Nỗi khổ dân văn phòng: Đồng nghiệp đố kỵ, sếp bảo thủ

Nỗi khổ dân văn phòng: Đồng nghiệp đố kỵ, sếp bảo thủ

Đố kỵ là một cảm xúc phức tạp, một phần vì nó không chỉ liên quan đến cách bạn cảm nhận về người khác, mà còn liên quan đến sự bất an sâu sắc của chính bạn. Mặc dù bạn có thể đã vượt qua sự nghi ngờ về bản thân ở lứa tuổi trung học cơ sở từ lâu, nhưng những phiên bản trưởng thành của lòng đố kỵ thường bộc phát ở nơi làm việc.

Tanya Menon, Phó giáo sư về quản lý nguồn nhân lực tại Đại học Kinh doanh Fisher, Đại học Bang Ohio đã phát hiện ra rằng việc ghen tị ở văn phòng (cho dù bạn là người ghen tị hay bị ganh ghét) hay gặp phải sếp bảo thủ đều đi kèm với một cái giá phải trả về tâm lý.Hơn nữa, sự đố kỵ – bảo thủ tại nơi làm việc kìm hãm toàn bộ tổ chức, và thậm chí gây tổn hại cho lợi nhuận. Giảm bớt ghen tị, bảo thủ là một trong những cách mà các công ty có thể tiết kiệm tiền. 

Dưới đây nói về nguyên nhân khiến sự đố kỵ tăng đột biến đối với đồng nghiệp và nhiều sếp bảo thủ, những gì bạn có thể làm với nó khi nó xuất hiện và cách bạn có thể tránh vòng xoáy đi xuống của nó bằng cách thúc đẩy mức độ cạnh tranh và hợp tác lành mạnh trong văn phòng.

Sự xuất hiện dày đặc và phổ biến của việc ghen tị khiến dân văn phòng khổ sở

Người ta ước tính rằng có tới 10% suy nghĩ của chúng ta liên quan đến việc so sánh theo một cách nào đó. Đó thực sự là gốc rễ của sự ghen tị ở nơi làm việc: lý thuyết so sánh xã hội. Ghen tuông vốn dĩ không phải là xấu. Tuy nhiên, điều quan trọng là nhận ra thời điểm nó xảy ra ở nơi làm việc để bạn có thể xử lý nó một cách thích hợp. Sự đố kỵ xảy ra khi có nhận thức về sự bất bình đẳng hoặc khi mọi người cảm thấy cần phải cạnh tranh để giành lấy các nguồn lực.

Ở cấp độ cá nhân, các nghiên cứu đã chỉ ra rằng những người có lòng tự trọng cao hơn có xu hướng sử dụng lòng đố kỵ như một động lực, nhưng nhóm người còn lại sẽ thấy rằng sự đố kỵ là căng thẳng và sẽ tìm cách giảm bớt cảm giác tự ti bằng cách phá hoại các cá nhân khác trong tổ chức. Nhân viên có thể cảm thấy ghen tị nếu họ nghĩ rằng người khác đang được đối xử ưu đãi hơn phần mình. Ví dụ, nếu đồng nghiệp của họ thường xuyên đi ăn trưa với người quản lý (nhưng không có ai khác trong nhóm đi ăn), điều đó có thể dẫn đến sự ghen tị. Hay khi bạn gặp phải những trường hợp mà không biết nên đứng về phía nào, ví dụ như đồng nghiệp của bạn coi thường thành tích của người khác, xem thường ý kiến của họ, hay mỉa mai. Có lẽ là hàng ngàn lý do, khiến văn phòng trở nên lộn xộn, vậy làm thế nào để bạn tránh khỏi tình trạng đó? 

Đầu tiên hãy giữ bình tĩnh, xử lý một cách khôn khéo để giữ lại mối quan hệ hoà giải với mọi người. Bạn không nên đứng về phe nào, hãy đưa ra quan điểm thật khi họ chia sẻ với bạn. Không có đúng hay sai, điều quan trọng là hãy nhìn ở một góc độ khác, sự việc sẽ khác đi, và có cách đưa ra cách giải quyết.

Khó khăn trong việc “Sếp quá bảo thủ”

Nhiều nhân viên cho rằng, tại sao lãnh đạo có tính cách bảo thủ lại có thể đứng trên vị trí đó? Tính bảo thủ ở mỗi cá nhân đều có, chỉ là nhiều hay ít, đặc biệt đối với các sếp, việc bảo thủ có thể thấy hầu hết ở nhiều người. Đây là một trong những vụ khí có lợi nhưng mặt khác nó cũng mang lại hậu quả không tránh khỏi.

Đầu tiên, bảo thủ của sếp thể hiện rõ trong việc trao quyền, hoặc đưa lên kế hoạch tổng quan và nhân viên sẽ thực hiện chuẩn chỉnh theo kế hoạch đó. Một khi kế hoạch được hoàn tất, ít ai có thể thay đổi được chúng. Cụ thể như trong các buổi họp, sếp luôn là người dành giải trong phần nói, việc nhân viên đưa ra quan điểm trái chiều có thể khiến họ bị phản bác thậm tệ. Đôi khi bạn suy nghĩ rằng, bạn nên tin tưởng sếp vì ông ấy là người đã có kinh nghiệm nhiều năm.

Một lối tư duy mở mà đứng vị trí sếp nên nắm rõ, đó là việc lắng nghe, tiếp nhận, tạo thử thách. Bảo thủ ở đúng trường hợp sẽ mang lại hiệu quả hơn sử dụng trong mọi trường hợp. Điều này gây ảnh hưởng trầm trọng đến tâm lý nhân viên và thậm chí cả nhiều mối quan hệ gần gũi. Routin người sáng lập công ty về công nghệ Nin đã thách thức nhân viên của mình rằng: “Nếu cậu có thể chứng minh cách làm của cậu có hiệu quả và nhanh hơn cách làm của tôi, tôi sẽ thưởng cho lớn sau hậu kết quả.”

Vậy làm thế nào để trở nên tốt hơn trong môi trường như vậy? Đây là một câu hỏi khó mà cho đến nay nhiều người vẫn chưa giải đáp được. Nhưng nếu bạn để ý, con người sẽ có khoảng không gian riêng, đây có thể là thời điểm thích hợp để bắt đầu cuộc trò chuyện. 

Điều quan trọng hơn là bạn nên giữ tinh thần lạc quan, không ghen tị, đố kỵ, hay quá bảo thủ trong môi trường làm việc. Điều đó sẽ chỉ mang lại nhiều rắc rối khiến bạn thất vọng hơn về bản thân mình. Khi bạn có tinh thần và năng lượng cao, bạn sẽ không dễ bị gục ngã trước những tình huống khó đỡ từ văn phòng.

>> Xem thêm: Nghỉ việc rồi tìm việc mới hay ngược lại?

— HR Insider—
RaoXYZ 
– Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam