Nguyên nhân gây tiêu chảy vào mùa hè

Nguyên nhân gây tiêu chảy vào mùa hè

Mất nước, ngộ độc thực phẩm là những nguyên nhân phổ biến khiến bạn dễ bị tiêu chảy khi nhiệt độ tăng cao vào mùa hè.

Tiêu chảy là vấn đề phổ biến trong mùa hè và nó có thể xảy ra với mọi người ở mọi lứa tuổi. Tiêu chảy thường do virus gây ra hoặc thức ăn bị ô nhiễm. Thường xuyên đi ngoài ra phân lỏng, nhiều nước và đau dạ dày là những triệu chứng thường gặp của bệnh. Nhưng tiêu chảy có thể được xử lý bằng một số biện pháp khắc phục dễ dàng tại nhà.

Các yếu tố làm tăng nguy cơ tiêu chảy

Vào mùa hè, chúng ta mất một lượng lớn chất lỏng trong cơ thể do bay hơi và thoát hơi nước khi nhiệt độ tăng cao.

Lý do cơ bản của tiêu chảy, thường phổ biến hơn trong mùa hè, bao gồm nước bị ô nhiễm mà chúng ta uống để thay thế chất lỏng bị mất và loại bỏ cơn khát; nước không rõ nguồn gốc; rau và trái cây rửa bằng nước bị ô nhiễm.

Nguyen nhan gay tieu chay vao mua he anh 1

Vào mùa hè, cơ thể dễ bị mất nước khi nhiệt độ tăng cao, làm tăng nguy cơ bị tiêu chảy. Ảnh: Patrika.

Thói quen đi dã ngoại và mùa hè cũng là nguyên nhân gián tiếp gây tiêu chảy. Những người đi dã ngoại sử dụng nước suối làm nước uống tại địa điểm dã ngoại. Tuy nhiên, nguồn nước như vậy thường bị nhiễm chất thải ô nhiễm.

Ngay cả khi bạn không sử dụng nước không rõ nguồn gốc và nếu bạn rửa trái cây và rau quả bằng nước bị ô nhiễm, kết quả sẽ bị nhiễm vi sinh vật. Đặc biệt, nguy cơ cao hơn đối với thực phẩm sống và các loại hạt (thực phẩm có vỏ).

Ngoài ra, đá viên, được làm đông lạnh bằng cách sử dụng nước bị ô nhiễm, có thể dẫn đến nhiễm trùng đường ruột.

Bên cạnh đó, vào mùa hè, thực phẩm nhanh hỏng do nhiệt độ môi trường cao. Thực phẩm hư hỏng thứ phát do nhiệt độ môi trường nóng hoặc sự sinh sôi của vi sinh vật trên thực phẩm được bảo quản kém. Trong đó, các sản phẩm từ sữa, sốt mayonnaise, thịt, kem và trứng dễ bị hỏng hơn.

Thực phẩm được bày bán trong điều kiện không tốt hoặc tiếp xúc với nhiệt độ môi trường nóng trong các bữa tiệc ở khách sạn, nhà hàng,... dẫn đến việc tạo ra môi trường hoàn hảo cho vi sinh vật sinh sôi và phát triển. Ăn phải những thực phẩm này dẫn đến ngộ độc thực phẩm lâm sàng.

Vi sinh vật được đưa vào cơ thể từ thực phẩm và đồ uống có thể gây nhiều triệu chứng tiêu hóa, bao gồm buồn nôn và nôn mửa, sau đó là tăng tần suất đại tiện, phân lỏng và sốt.

Dấu hiệu tiêu chảy

Theo Mayo Clinic, tiêu chảy làm mất nước và muối trong cơ thể. Nếu mất nước và muối không thể thay thế được, mà nguyên nhân là nôn mửa hoặc dinh dưỡng kém, người bệnh có thể bị khô miệng, da khô, mệt mỏi, buồn ngủ và sốt.

