Những tố chất cần có để thành công trong ngành HR là gì?

Những tố chất cần có để thành công trong ngành HR là gì?

Những năm gần đây nhân sự được coi là ngành nghề thu hút nhiều bạn trẻ bởi có mức lương ổn định, nhu cầu tuyển dụng cao. Các doanh nghiệp dù lớn hay nhỏ đều cần có bộ phận nhân sự do đó nhu cầu tuyển dụng ở vị trí này là rất cao. Thế nhưng không phải ai cũng có thể làm việc trong ngành này, để thành công và hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình đòi hỏi bạn cần có những kỹ năng, tố chất phù hợp với ngành. Hãy cùng Blog.RaoXYZ tìm hiểu xem HR là gì cũng như những nhiệm vụ, cơ hội việc làm của ngành và cần những tố chất gì để thành công nhé.

Nội dung bài viết

HR là gì?

Nhiều người băn khoăn không biết HR là gì và HR viết tắt của từ gì? HR là cách viết ngắn gọn của cụm từ tiếng Anh Human Resources. Có thể hiểu là các cá nhân hoặc một bộ phận chịu trách nhiệm các công việc liên quan tới nhân lực của doanh nghiệp. 

HR là gì
HR là gì?

Nhiệm vụ của HR thường có: đào tạo, tuyển dụng, phát triển nguồn nhân lực, trả lương, đảm bảo các gói lợi ích cho nhân viên của doanh nghiệp. Đôi khi HR cũng là bộ phận thực thi các hình thức sa thải, kỷ luật hay chấm dứt hợp đồng với người lao động.

Cơ hội nghề nghiệp ngành HR hiện nay

Vài năm gần đây kinh tế trở nên rất khó khăn, không ít doanh nghiệp buộc phải cắt giảm nhân viên để tồn tại. Thế nhưng có một thực tế dễ thấy là dù khó khăn hay không thì nhu cầu nhân lực vẫn là không thể thiếu với mỗi doanh nghiệp. Hơn nữa đây cũng là giai đoạn thay đổi lao động giúp doanh nghiệp cơ cấu lại, sa thải nhân viên cũng tạo cơ hội việc làm cho các ứng viên đáp ứng tốt yêu cầu của nhà tuyển dụng.

Bộ phận HR có vai trò quan trọng với mỗi doanh nghiệp
Bộ phận HR có vai trò quan trọng với mỗi doanh nghiệp

Các chuyên gia dự báo rằng khủng hoảng kinh tế đã chạm đáy và bắt đầu hồi phục. Điều này cũng mở ra cơ hội việc làm ở nhiều lĩnh vực trong đó có ngành nhân sự. Các doanh nghiệp dù lớn hay nhỏ muốn tuyển dụng được nhân viên xuất sắc đều cần những nhân viên nhân sự có năng lực thay doanh nghiệp  tuyển dụng các vị trí. Bởi vậy chọn học ngành nhân sự ngay hôm nay là đón đầu tương lai.

Điều đó cho thấy dù hiện tại hay tương lai ngành quản trị nhân lực đều cần nguồn cung rất lớn. Hơn nữa nguồn nhân lực của ngành nhân sự ở Việt Nam đến nay vẫn chưa đủ số lượng. Đây cũng chính là cơ hội cho các bạn trẻ đã, đang và sẽ theo ngành quản trị nhân lực. Bạn chỉ cần tìm kiếm trên các trang việc làm có thể thấy nhu cầu tuyển dụng của ngành này là thường xuyên , liên tục với  số lượng lớn.

>>> Xem thêm: Trưởng phòng nhân sự làm gì? Mô tả công việc của HR Manager

Chức năng và nhiệm vụ của bộ phận HR trong doanh nghiệp

Nhiều người chưa hiểu rõ nhân sự là gì cũng như chức năng của bộ phận này. Ở trong mỗi doanh nghiệp, bộ phận HR thường đảm nhận các nhiệm vụ sau đây:

Lập kế hoạch, tuyển dụng nhân sự

Ở nhiệm vụ này phòng nhân sự cần xác định nhu cầu tuyển dụng, viết mô tả công việc, xác định yêu cầu, kỹ năng cần có ở ứng viên, đưa ra ngân sách về lương, sàng lọc, phỏng vấn và chọn ra ứng viên thích hợp nhất.

Đảm nhận nhiệm vụ tuyển dụng các vị trí cho doanh nghiệp
Đảm nhận nhiệm vụ tuyển dụng các vị trí cho doanh nghiệp

Nhiệm vụ này nếu như được thực hiện chính xác, chọn được ứng viên xuất sắc có thể ảnh hưởng rất lớn tới việc giữ  chân nhân viên đồng thời tạo nên lực lượng nguồn cho doanh nghiệp.

Quản lý hồ sơ nhân sự 

Đây cũng là công việc của HR, bộ phân này trực tiếp quản lý, chịu trách nhiệm về hợp đồng của nhân viên, công văn, giấy tờ. Có thể kể tới một số công việc cụ thể của nhiệm vụ này như sau:

  • Quản lý hợp đồng lao động, hồ sơ nhân sự cũng như các giấy tờ khác liên quan
  • Hướng dẫn nhân viên làm hợp đồng lao động, chỉ rõ về các chính sách phúc lợi của doanh nghiệp
  • Thực hiện các chế độ phúc lợi khi nghỉ việc/kết thúc hợp đồng theo quy định
  • Giao nhận, chuyển phát hợp đồng, văn thư, hóa đơn cho công ty, phòng ban lưu trữ, hợp đồng lao động, bằng khen, thủ tục nhận việc/chấm dứt hợp đồng lao động,…

>>> Xem thêm: Trọn bộ kỹ năng tuyển dụng nhân sự cho những HR newbie

Đào tạo, phát triển nguồn nhân lực 

Không ít người không hiểu rõ bộ phận HR là gì cũng như những công việc thường ngày. Một trong số đó là đào tạo và phát triển nguồn nhân lực cho doanh nghiệp. Đây là nhiệm vụ quan trọng giúp giải quyết hiện tượng thiếu hụt kỹ năng. Doanh nghiệp cũng có thể đào tạo giữa các nhân viên, cung cấp cho họ các công cụ củng cố kỹ năng từ đó làm việc hiệu quả hơn.

Là cầu nối giữa nhân viên với lãnh đạo
Là cầu nối giữa nhân viên với lãnh đạo

Doanh nghiệp đầu tư vào nhân lực theo hướng này sẽ thấy cải thiện rõ rệt về hiệu quả. Nhân viên được đánh giá cao và hỗ trợ nhiều cũng sẽ hết mình cống hiến trong công việc.

Duy trì, quản lý hoạt động nguồn nhân lực

Đây cũng là một nhiệm vụ quan trọng của bộ phận HR. Trước tiên bộ phận nhân sự có nhiệm vụ ngăn ngừa, giải quyết những tranh chấp hay vấn đề phát sinh giữa nhân viên với quản lý. Sau đó hỗ trợ, lên kế hoạch, thực thi các chính sách để tạo sự công bằng, nhất quán cho toàn bộ lực lượng lao động.

Mối quan hệ tốt có thể giúp nhân viên  cảm thấy thoải mái hơn. Quan hệ nhân viên là thuật ngữ đề cập tới nỗ lực của doanh nghiệp nhằm tạo ra, duy trì mối quan hệ tích cực của nhân viên với người sử dụng lao động.

Nắm bắt hiệu suất làm việc của nhân viên

Quản lý hiệu suất làm việc giúp bộ phận nhân sự biết được tiến độ và đánh giá thái độ làm việc, hiệu quả làm việc của nhân viên. Có thể đánh giá hiệu suất theo quý, theo năm. Công việc này cũng là cơ hội giao tiếp giữa nhân viên với người quản lý trực tiếp. Qua đó đặt ra các mục tiêu cá nhân cũng như mục tiêu nhóm thích hợp với mục tiêu chiến lược của cả doanh nghiệp.

