chia sẻ về định hướng phát triển của công ty trong vòng 5 năm tới không?
  • Thách thức lớn nhất với bộ phận [bộ phận bạn ứng tuyển] hiện nay là gì?
Phỏng vấn ngược không chỉ giúp cho nhà tuyển dụng biết được bạn có phải là ứng viên phù hợp, quan tâm thực sự đến vị trí tuyển dụng hay không mà còn giúp ứng viên cân nhắc, biết thông tin kỹ càng về vị trí mà mình đang phỏng vấn, từ đó đưa ra quyết định đảm nhận công việc hay cảm thấy bản thân không thích hợp. Ngoài các câu hỏi phỏng vấn ngược thì bạn cũng nên biết cách deal lương khi phỏng vấn. Bởi nếu có kỹ năng đàm phán lương tốt, bạn sẽ được hưởng lợi ích lớn cho mình.