Những cách xử lý khôn ngoan khi đối mặt với phản hồi tiêu cực

Những cách xử lý khôn ngoan khi đối mặt với phản hồi tiêu cực

Trong suốt sự nghiệp của mình, bạn sẽ luôn nhận được những phản hồi từ người khác, bao gồm phản hồi tích cực và tiêu cực. Những nhận xét chính xác với mục đích tốt cực kỳ có giá trị để thúc đẩy sự nghiệp của bạn. Tuy nhiên, khi nhận được những phản hồi không hay, cảm giác khó chịu và thất vọng là điều không thể tránh khỏi. Bất kể bản chất của phản hồi là gì, cách bạn phản ứng với nó sẽ đánh giá bản lĩnh của bạn. Vậy đâu là cách xử lý đúng đắn nhất lúc này?

1. Đừng phòng thủ

Tâm thế phòng thủ là phản ứng phổ biến nếu bạn đang ở trong tình huống này. Đây là một phản ứng hoàn toàn tự nhiên nhưng tốt nhất bạn nên cố gắng kiểm soát cảm xúc của mình tốt nhất có thể. Đồng thời, bạn nên cố gắng tránh những ngôn ngữ bảo thủ hoặc chủ quan để bảo vệ mình.

Ví dụ: Bạn phải nộp cho sếp biên bản báo cáo vào buổi trưa. Bạn đã yêu cầu nhân viên thực tập in và chuẩn bị nó, nhưng anh ấy đã hiểu sai hướng dẫn của bạn và kết quả là bạn không có biên bản để giao cho sếp. Sếp của bạn không quan tâm nguyên nhân là ở nhân viên thực tập. Tất cả những gì anh ấy/cô ấy biết là bạn đã chậm trễ trong việc cung cấp tài liệu cho họ. Và họ yêu cầu bạn có trách nhiệm về điều đó và xem xét cách bạn có thể cải thiện.

Những-cách-xử-lý-khôn-ngoan-khi-đối-mặt-với-phản-hồi-tiêu-cực-hình-ảnh-1.png

Không nên có tư thế phòng thủ khi nhận phản hồi tiêu cực từ người khác

2. Đừng xin lỗi quá nhiều

Mặt khác, bạn đừng liên tục xin lỗi quá nhiều. Nếu phản hồi dựa trên một sai lầm cụ thể, hãy xin lỗi một lần thật chân thành, ngắn gọn và cho thấy rằng bạn hiểu vấn đề và cách tránh nó trong tương lai. Sếp của bạn sẽ đánh giá cao điều này. Thay vì liên tục nhận lỗi hãy đảm bảo với cấp trên bạn sẽ không để lỗi này tái phạm một lần nào nữa.

3. Đừng phản ứng khi chưa kiểm soát được cảm xúc của mình

Không phải lúc nào những lời nhận xét hoặc phản hồi tiêu cực cũng có tính xây dựng. Mặc dù nó là lí do phù hợp để phản ứng ngay lập tức, nhưng cảm xúc của bạn lúc này đang không ổn định. Vì vậy, điều cần thiết là bạn nên hít một hơi thật sâu và dành cho mình một khoảng thời gian để tiếp thu các ý kiến trước khi trả lời. Tốt hơn hết là bạn nên đưa ra câu đáp trả chẳng hạn như: “Tôi thực sự đánh giá cao ý kiến của bạn. Tôi muốn dành chút thời gian để suy nghĩ về những điều bạn vừa nói”. Sau đó, tách bản thân khỏi không gian ngột ngạt đấy. Đi bộ bên ngoài luôn là một ý tưởng hay để bạn có không gian bình tĩnh lại tâm trí của mình lúc này.

Những-cách-xử-lý-khôn-ngoan-khi-đối-mặt-với-phản-hồi-tiêu-cực-hình-ảnh-2.png

Đừng phản ứng khi chưa kiểm soát được cảm xúc của bản thân

4. Đừng bỏ lỡ cơ hội để làm rõ vấn đề

Sau khi bạn có cơ hội để giải tỏa đầu óc, hãy quay lại và suy nghĩ về những điểm chính mà sếp hoặc đồng nghiệp của bạn truyền đạt. Bạn có thể quay lại với anh ấy hoặc cô ấy sau vài ngày hoặc vài tuần và nói rằng: “Dựa trên đánh giá của mình, đây là 3 điểm chính tôi cần phải cải thiện. Có một điểm bạn đề cập khiến tôi lo lắng một chút, và đây là lý do”. Như vậy, người đưa ra phản hồi sẽ đánh giá cao rằng bạn đã dành thời gian để phân tích và bạn rõ ràng về các bước nên thực hiện để cải thiện tốt hơn.

Trên đây là những cách có thể xử lý nếu bạn phải đối mặt với những phản hồi tiêu cực từ người khác. Thật không vui khi phải nhận lấy những nhận xét không mấy thân thiện này. Nhưng bạn hãy nhớ rằng, người biết cách xử lý và cải thiện những vấn đề đấy sẽ có hướng đi bền vững cho sự nghiệp của mình.