Giúp mối quan hệ giữa mọi người trong doanh nghiệp thân thiện hơn
Giúp mối quan hệ giữa mọi người trong doanh nghiệp thân thiện hơn

Quá trình quản lý hiệu suất gồm nhiều hoạt động để tạo ra một quy trình quản lý hiệu suất. Trong đó phải kể tới việc lên kế hoạch, đặt ra mục tiêu SMART với các tiêu chí như: đo lường, đạt được, thời hạn của mục tiêu. Đồng thời căn cứ vào kế hoạch phát triển cá nhân để đạt được mục tiêu đề ra, xem xét, đánh giá tiến độ của kế hoạch. Qua đó phát triển, giúp trau dồi các kỹ năng của nhân viên để đạt được mục tiêu của họ.

>>> Xem thêm: Human resource manager là gì và những tố chất cần có của HR manager

Hoạch định nguồn nhân lực

Nhiệm vụ này thể hiện ở việc theo dõi, sắp xếp nhân sự, giới thiệu nhân sự cho những bộ phận còn thiếu hụt. Qua việc đánh giá và thống kê những chỉ số liên quan có thể giúp HR dự báo về nhu cầu nguồn nhân lực trong tương lai. Qua đó nhà quản lý có được biện pháp nâng cao chất lượng làm việc của nhân sự cũng như giải pháp khắc phục ưu, nhược điểm của nhân sự khi làm việc.

Quản lý lương thưởng và phúc lợi

Phòng nhân sự cũng có chức năng quản lý lương thưởng và các chế độ phúc lợi. Chế độ cũng là một trong những yếu tố giúp tạo động lực, giữ chân và thu hút nhân tài hiệu quả. Ngoài việc đưa ra một mức lương hấp dẫn bộ phận nhân sự cũng cần đưa ra một số tiêu chí hay chính sách tăng lương cho nhân viên nhằm tăng hiệu suất làm việc nhanh chóng.

Có thể đảm nhận nhiều vị trí khác nhau
Có thể đảm nhận nhiều vị trí khác nhau

Duy trì văn hóa doanh nghiệp

Với mỗi doanh nghiệp, văn hóa cũng được xem là tài sản quý giá, góp phần tạo ra bản sắc riêng cho doanh nghiệp. Hiểu đơn giản, văn hóa doanh nghiệp cũng chính là niềm tin, giá trị, nét đặc trưng của mỗi doanh nghiệp. Ngoài các nhiệm vụ trên, bộ phận nhân sự còn là người xây dựng, phát triển văn hóa doanh nghiệp, gắn kết nhân sự với lãnh đạo, nhân sự với doanh nghiệp.

Từ các chức năng nhiệm vụ nêu trên có thể thấy bộ phận nhân sự có vai trò quan trọng với mỗi doanh nghiệp, thúc đẩy doanh nghiệp phát triển toàn diện từ con người tới các chiến lược phát triển của doanh nghiệp.

Công việc của HR là gì?

Công việc của HR trong mỗi doanh nghiệp khá đa dạng và phong phú, bao quát nhiều vấn đề. Có lẽ vì vậy không ít người thắc mắc công việc nhân sự gồm những gì? Công việc cụ thể của bộ phận nhân sự gồm có:

Công việc hành chính – nhân sự

Công việc chính của bộ phận hành chính nhân sự là:

  • Quản lý hợp đồng cho nhân viên trong công ty
  • Hướng dẫn nhân viên mới  về các vấn đề như: hợp đồng lao động, tiền lương cũng như các chính sách phúc lợi của công ty
  • Theo dõi, thực hiện chế độ nghỉ việc hoặc hết hạn hợp đồng theo đúng quy định.
  • Làm báo cáo định kỳ, thực hiện một số công việc khác theo chỉ thị của cấp trên.
  • Lên kế hoạch, triển khai việc tuyển dụng, đáp ứng nhu cầu phát triển của doanh nghiệp.
  • Qua các kênh truyền thông đưa tin tuyển dụng đến với các ứng viên tiềm năng
  • Có mối liên kết với nguồn cung ứng nhân lực chất lực từ các trường cao đẳng, đại học, các trường dạy nghề phù hợp với lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp.
  • Đề xuất với cấp trên những ý tưởng giúp nâng cao chất lượng công việc của nhân viên ở công ty và bộ phận nhân sự.
  • Tham gia giải quyết những vấn đề liên quan đến tính pháp lý tuyển dụng

>>> Xem thêm: HR Admin là gì? 1001 câu hỏi về nghề quản trị hành chính nhân sự

Các vấn đề liên quan đến lương thưởng và phúc lợi

Bộ phận nhân sự tiền lương có nhiệm vụ:

  • Tính tiền lương cũng như các chế độ, chính sách phúc lợi liên quan cho nhân viên công ty.
  • Tính thuế thu nhập cá nhân cho những nhân viên có thu nhập đóng thuế đúng quy định của pháp luật
  • Thông báo về các chính sách, quy định về: tài khoản cá nhân, ca làm việc và các chính sách khác của công ty cho nhân viên
  • Triển khai những quyết định về lương, thưởng, các báo cáo có liên quan tới nhân viên
Đảm bảo phúc lợi cho nhân viên trong công ty
Đảm bảo phúc lợi cho nhân viên trong công ty

Tuyển dụng và đào tạo nhân sự

Công việc chính của bộ phận nhân sự đó là:

  • Lập kế hoạch, triển khai đào tạo cho nhân viên giúp nâng cao kỹ năng, kiến thức chuyên môn phục vụ cho công việc
  • Đảm bảo kế hoạch đào tạo diễn ra đúng thời hạn, đạt chất lượng
  • Giám sát và đánh giá chất lượng một số chương trình đào tạo đã thực hiện
  • Đưa ra những giải pháp với mục tiêu nâng cao mặt bằng chung nhân viên, đáp ứng các tiêu chuẩn phát triển của doanh nghiệp.
  • Lên kế hoạch tổ chức những sự kiện liên quan đến đào tạo nhân lực
  • Lập danh sách, chuẩn bị trang thiết bị, cơ sở vật chất cho các sự kiện, chương trình đào tạo nhân sự.
  • Hướng dẫn, đào tạo về các quy định, văn hóa doanh nghiệp cho nhân viên mới.

Một số vị trí phổ biến trong ngành HR  

Nếu lựa chọn ngành HR, sau khi ra trường bạn có thể đảm nhận các vị trí sau đây:

Giám đốc nhân sự – Chief Human Resources Officer

Giám đốc nhân sự cũng chính là vị trí cao nhất của ngành HR. Đó cũng là vị trí giám đốc cao cấp, thực hiện giám sát tất cả các khía cạnh của nguồn nhân lực trong mỗi doanh nghiệp. Giám đốc nhân sự sẽ chịu trách nghiệm trước mỗi chiến định, chiến lược đưa doanh nghiệp phát triển, đi lên. Vị trí này thường xuất hiện ở các doanh nghiệp có quy mô lớn.

Chọn lựa ra những ứng viên xuất sắc cho doanh nghiệp
Chọn lựa ra những ứng viên xuất sắc cho doanh nghiệp

Trưởng phòng nhân sự – HR manager

Trưởng phòng nhân sự là người sẽ lên các kế hoạch, xây dựng và điều phối hoạt động quản trị nhân lực của doanh nghiệp. Họ trực tiếp giám sát công tác tuyển dụng, tham gia với giám đốc về các quyết định. Trưởng phòng nhân sự cũng là người kết nối  giữa lãnh đạo doanh nghiệp với nhân viên cấp dưới.

