Những Mẫu Nhà Lắp Ghép Siêu đẹp Chỉ Từ 10 đến 300 Triệu đồng

Những Mẫu Nhà Lắp Ghép Siêu đẹp Chỉ Từ 10 đến 300 Triệu đồng

Đôi nét về nhà lắp ghép

Nhà lắp ghép là gì?

Hiểu đơn giản nhà ghép là những công trình nhà ở được làm từ những vật liệu xây dựng nhẹ. Ví dụ như những tấm xi măng smartboard được ghép lại với nhau dựa trên khung xương bằng thép để tạo nên sự chắc chắn cho ngôi nhà. 

Với thiết kế đẹp, tỉ mỉ trong từng chi tiết, độ bền chắc cao cùng thời gian thi công nhanh chóng, nhà lắp ghép đang dần trở thành một xu hướng được ứng dụng cao trong nhiều công trình xây dựng như công xưởng nhà ở, nhà trọ, resort hay biệt thự,… Đây hứa hẹn sẽ là giải pháp tuyệt vời cho những gia đình gặp hạn chế về mặt kinh tế hay những đôi vợ chồng trẻ trong bài toàn mua đất, mua nhà hiện nay.

nhà-lắp-ghép
Xây nhà lắp ghép ngày càng phổ biến trong xây dựng

Cấu tạo cơ bản của một ngôi nhà lắp ghép thông thường

Để đảm bảo độ chắc chắn cho ngôi nhà, những vật liệu được dùng để xây nhà lắp ghép phải qua nhiều khâu thiết kế tỉ mỉ, đo đạc chính xác từ trước rồi mới được tiến hành xây dựng. Điều này cũng giúp cho quá trình xây dựng diễn ra nhanh chóng hơn. Dưới đây là cấu tạo cơ bản của một ngôi nhà lắp ghép:

  • Cột nhà thường được làm bằng thép C theo mẫu đặt riêng để lắp tấm xi măng hoặc tấm tôn.
  • Kèo nhà nhà được sử dụng từ thép hộp 30x60mm liên kết với cột bằng bu lông bản mã.
  • Xà gồ mái nhà được làm bằng thép hộp.
  • Trần nhà được làm từ tấm xi măng chịu nhiệt hay gỗ nhân tạo để mát mẻ và thông thoáng hơn.
  • Phần khung được đo đạc, chế tạo và chia nhỏ kết cấu, tạo thuận lợi cho việc vận chuyển và lắp ráp tại công trình. Phân đoạn này sẽ được thực hiện trước tại nhà máy. 
  • Trước đây, vách ngăn và vách bao thường được làm từ xốp và tôn để cách âm và cách nhiệt thì ngày nay để cải tiến ưu việt hơn các kiến trúc sư thường ưu tiên lựa chọn dùng tấm xi măng smartboard hơn. Loại vật liệu này không những có độ bền cao mà khả năng cách âm, cách nhiệt cũng tốt hơn nhiều, đồng thời đa dạng về kiểu dáng thuận lợi cho việc trang trí.
  • Giằng chống bão – Một hạng mục quan trọng không thể thiếu giúp cho ngôi nhà chắc chắn hơn.

Ưu nhược điểm của nhà lắp ghép

nhà-lắp-ghép
Nhà lắp ghép là giải pháp tuyệt vời cho những gia đình gặp hạn chế về mặt kinh tế

Ưu điểm:

  • Quá trình thi công và nghiệm thu diễn ra nhanh chóng.
  • Tiết kiệm chi phí, hiệu quả cao.
  • Góp phần bảo vệ môi trường.
  • Dễ dàng quản lý chất lượng, hạn chế bị “rút ruột công trình”.
  • Mở rộng hoặc tháo dỡ đơn giản và dễ dàng.

Nhược điểm:

Về tuổi thọ, mặc dù thời gian sử dụng những ngôi nhà lắp ghép có thể ít nhất từ 30 đến 50 năm, tuy nhiên đây vẫn là một con số quá thấp so với những công trình được xây dựng từ bê tông cốt thép. Hy vọng trong tương lai, chúng ta sẽ có được những vật liệu có tuổi thọ bền bỉ hơn nữa để xây được những ngôi nhà lắp ghép đẹp tồn tại không kém gì những ngôi nhà truyền thống.

