Những nghề nghiệp có nguy cơ cao nhiễm độc chì

Những nghề nghiệp có nguy cơ cao nhiễm độc chì

Tôi làm thợ cơ khí sản xuất ôtô. Xin hỏi bác sĩ công việc này của tôi có nguy cơ cao nhiễm độc chì không?

Tôi làm thợ cơ khí sản xuất ôtô. Xin hỏi bác sĩ công việc này của tôi có nguy cơ cao nhiễm độc chì không?

Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai

Ngộ độc chì nguy hiểm, đặc biệt với sự phát triển của trẻ em. Ở nước ta, ngộ độc chì vẫn đang xảy ra, đặc biệt do các thuốc cam chứa chì và việc sản xuất, tái chế, sửa chữa ắc quy không an toàn.

Bạn có thế tiếp xúc với chì qua môi trường (sơn có chì, đất ô nhiễm, hệ thống ống dẫn nước bằng chì, đồ nấu ăn bằng chì...); thuốc, thực phẩm; trong lao động; tiếp xúc do hoạt động giải trí và sở thích (đồ chơi, trang sức, vẽ tranh...); nguồn khác (chế phẩm bổ sung dinh dưỡng, pin có chì, đạn chì còn lại trên cơ thể, nghiện ma túy...).

Theo đó, công việc thợ cơ khí sản xuất ô tô của bạn nằm trong nhóm nghề nghiệp nguy cơ nhiễm độc chì trung bình.

Nhóm người có nguy cơ cao:

- Sửa chữa bộ tản nhiệt động cơ

- Sản xuất thuỷ tinh

- Hướng dẫn tập bắn, thu gom đạn

- Nung, nấu chì, tinh chế chì

- Đúc, cắt chì (bao gồm các công nhân xây dựng sửa chữa cầu và đường cao tốc)

- Sơn, công nhân xây dựng (làm việc với cát, cạo sơn, phun sơn chì, phá huỷ các công trình có sơn chì)

- Sản xuất nhựa polyvinyl chloride

- Phá, dỡ bỏ tàu

- Sản xuất, sửa chữa và tái sử dụng ắc quy

Nhóm có nguy cơ trung bình:

- Công nhân và thợ cơ khí sản xuất ô tô

- Thợ tráng men

- Thổi thuỷ tinh

- Thợ sửa chữa ống nước

- Tráng men sứ

- Sửa chữa tàu

- Sản xuất đạn

- Thợ hàn

- Làm khuôn chữ để in

- Công nhân làm việc với cáp và dây điện.

Nhóm nguy cơ thấp:

- Sản xuất thiết bị điện

- Thợ kim hoàn

- Lắp ống nước

- Thợ in

- Sản xuất cao su

- Cảnh sát giao thông, lái taxi, công nhân sửa xe, gác thu lệ phí đường, bán xăng dầu (hít khói xăng dầu có chì)

Độc giả Mạnh Tuấn