>>> Xem thêm: HR Manager là gì? Trong CV HR Manager cần có những phần nào?

Quản trị hành chính nhân sự – HR admin

Quản lý hành chính nhân sự là vị trí phụ trách các công việc như: quản lý, sắp xếp hồ sơ nhân viên, cập nhật dữ liệu về nguồn nhân lực của doanh nghiệp, chuẩn bị các tài liệu nhân sự.

Ngoài ra nhân viên của bộ phận này cũng tham gia hỗ trợ chuẩn bị những hoạt động liên quan như hội chợ việc làm hay các buổi hội thảo.

Chuyên viên tuyển dụng – Recruitment Specialist

Vị trí chuyên viên tuyển dụng đảm nhận những công việc liên quan tới công tác tuyển dụng nhân sự của doanh nghiệp. Nhiệm vụ cụ thể là tìm kiếm, tiếp cận các ứng viên tiềm năng, đảm nhận vai trò cầu nối giữa ban lãnh đạo với ứng viên. Đồng thời họ cũng sẽ giám sát cả quá trình tuyển dụng nhân sự.

Đáp ứng nhu cầu về nhân lực ở các thời điểm khác nhau
Đáp ứng nhu cầu về nhân lực ở các thời điểm khác nhau

Chuyên viên đào tạo và phát triển – Training and Development Specialist

Chuyên viên đào tạo và phát triển sẽ là người lên kế hoạch, xây dựng, tổ chức thực hiện các chương trình đào tạo, tập huấn nhằm phát triển kỹ năng, kiến thức của nhân sự tại mỗi doanh nghiệp.

Chuyên viên tiền lương và phúc lợi C&B – Compensations and Benefits Specialist

Chuyên viên tiền lương và phúc lợi có nhiệm vụ đảm bảo lợi ích, giám sát việc quản lý các dữ liệu tiền lương, phúc lợi của nhân viên, đánh giá hiệu suất công việc mỗi năm. Ngoài ra bộ phận này cũng cần cập nhật liên tục các quy định hay luật mới ban hành về những phúc lợi dành cho người lao động.

Tổng hợp những tố chất cần có của HR là gì?

Rất nhiều người đam mê và muốn theo đổi công việc HR, tuy vậy nếu không sở hữu những tố chất cần thiết thì bạn sẽ khó có thể hoàn thành và thành công trong công việc. Vậy cụ thể thì những tố chất cần thiết đối với vị trí HR là gì? Cùng tìm hiểu tại bài viết này nhé.

Giao tiếp tốt

Đây là một tố chất quan trọng của người làm ngành HR, khi bạn có khả năng giao tiếp tốt bạn có thể giúp nhân viên và lãnh đạo của doanh nghiệp giao tiếp dễ dàng hơn. Ở đây bao gồm cả việc giao tiếp bằng văn bản và lời nói. 

Một phần kỹ năng giao tiếp cũng liên quan tới khả năng lắng nghe, kỹ năng đàm phán bởi trong quá trình làm việc ở doanh nghiệp có thể phát sinh các xung đột giữa người lao động. Nếu là một người có khả năng giao tiếp tốt bạn có thể dễ dàng giải quyết vấn đề, tìm ra hướng đi tích  cực nhất.

Một điểm nữa thể hiện bạn giao tiếp tốt đó là luôn nhìn thẳng vào người đối diện đang nói chuyện với mình, đặt ra các câu hỏi ngược lại cho người lao động, tránh ngắt lời khi họ đang nói để thể hiện sự cảm thông với họ.

>>> Xem thêm: HR Executive là gì? Vị trí HR Executive lương có cao không?

Có khả năng quan sát

Trong những tố chất để làm HR, khả năng quan sát cũng đóng vai trò quan trọng. Bởi lẽ việc nhìn nhận, đánh giá người khác cực kỳ quan trọng với một người làm nhân sự. Trong các CV hay đơn xin việc của ứng viên bạn không thể biết được thái độ cũng như tính cách của họ ra sao.