Một nhược điểm nữa đó là để xây được những công trình loại này, cần có sự hỗ trợ rất nhiều từ máy móc, do đó để thuận tiện cho những yêu cầu sử dụng máy móc thì cũng đòi hỏi phải có đủ diện tích.

Xem thêm: Phong cách kiến trúc Địa Trung Hải – Xu hướng hứa hẹn nhất năm nay

Những mẫu nhà lắp ghép siêu đẹp từ 10 triệu, 20 triệu đến 300 triệu

Mẫu nhà lắp ghép 10 triệu, 20 triệu

Bạn biết đấy với mức chi phí đầu tư 10 triệu, 20 triệu sẽ là quá ít để có thể xây dựng được một ngôi nhà. Đối với xây dựng nhà lắp ghép cũng vậy, đây quả thực là một bài toán khó cho các kỹ sư và các nhà thầu, chủ đầu tư.

Tuy nhiên, KTS Đỗ Thanh Tâm cho biết: “Mặc dù không phải là một con số lý tưởng, thế nhưng với mức chi phí 10 triệu, 20 triệu các chủ đầu tư, nhà thầu, gia chủ có thể cân nhắc xây dựng nhà lắp ghép với một công trình homestay nhỏ với thiết kế đơn giản.”

Nhà lắp ghép 10 triệu, 20 triệu với thiết kế đơn giản
Nhà lắp ghép 10 triệu, 20 triệu với thiết kế đơn giản

Mẫu nhà lắp ghép 30 triệu

Với mức chi phí đầu tư 30 triệu cũng tương tự như vậy. Với ngân sách này các nhà thầu, chủ đầu tư và gia chủ có thể cân nhắc lắp ghép một homestay quy mô nhỏ với thiết kế, trang trí đơn giản.

Nhìn chung, có thể mức chi phí để xây dựng nhà homestay vật liệu nhẹ sẽ không được chuẩn xác là 30 triệu/phòng. Tuy nhiên, mức chi phí cũng sẽ chỉ dao động hơn một chút tuỳ vào diện tích của căn phòng.

Một homestay nhà lắp ghép quy mô nhỏ với thiết kế, trang trí đơn giản
Một homestay nhà lắp ghép quy mô nhỏ với thiết kế, trang trí đơn giản

Mẫu nhà lắp ghép 50 triệu

Với ngân sách này, bạn sẽ có thêm một lựa chọn mới khi xây dựng nhà lắp ghép. Bên cạnh homestay, bạn cũng có thể lựa chọn xây dựng một căn nhà cấp 4 bằng vật liệu nhẹ.

Tuy nhiên, để xây dựng một căn nhà cấp 4 lắp ghép với mức chi phí 50 triệu đồng cũng tương đối khó khăn. Mức chi phí này chỉ phù hợp với những công trình kiến trúc nhỏ khoảng 20m² với thiết kế đơn giản.

Một số mẫu nhà lắp ghép 50 triệu đồng đẹp:

nhà-lắp-ghép
Mẫu nhà lắp ghép 50 triệu đồng đẹp

 

nhà-lắp-ghép-4
Mẫu nhà lắp ghép 50 triệu đồng đẹp, hiện đại

Lưu ý: Để thi công được những mẫu nhà lắp ghép đẹp như trên, chắc chắn sẽ mức giá trên 50 triệu đồng. Khoảng giá 50 triệu đồng chỉ có thể thi công được phần thô hoặc mức chi phí này sẽ còn dao động gần thêm chục triệu đồng.

>>Có thể bạn quan tâm: Nhà lắp ghép thông minh – phát minh vĩ đại về nhà ở

Mẫu nhà lắp ghép 100 triệu

Mức kinh phí 100 triệu, bạn hoàn toàn có thể thoải mái sở hữu một căn nhà nhỏ cấp 4 bằng vật liệu nhẹ cho riêng mình.

Ngân sách này sẽ bao gồm phần hoàn thiện của căn nhà với diện tích 20-25m² thiết kế đơn giản với  1 phòng khách, 1 phòng ngủ, và bếp.

Đối với những căn có diện tích lớn hơn và thiết kế phức tạp hơn thì chi phí 100 triệu đồng chỉ thích hợp để hoàn thiện phần thô.

Một vài hình ảnh nhà cấp 4 bằng vật liệu nhẹ với mức chi phí 100 triệu đồng:

nhà-lắp-ghép
Nhà lắp ghép đơn 100 triệu đơn giản mà đẹp

 

nhà-lắp-ghép
Nhà lắp ghép đơn 100 triệu đẹp, hiện đại

Lưu ý: Với những mẫu nhà trên có thể sẽ dao động trên 100 triệu tuỳ vào địa điểm và diện tích thi công.

Mẫu nhà lắp ghép 140 triệu

Nguồn vốn đầu tư xây dựng càng lớn, bạn sẽ dễ dàng hơn và càng có thêm nhiều sự lựa chọn kiểu nhà xây dựng.

Với mức chi phí này, bạn có thể tham khảo xây dựng một căn nhà cấp 4, hoặc một nhà kho, nhà xưởng nhỏ, chỗ để xe hay nhà lắp ghép một tầng,… Được biết, khoảng chi phí nãy đã bao gồm cả phần hoàn thiện tuỳ vào diện tích thi công. 

nhà-lắp-ghép
Nhà lắp ghép 140 triệu đồng đơn giản, đẹp

Hoặc nếu muốn xây nhà hai tầng thì mức chi phí này chỉ mới có thể thực hiện phần thô của ngôi nhà.

Mẫu nhà lắp ghép 150 triệu

Nếu dư dả hơn một chút, bạn có thể lựa chọn những căn lắp ghép cấp 4 có không gian lên đến 50m² với mức chi phí 150 triệu đồng. Nhưng mức phí này có thể sẽ chưa bao gồm phần hoàn thiện sơn nhà,…

nhà-lắp-ghép
Nhà lắp ghép 150 triệu đồng đơn giản

Hoặc với ngân sách này bạn cũng có thể cân nhắc một vài giải pháp khác như nhà trọ, nhà xe, nhà kho hay chỗ để xe tuỳ diện tích,… 

Mẫu nhà lắp ghép 200 triệu

Những mẫu nhà phù hợp với mức kinh phí 200 triệu đồng bao gồm: nhà cấp 4, nhà trọ, nhà ống, nhà xưởng, nhà kho, chỗ để xe,…

Ngân sách này cho phép bạn sở hữu một căn nhà tốt hơn, thích hợp trên 3 thành viên và 2 phòng ngủ. Các cửa sổ của ngôi nhà cũng được lắp đặt thích hợp hơn, thiết kế phần trần nhà cao, vừa tạo độ rộng rãi, thoáng mát cho không gian bên trong nhà vừa đón ánh sáng đầy đủ.

nhà-lắp-ghép
Nhà lắp ghép đẹp theo phong cách Hàn Quốc

>>>Xem thêm: Tổng hợp các mẫu nhà mái lệch 2 tầng đẹp nhất vạn người mê

Mẫu nhà lắp ghép 300 triệu

Khi sở hữu 300 triệu đồng, bạn có thể mạnh dạn đầu tư một căn nhà ống với thiết kế chữ L hoặc kiểu nhà cấp 4 gồm phòng khách, 2 phòng ngủ, 1 phòng tắm và bếp. Bên cạnh đó, mức chi phí này cũng phù hợp với những công trình nhà lắp ghép 40m² với thiết kế đơn giản, đầy đủ tiện nghi.

Ngoài ra với khoảng 300 triệu nhà thầu và các chủ đầu tư, doanh nghiệp cũng có thể dễ dàng xây dựng một nhà xưởng, nhà kho hay một nhà máy sản xuất có diện tích lớn.

Và dĩ nhiên đây chỉ là những dự tính ban đầu, thực tế trong quá trình xây dựng có thể sẽ phát sinh lớn hơn hoặc nhỏ hơn, nhưng phần dao động sẽ chỉ trong khoảng 10 – 20 triệu.

nhà-lắp-ghép
Nhà lắp ghép 300 triệu siêu đẹp

Ngoài ứng dụng phổ biến trong việc xây nhà lắp ghép, mọi người cũng có thể tham khảo các tấm bê tông nhẹ sử dụng rộng rãi trong những công trình nhà khung thép từ 2 – 5 tầng hoặc xây nhà xưởng khoảng 200m² để giảm tải trọng, đồng thời tăng kết cấu chịu lực và tăng tiến độ thi công gấp ba lần.

Gợi ý xây nhà lắp ghép bằng các tấm bê tông nhẹ 

Hiện nay có 2 loại tấm bê tông nhẹ thường được ứng dụng trong xây nhà lắp ghép đó là tấm bê tông EPS và tấm bê tông khí chưng áp ALC.

