Phòng R&D là gì? Vị trí, vai trò của phòng R&D trong doanh nghiệp

Phòng R&D là gì? Vị trí, vai trò của phòng R&D trong doanh nghiệp

Phòng R&D là một trong những bộ phận quan trọng bậc nhất trong cơ cấu và tổ chức của doanh nghiệp. Theo đó, hoạt động của phòng tốt sẽ góp phần lớn vào sự phát triển của doanh nghiệp. Vậy phòng R&D là gì và có vai trò như thế nào với doanh nghiệp? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn có câu trả lời ngay.

Phòng R&D là gì?

Phòng R&D là gì?

Phòng R&D là gì?

R&D là viết tắt của cụm từ Research & Development, được sử dụng để chỉ hoạt động nghiên cứu chuyên sâu, định hướng và phát triển sản phẩm trong doanh nghiệp. Theo đó, những nhân sự có kiến thức, kinh nghiệm về R&D sẽ hoạt động trong cùng một bộ phận có tên gọi là phòng R&D. 

Trên thực tế, phòng R&D có nhiệm vụ nghiên cứu tất cả những yếu tố liên quan đến sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp như tính chất, hiệu quả, khả năng cải tiến,… để đưa ra phương án phát triển phù hợp nhất đáp ứng nhu cầu của các đối tượng khách hàng. Do vậy, nhân sự thuộc quản lý của phòng R&D cũng cần đáp ứng đủ các điều kiện nghiêm ngặt về trình độ, kinh nghiệm và kỹ năng nghiên cứu, phát triển sản phẩm, quy trình, công nghệ.

👉 Xem thêm: Tổng hợp các bộ phận trong công ty, doanh nghiệp

Chức năng và nhiệm vụ của phòng R&D 

Được đánh giá là một trong những phòng ban quan trọng bậc nhất trong sự phát triển của doanh nghiệp, phòng R&D thực hiện các nhiệm vụ tương ứng như sau:

Nghiên cứu & phát triển sản phẩm (Product R&D)

Đối với doanh nghiệp, việc đầu tư, chú trọng vào sản phẩm là yếu tố tiên quyết hàng đầu. Việc này càng cần thiết hơn khi trên thị trường hiện nay, có hàng trăm, hàng ngàn doanh nghiệp cùng cạnh tranh một sản phẩm, dòng sản phẩm. Do vậy, nghiên cứu và phát triển sản phẩm được đánh giá là nhiệm vụ nổi bật của phòng R&D. Bản chất của việc làm này là nghiên cứu tính chất, ưu nhược điểm của sản phẩm,… để đưa ra những thay đổi phù hợp với nhu cầu thực sự của khách hàng.

Nghiên cứu & phát triển công nghệ (Technology R&D)

Chức năng và nhiệm vụ của phòng R&D

Chức năng và nhiệm vụ của phòng R&D

Nghiên cứu, phát triển công nghệ trong doanh nghiệp cũng là nhiệm vụ cần được ưu tiên của phòng R&D. Nói như vậy bởi một sản phẩm, dịch vụ dù có tốt đến đâu mà nằm ngoài xu hướng phát triển công nghệ của thế giới thì cũng sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong việc tiếp cận với người tiêu dùng. Vì vậy, phòng R&D cần đầu tư nhiều thời gian và công sức sao cho áp dụng công nghệ vào sản xuất, phân phối sản phẩm ra thị trường mà không làm mất đi những điểm đặc sắc vốn có của sản phẩm đó.

Nghiên cứu & phát triển bao bì (Packaging R&D)

Có thể nói, bao bì là một trong những yếu tố khiến người tiêu dùng đưa ra quyết định có sở hữu một sản phẩm hay không. Bao bì được thiết kế đẹp mắt, khoa học sẽ dễ dàng tạo thiện cảm với người tiêu dùng hơn. Theo đó, việc nghiên cứu, phát triển bao bì sản phẩm là nhiệm vụ thứ ba cần được chú trọng của đội ngũ nhân sự phòng R&D.

Nghiên cứu & phát triển quy trình (Process R&D)

Ý tưởng về sản phẩm có tốt đến đâu mà quy trình triển khai công nghệ, sản xuất, phục vụ,… không được thực hiện chỉn chu thì cũng rất khó để có hiệu quả tuyệt đối. Do vậy, nghiên cứu và phát triển quy trình cũng cần được thực hiện song song với phát triển sản phẩm, bao bì và công nghệ.

👉 Xem thêm: QC là gì? QC làm việc gì, cần kiến thức ra sao?

Vị trí, vai trò của phòng R&D trong doanh nghiệp

Vị trí, vai trò của phòng R&D trong doanh nghiệp

Vị trí, vai trò của phòng R&D trong doanh nghiệp

Với những nhiệm vụ đặc biệt quan trọng kể trên, phòng R&D giữ một vị trí không thể thay thế trong doanh nghiệp. Có thể điểm qua một vài vai trò quan trọng như sau:

  • Giúp doanh nghiệp lên nhiều ý tưởng mới mẻ phục vụ cho nhu cầu thay đổi từng ngày của khách hàng.
  • Nắm vững các xu hướng công nghệ, tiếp thị,… để cạnh tranh với các đối thủ hoạt động trong cùng ngành, lĩnh vực.
  • Tạo định hướng vững chắc để phát triển sản phẩm.
  • Cải tiến nội địa hóa và công nghệ sản xuất.
  • Chủ động trong các khâu lên ý tưởng, chuẩn bị, tiến hành sản xuất, phân phối, chăm sóc khách hàng,…
  • Tối ưu hóa các chi phí phải đầu tư trong sản xuất và kinh doanh.
  • Tạo lòng tin với khách hàng nhờ những sản phẩm chỉn chu, và phù hợp với xu thế phát triển của công nghệ, đời sống.
  • Thay thế những phương phát sản xuất đã cũ và lỗi thời bằng những quy trình hiện đại, tiên tiến và chất lượng hơn.
  • Tăng giá trị và lợi nhuận cho doanh nghiệp.

👉 Xem thêm: HSE là gì? Công việc chi tiết của nhân viên HSE

Hy vọng các thông tin chia sẻ trong bài viết có thể hữu ích và giúp bạn trả lời câu hỏi: “Phòng R&D là gì?” để có những định hướng đúng đắn trong công việc và cuộc sống. Nếu có những thắc mắc liên quan, bạn có thể để lại câu hỏi ở phần bình luận để được giải đáp trực tiếp. Và đừng quên cập nhật các thông tin bổ ích cũng như theo dõi những vị trí việc làm hấp dẫn tại trang tuyển dụng và ứng dụng di động RaoXYZ nhé.