Những triệu chứng cần được chăm sóc y tế ngay lập tức bao gồm: Tiêu chảy ra máu, đau bụng dữ dội, lượng nước tiểu giảm, trẻ khóc không ra nước mắt và uống kém, nôn trớ thường xuyên, sốt cao, tiêu chảy nặng và thường xuyên, khô miệng, sụt cân và khát nước quá mức.

Người bệnh có thể cần bù dịch nếu tình trạng mất nước nghiêm trọng. Tiêu chảy thường kéo dài 3-6 ngày đối với trường hợp nhẹ.

Nguyen nhan gay tieu chay vao mua he anh 2

Đau bụng, buồn nôn là những triệu chứng phổ biến của tiêu chảy. Ảnh: Everydayhealth.

Cách điều trị

Điều trị tiêu chảy bao gồm bù nước và muối. Uống nước, bù nước qua đường tĩnh mạch và ăn thức ăn giàu muối, kali (khoai tây luộc, chuối, táo) sẽ là cách hiệu quả.

Tiến sĩ Chinmoy Gupta, bác sĩ Nội tổng quát ở Howrah, Tây Bengal (Ấn Độ) khuyến cáo để tránh bị tiêu chảy vào mùa hè, mọi người cần uống đủ nước, ít nhất là 3 lít nước mỗi ngày. Bạn có thể tiêu thụ thêm nhiều trái cây để đáp ứng tình trạng thiếu nước trong cơ thể.

Theo Kênh truyền hình News18 (Ấn Độ), một số thực phẩm có thể giảm tình trạng tiêu chảy như gừng, trà hoa cúc, bạc hà, giấm táo vì chúng giúp chống viêm, làm dịu cơn đau bụng, chống buồn nôn, giữ đường ruột khỏe mạnh.

Không nhất thiết phải ngừng uống sữa bò khi trẻ bị tiêu chảy nhẹ. Trẻ sơ sinh bú sữa mẹ nên được cho ăn trong khoảng thời gian ngắn hơn. Ở trẻ lớn hơn, chế độ ăn ít chất béo và giàu kali có thể làm giảm tình trạng bệnh (sữa chua, sữa tách bơ, mì ống ít béo, khoai tây luộc, pho mát trắng, bánh mì,...). Đồ uống có ga, nước khoáng và đồ uống như sữa tách béo được khuyến cáo tránh sử dụng với người bị tiêu chảy.

Ngoài ra, thực phẩm phải được bảo quản trong tủ lạnh để ngăn ngừa tiêu chảy. Bạn nên tránh các loại thực phẩm không được bảo quản và bán đúng cách.

Rửa tay là phương pháp tốt nhất để ngăn ngừa tiêu chảy. Bạn sẽ bị tiêu chảy nếu tiêu hóa thức ăn do tay bị ô nhiễm chạm vào hoặc chế biến, dù chỉ với từng phần nhỏ. Vì vậy, chúng ta cần đảm bảo chính mình và trẻ nhỏ tạo thói quen rửa tay thường xuyên.

Zing News cùng Nutifood GrowPLUS+ đồng hành thực hiện tuyến nội dung “Bệnh truyền nhiễm mùa hè”, nhằm cập nhật thông tin và giúp các bậc phụ huynh nâng cao nhận thức phòng chống bệnh truyền nhiễm ở trẻ trong thời điểm giao mùa.

Nutifood GrowPLUS+ Sữa non với công thức được phát triển bởi Viện nghiên cứu dinh dưỡng Nutifood Thụy Điển, xây dựng nền tảng FDI đề kháng khỏe, tiêu hóa tốt, giúp trẻ hấp thu tối ưu các dưỡng chất. Sản phẩm được bổ sung 100% sữa non 24 giờ tự nhiên từ Mỹ với hàm lượng kháng thể IgG 1000+, đã được chứng nhận lâm sàng giúp nhân đôi đề kháng, tạo nền tảng vững chắc cho bé cao lớn và thông minh hơn. Độc giả tìm hiểu thêm về sản phẩm tại đây hoặc liên hệ hotline (028)38255777.

Phương Mai