Nhà tuyển dụng có đọc phần "SỞ THÍCH" trong CV xin việc không?

Nhà tuyển dụng có đọc phần "SỞ THÍCH" trong CV xin việc không?

Phải đến 95% CV xin việc có phần “Sở thích”. Vậy liệu nhà tuyển dụng có thực sự quan tâm đến mục này không? Cùng phần mềm tìm việc RaoXYZ tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

1. Tại sao trong CV xin việc lại có phần “Sở thích”

Đơn giản là để giúp cho CV có chút màu sắc cá nhân thôi. Hãy thử tưởng tượng với 10 CV xin việc làm chỉ toàn bằng cấp, kinh nghiệm cũng sẽ gây nhàm chán với người đọc. Phần sở thích cũng giúp nhà tuyển dụng hiểu thêm phần nào về người mà họ đang tìm kiếm. Ví dụ nếu bạn thích đọc sách, nghe nhạc, nấu ăn thì có vẻ bạn là một người sống hướng nội. Còn nều bạn thích shopping cuối tuần, đi off cùng bạn bè hay đi du lịch nhóm thì bạn có thể là người năng động và sống hướng ngoại hơn.

Rốt cục phần SỞ THÍCH trong CV xin việc có tác dụng gì?

Rốt cục phần SỞ THÍCH trong CV xin việc có tác dụng gì?

2. Nhà tuyển dụng có thể “Có” hoặc  “Không” đọc phần sở thích trong CV

Với những công ty nhỏ, có ít CV xin việc thì thông thường nhà tuyển dụng sẽ đọc rất kỹ CV để đánh giá cẩn thận từng ứng viên. Với những công ty và tập đoàn lớn, lượng CV nhiều, nhà tuyển dụng chỉ đọc lướt và tập trung vào những phần quan trọng. Họ sẽ chỉ đọc phần sở thích khi các ứng viên có phần bằng cấp và kinh nghiệm tương đương nhau.

3. Viết sở thích trong CV xin việc như thế nào cho ấn tượng?

Lời khuyên khi bạn viết CV xin việc đó là khi bạn viết bất kỳ từ gì cũng cần liên quan tới công việc mà bạn đang ứng tuyển. Ví dụ như nếu bạn ứng tuyển vị trí kế toán, là một công việc đòi hỏi sự cẩn trọng và tỉ mỉ bạn có thể viết một số sở thích như nấu ăn, làm đồ handmade…chứ đừng viết những sở thích không liên quan như ca hát hay đi du lịch…

Chọn sở thích cũng phải chọn những thứ phù hợp với vị trí ứng tuyển

Chọn sở thích cũng phải chọn những thứ phù hợp với vị trí ứng tuyển

Bạn cũng không cần viết những sở thích quá cao siêu một cách máy móc như đọc sách, viết sách, đi du lịch…Đôi khi có những hoạt động hằng ngày của bạn, sẽ giúp bạn rèn luyện được những kĩ năng tốt cho công việc bạn đang ứng tuyển đó.

Ví dụ mình có thể liệt kê sở thích của mình là đá bóng, vì đá bóng đòi hỏi phải làm việc nhóm nhiều, và làm việc nhóm là một trong những kĩ năng nhà tuyển dụng đòi hỏi ở một người làm Marketing.

Nếu không có sở thích gì liên quan tới công việc và ấn tượng thì tốt nhất không cần viết vào CV. Đừng viết những sở thích mình không có chỉ để “làm màu” vì nếu bạn ghi thích đọc sách lỡ đâu lúc phỏng vấn nhà tuyển dụng hỏi cuốn sách mới nhất mà bạn đọc thì bạn sẽ bị bí ngay. Vì vậy, nếu cảm thấy bản thân có những sở thích phù hợp với ngành nghề mình đang ứng tuyển thì hãy viết vào. Trong trường hợp bạn không biết mình thích gì hoặc CV đã quá nhiều thông tin thì có thể bỏ qua phần này. Tham khảo cách đưa sở thích vào CV xin việc để nêu bật được bạn qua các mẫu CV xin việc tiêu biểu  có trên website RaoXYZ nhé.