Nếu là người làm nhân sự lâu năm, giàu kinh nghiệm bạn có thể đoán được con người của ứng viên như thế nào chỉ bằng những ánh mắt, cử chỉ trong buổi gặp mặt phỏng vấn. Một HR chuyên nghiệp có thể biết ứng viên đang nói dối hoặc đang “chém gió” về công việc trước đây chỉ dựa vào mũi hay ánh mắt của ứng viên đó.

Luôn chủ động  

Một HR muốn thành công không chỉ phụ trách quản lý con người, bảng chấm công hay khen thưởng cho nhân viên,… Bạn đồng thời cũng chính là cầu nối để thúc đẩy quan hệ giữa nhân viên khăng khít hơn. Qua cách nhìn người của mình, bạn có thể hiểu rõ mỗi nhân viên có sở trường gì, tính cách như thế nào, sở đoảng ra sao. Từ đó liên kết những người có cùng tính cách, chí hướng với nhau. Qua đó hiệu suất công việc cũng cao hơn.

Cần sở hữu nhiều tố chất để thành công ở ngành HR
Cần sở hữu nhiều tố chất để thành công ở ngành HR

Bạn cũng có thể tổ chức các mini game giúp nhân viên vui chơi sau thời gian làm việc căng thẳng. Qua đó mối quan hệ giữa các nhân viên cũng trở nên thân thiết, khăng khít hơn, giúp họ có thêm động lực làm việc, cống hiến.

Giải quyết vấn đề nhanh gọn

Để doanh nghiệp hoạt động thuận lợi bộ phận HR cần đảm bảo các cá nhân có đặc điểm, tính cách, phẩm chất khác nhau làm việc cùng nhau để đạt được các mục tiêu chung. Ngoài ra để hoàn thành nhiệm vụ khác nhau đòi hỏi chuyên viên nhân sự cần có kỹ năng quản lý xung đột, xoa dịu căng thẳng trong các tình huống mâu thuẫn căng thẳng. Hơn nữa bạn cũng cần phải chủ động, linh hoạt khi dàn xếp các vấn đề hay xung đột, mâu thuẫn về tính cách giữa các nhân viên.

Công bằng và kỷ luật

Người làm nhân sự trong doanh nghiệp phải là người đi đầu thực thi đúng những nội quy của công ty. Nói vui một chút giống như Sao đỏ thời chúng ta đi học vậy. Nếu nhân sự không có công bằng, thiên vị ai đó có thể làm cho nội bộ công ty thêm lục đục. Ví dụ như việc đi muộn, những người đi làm muộn sẽ phải nộp phạt ở phòng nhân sự.

Tuy nhiên nếu như HR không công bằng, không nghiêm túc có thể thiên vị và bỏ qua lỗi cho người này nhưng lại kiên quyết phạt người khác. Trường hợp này xảy ra rất nhiều ở một số doanh nghiệp hiện nay. Sự công bằng có thể xuất phát từ quan hệ của nhân viên và HR, ai được lòng HR có thể được thiên vị nhiều hơn và ngược lại.

Người làm nhân sự chuyên nghiệp tuyệt đối sẽ không để hiện tượng này xảy ra. Với những nội quy do công ty đặt ra trước tiên bộ phận nhân sự phải là người tuân thủ nhất, qua đó nhân viên mới lắng nghe và tuân theo được.

Biết lắng nghe

Người làm nhân sự biết lắng nghe sẽ luôn nhìn thẳng vào người nói, đặt ra các câu hỏi và đặc biệt không ngắt lời để thể hiện sự tôn trọng và thông cảm.

Ví dụ có nhân viên nào muốn gặp bạn nói chuyện bạn nên tạm dừng các công việc đang làm dở để tiếp họ. Đừng vừa đánh máy, nhìn chăm chú vào màn hình máy tính vừa nói chuyện với họ, sẽ khiến họ cảm thấy bản thân không được tôn trọng. Hoặc khi cần chia sẻ, góp ý về vấn đề nào đó xảy đến ở doanh nghiệp, góp ý về chính sách phúc lợi, bạn hãy tỏ thái độ thông cảm với họ. Điểm nào tiếp nhận được bạn có thể trình bày với lãnh đạo để đưa ra các chính sách phù hợp hơn.

