Nhà ở công nhân: Nhu cầu cao, nhưng đáp ứng chưa đủ

Nhà ở công nhân: Nhu cầu cao, nhưng đáp ứng chưa đủ

Ngoài vấn đề lương thưởng, một trong những vấn đề mà người công nhân cảm thấy lo lắng nhất hiện nay là vấn đề nơi ở. Họ luôn khao khát được sống trong các khu nhà ở công nhân để ổn định cuộc sống. Dẫu vậy, điều đó chẳng hề dễ dàng.

nhà ở công nhân

Nhà ở công nhân là gì?

TÌM VIỆC LÀM Công nhân

Hiểu một cách đơn giản, nhà ở công nhân là nhà ở có sự hỗ trợ của Nhà nước, cho phép công nhân tại các khu công nghiệp được thuê hoặc mua với mức giá ưu đãi, nhằm mục đích giúp người lao động ổn định đời sống và yên tâm làm việc.

Phần nhiều công nhân tại các khu công nghiệp lớn là người ngoại tỉnh, không có nhiều tiền, cũng ít có nhu cầu mua nhà. Họ thường sống trong những khu trọ nhỏ bé, chật hẹp do người dân địa phương xây dựng và quản lý. Chính vì vậy, công nhân thường không có ý định làm việc lâu dài. Nhiều người chia sẻ, họ chỉ làm việc một vài năm, tích cóp một khoản tiền kha khá rồi sẽ về quê để làm gì đó. Lý do đôi khi chẳng phải vì lương thấp, mà đơn giản vì nhiều người cảm thấy về lâu dài, cuộc sống sẽ vẫn cứ bấp nếu không có nhà ở. Họ luôn ước ao có những khu nhà ở công nhân, “có nhà, khó khăn đến đâu cũng chẳng phải vấn đề”.

VIỆC LÀM CHUYÊN GIA TỔ CHỨC NHÂN SỰ

Các khu nhà ở công nhân điển hình

Theo Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, hiện cả nước đã có 2.580.000m2 nhà ở cho công nhân khu công nghiệp. Dưới đây là một số dự án nhà ở công nhân điển hình.

TÌM VIỆC LÀM tại kcn

Khu nhà ở công nhân Kim Chung Đông Anh

Khu nhà ở công nhân Kim Chung Đông Anh

Khu nhà ở dành cho công nhân Kim Chung Đông Anh

Khu nhà ở cho công nhân Đông Anh được triển khai tại xã Kim Chung, huyện Đông Anh, Hà Nội với quy mô 9ha và tổng mức đầu tư 310 tỷ đồng.

Dự án được triển khai nhằm cung cấp nhà ở, đất ở, các điều kiện dịch vụ, cơ sở hạ tầng kỹ thuật chất lượng cao cho các đối tượng là các nhà quản lý, cán bộ, viên chức, công nhân làm việc trong Khu Công nghiệp Thăng Long và các đối tượng khác có nhu cầu.

👉 Có thể bạn quan tâm: Môi trường làm việc khu công nghiệp có tốt không?

Nhà ở công nhân Khu công nghiệp Hòa Cầm

Nhà ở công nhân Khu công nghiệp Hòa Cầm

Nhà dành cho công nhân Khu công nghiệp Hòa Cầm

Công trình Nhà ở công nhân Khu công nghiệp Hòa Cầm (Phường Hòa Thọ Tây, quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng) có tổng diện tích gần 28ha với mức đầu tư 70 tỷ đồng từ nguồn ngân sách thành phố. Công trình đầu tư xây dựng 3 khối nhà với quy mô 5 tầng và tầng áp mái, gồm 278 phòng ở đơn và 7 phòng ở đôi, 3 phòng sinh hoạt chung, phòng y tế và nhà xe.

Nhà ở công nhân Becamex

Nhà ở công nhân Becamex

Nhà ở xã hội dành cho công nhân Becamex

Đề án nhà ở xã hội Becamex tỉnh Bình Dương do Becamex IDC làm chủ đầu tư, tọa lạc tại 5 thành phố Thủ Dầu Một, Thuận An, Dĩ An, Bến Cát, Bàu Bàng, Tân Uyên.

Dự án bao gồm 102.000 căn hộ với tổng diện tích xây dựng hơn 270ha, đáp ứng chỗ ở cho khoảng 248.000 người. Cụm nhà ở xã hội được xây dựng tại các vị trí thuận lợi, bên trong các khu đô thị, khu công nghiệp và được thừa hưởng các tiện ích chung quanh do Nhà nước đầu tư như trường học, bệnh viện, nhà văn hóa thể thao, công viên.

Nhà ở công nhân Khu công nghiệp Nhơn Trạch

Nhà ở công nhân Khu công nghiệp Nhơn Trạch

Nhà ở xã hội Khu công nghiệp Nhơn Trạch

Tọa lạc tại xã Hiệp Phước, huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai, Khu nhà ở công nhân khu công nghiệp Nhơn Trạch nằm tại ngã tư đường số 12 và đường số 2 của khu công nghiệp Nhơn Trạch 1.

Dự án có tổng vốn đầu tư vào khoảng 758 tỷ đồng với diện tích 10ha. Quy mô xây dựng là 74 căn nhà liên kế từ 2 – 4 tầng và 12 block chung cư cao 9 tầng với 1.900 căn hộ giúp giải quyết chỗ ở cho khoảng 3.500 người. Trong khu dự án sẽ có các công trình công cộng, dịch vụ như: y tế, trường tiểu học, công trình mại dịch vụ.

👉 Có thể bạn quan tâm: Những lưu ý và quy định không thể bỏ qua khi làm công nhân thời vụ

Cần đẩy mạnh hơn nữa các chính sách nhà ở công nhân để giải quyết nhu cầu NLĐ

Mặc dù đã có 2.580.000m2 nhà ở cho công nhân khu công nghiệp. Tuy nhiên, số nhà ở công nhân này chỉ đủ bố trí cho khoảng 330 nghìn người lao động – con số rất thấp so với nhu cầu của hàng chục triệu công nhân.

Theo ông Nguyễn Đình Khang – Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, những năm qua, mặc dù có nhiều chủ trương, biện pháp thúc đẩy phát triển nhà ở xã hội, trong đó có nhà ở dành cho công nhân, điển hình là việc Chính phủ ban hành các cơ chế, chính sách nhằm thu hút các doanh nghiệp tham gia đầu tư nhà ở xã hội. Nhưng các chính sách này tới nay chưa đủ mạnh, thiếu hấp dẫn các doanh nghiệp đầu tư, vì vậy, những bức thiết về nhà ở cho công nhân lúc nào cũng nóng bỏng.

Để giải quyết vấn đề này, thời gian tới, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam sẽ đề nghị Chính phủ xây dựng chính sách đủ mạnh để có thể thu hút các nhà đầu tư đẩy mạnh xây dựng, đáp ứng đủ nhu cầu nhà ở công nhân.