Tấm bê tông EPS

Bê tông nhẹ EPS là một trong những loại vật liệu nhẹ được ứng dụng rất nhiều trong các công trình xây dựng hàng đầu hiện nay.

nhà-lắp-ghép
Vật liệu bê tông nhẹ thường được sử dụng trong xây nhà lắp ghép

Ưu điểm:

  • Mang tới giải pháp xây dựng nhà lắp nhanh hơn đến gấp 3 lần so với cách xây dựng truyền thống.
  • Tích hợp nhiều tính năng như: chống cháy, chống va đập, chịu được tải trọng tốt, cách nhiệt và cách âm vượt trội.
  • Bề mặt mịn, phẳng có thể sơn bả, treo tường, trang trí.
  • Thường được sử dụng làm trần, làm sàn, làm tường hay vách ngăn không gian,… trong các các công trình nhà ở, nhà trọ, khu biệt thự, resort, nhà xưởng, nhà hàng, kho lạnh, phòng khám, siêu thị,…

Nhược điểm:

  • Nếu như không thi công đúng kỹ thuật sẽ dễ bị nứt.
  • Chưa phổ biến rộng rãi như bê tông khí chứng áp ALC.

Tấm bê tông khí chưng áp ALC 

Là loại vật liệu có thành phần gồm cát, thạch cao, vôi, tro bay, xi măng, bột nhôm và phụ gia.

Ưu điểm:

  • Tối ưu thời gian thi công, nhanh gấp 2 -3 lần so với truyền thống.
  • Kích thước lớn nhưng trọng lượng nhẹ.
  • Có khả năng chịu tải trọng tốt, cách âm, cách nhiệt tốt.
  • Bề mặt phẳng mìn không cần trát vữa thêm, chỉ cần bả rồi sơn, tiết kiệm chi phí và nhân lực.
  • Ứng dụng rộng rãi: làm vách ngăn, làm trần, là sàn, làm tường,… cho các công trình nhà kho, nhà nhà dân dụng, nhà xưởng,…
  • Có tiêu chuẩn chất lượng tốt.

Nhược điểm:

  • Giá thành tương đối cao hơn so với các sản phẩm bê tông nhẹ cùng loại.
  • Khả năng ngậm nước rất cao.
  • Dễ bị tác động làm méo mó, mất hình dáng ban đầu do các vật sắc nhọn gây ra như dao, thìa.  

Một số điều cần lưu ý khi thi công xây dựng nhà lắp ghép

Bạn đang muốn sở hữu ngay một ngôi nhà lắp ghép vừa đẹp vừa hiện đại nhưng lại chưa có kinh nghiệm lựa chọn. Những lưu ý sau đây sẽ giúp bạn có được một ngôi nhà vừa ý lại đảm bảo tất cả các tiêu chí về chất lượng cũng như hình thức:

  • Lựa chọn đơn vị thực hiện thiết kế, thi công có trình độ cao.
  • Khảo sát mặt bằng thi công trước khi tiến hành xây dựng nhà lắp ghép.
  • Lựa chọn thiết kế phù hợp với mục đích sử dụng và ngân sách.
nhà-lắp-ghép
Một số lưu ý khi trước khi xây dựng nhà lắp ghép

Trên đây là tổng hợp những mẫu nhà lắp ghép từ 10 triệu đến 300 triệu Hot nhất hiện nay mà Mua Bán muốn giới thiệu. Hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn đọc có thêm những thông tin hữu ích về nhà lắp ghép, mang đến một giải pháp hoàn hảo trong mọi công trình dân dụng đến các khu nghỉ dưỡng trong tương lai. Cùng theo dõi Mua Bán để tiếp tục theo dõi và cập nhật các thông tin mới nhất từ thị trường Mua Bán Nhà Đất ở Hà Nội, Tp.Hồ Chí Minh và trên toàn quốc!

>>> Tham khảo thêm:

  • Nhà lắp ghép cấp 4 và những ưu điểm vượt trội
  • 7 mẫu nhà mái bằng 2 tầng được ưu chuộng nhất năm 2022
  • Nhà mái lệch – mẫu nhà sang trọng và nổi bật nhất hiện nay
  • Các mẫu nhà mái thái đẹp hiện đại được ưa chuộng nhất năm 2022