Do đó biết lắng nghe nhân viên nói chuyện cũng là cách giúp bạn có thêm những ý tưởng, xây dựng doanh nghiệp ngày càng phát triển hơn. Đồng thời giúp bạn hiểu rõ những tâm tư, nguyện vọng của nhân viên.

Kỹ năng tổ chức

Kỹ năng tổ chức cũng rất quan trọng với các chuyên gia nhân sự. Ngoài việc tổ chức, kỹ năng này cũng giúp bạn quản lý tốt thời gian, hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ được giao. Trong một ngày làm việc của mình, Chuyên viên nhân sự phải cân bằng các nhiệm vụ, vấn đề khác nhau từ tuyển dụng tới sa thải nhân viên, giải quyết những vấn đề cá nhân của nhân viên hoặc đưa ra kế hoạch tuyển dụng các vị trí.

Người làm nhân sự cần có khả năng tổ chức, giải quyết nhiều nhiệm vụ và giữ gìn kỷ luật chung. Bởi bạn cũng chính là người lập ra các tiêu chuẩn về đạo đức, hành vi để những người khác làm theo. Các chuyên viên HR cũng cần quản lý tốt deadlines, hoàn thành nhiệm vụ nhanh chóng nhằm đáp ứng nhu cầu của nhân viên và lãnh đạo trong công ty.

Hiểu rõ nhân sự, biết cách giữ chân nhân tài

Một tố chất tiêu biểu mà người làm ngành HR cần đó đó là đánh giá, phát triển khả năng của mỗi nhân viên. Trước hết bạn cần xác định được những tài năng có trong doanh nghiệp của mình.

Từ đó vạch ra những kế hoạch để đánh giá khả năng của nhân viên ở các bộ phận khác nhau. Hãy so sánh xem mức độ làm việc của họ như thế nào? Có ngang bằng nhau hay không? Từ đó bạn mới có thể đưa ra quyết định xem giữ ai, thay thế ai vào vị trí đó.

Tìm việc làm ngành HR ở đâu? 

Ngành HR như đã đề cập bên trên là một ngành có tiềm năng phát triển ở cả hiện tại và tương lai. Theo học ngành này bạn có được những cơ hội việc làm hấp dẫn. Hiện nay do nhu cầu rất nhiều doanh nghiệp tuyển dụng nhân viên nhân sự. Ngoài việc tìm hiểu trên các hội nhóm của các trang mạng xã hội lớn như Facebook bạn có thể tham khảo việc làm  tại các trang web chuyên về việc làm như RaoXYZ.

Tại đây bạn có thể tham khảo các vị trí của ngành HR với những mức lương hấp dẫn khác nhau tùy thuộc vào khả năng, kinh nghiệm của ứng viên. Đặc biệt nhiều người muốn tìm việc làm gần nhà cho thuận tiện đi lại bạn cũng có thể tham khảo và lựa chọn. Các công việc HR được đề cập tại RaoXYZ đều có địa chỉ rõ ràng, yêu cầu với công việc cũng như mức lương tương xứng để bạn dễ dàng nắm được và lựa chọn nếu thấy phù hợp với bản thân.

Như vậy có thể thấy rằng nhân sự là ngành đang được tuyển dụng khá nhiều trong những năm gần đây. Tuy vậy không phải ai cũng có thể theo đuổi ngành này. Sau khi đã hiểu rõ HR là gì cũng như tố chất cần có để trở thành người làm nhân sự thành công. Bạn hãy tự trau dồi và học hỏi thêm để thực hiện đam mê của mình và đạt được những thành công sau này nhé.

Nguồn ảnh: Sưu tầm.