Người có sức khỏe kém ít yêu công việc hơn những người khỏe mạnh – 10 con số chứng minh điều đó!

Người có sức khỏe kém ít yêu công việc hơn những người khỏe mạnh – 10 con số chứng minh điều đó!

Nhân viên khỏe mạnh, vui vẻ, gắn kết với văn hóa công ty chính là “món ăn” quan trọng nhất cho sự thành công của doanh nghiệp.

Bắt đầu từ một người làm khởi nghiệp và làm việc tại các công ty Fortune 500 có nhịp độ công việc cao đã giúp Naz Beheshti thấu hiểu những khó khăn mà các nhà lãnh đạo hay chuyên gia gặp phải trong một môi trường làm việc đầy áp lực. Bà có cơ hội trực tiếp làm việc và học hỏi từ những nhà kinh doanh và chuyên gia sức khỏe bậc nhất, bao gồm Steve Jobs và Dalai Lama. Sự nghiệp của Naz bắt nguồn từ trợ lí điều hành riêng của Steve Jobs – đồng sáng lập và CEO của Apple. Jobs, người thầy của Naz, chính là nguồn cảm hứng, đặc biệt là trong quyển sách sắp tới của bà: Pause. Breathe. Choose.: Become the CEO of Your Life and Well-Being. Ông là người có sức ảnh hưởng đầu tiên và sâu sắc nhất cho niềm tin của Naz về việc thể chất khỏe mạnh bắt nguồn chính từ sự hạnh phúc.

Naz Beheshti sau này trở thành một chuyên viên tư vấn, cố vấn chuyên môn về sức khỏe, đồng hành cùng nhiều nhà lãnh đạo trong việc phát triển tiềm lực kinh doanh và tiềm lực cá nhân thông qua sự thay đổi tư duy và hành vi. Bằng cách tiếp cận hết sức toàn diện, tổ chức chuyên về chăm sóc sức khỏe do Naz thành lập vào năm 2012 – Prananaz Inc. – là đối tác uy tín giúp các công ty, doanh nghiệp phát triển văn hóa công ty, tăng sự gắn kết, sức khỏe của nhân viên cũng như thúc đẩy hoạt động kinh doanh. Các chương trình của Prananaz bắt nguồn từ sự tập trung, khoa học thần kinh và tâm lí học tích cực.

Naz tin rằng các nỗ lực nhằm gắn kết nhân viên với tổ chức và chăm sóc tốt sức khỏe của họ chính là cách tốt nhất để bảo vệ cho nguồn vốn con người – tài sản quý giá nhất của mỗi một công ty, doanh nghiệp.

Tuy nhiên, trong suốt một thời gian dài, những trọng trách trên chỉ được các công ty và nhà lãnh đạo xem đơn thuần là những việc do bộ phận Nhân sự phụ trách, chứ không phải là một phần không thể tách rời trong chiến lược kinh doanh của họ. Rõ ràng là, những nhân viên có sức khỏe kém, và ít gắn kết với tổ chức là nguyên nhân trực tiếp, và dễ thấy nhất ảnh hưởng đến năng suất, hiểu quả công việc, tính đổi mới và mọi chỉ số khác.

Thông báo gần đây của Gallup cho thấy rằng, sự gắn kết của người đi làm ở Mỹ đã nhích lên được 34%, là một sự tăng trưởng đáng mong đợi – nhưng liệu chúng ta có nên thỏa mãn với kết quả này, khi mà ¾ lực lượng lao động vẫn còn đang cảm thấy chưa hoàn toàn hài lòng với công việc của họ?

Phương pháp tư vấn của Naz Beheshti được thành lập dựa trên nguyên lí: Sự gắn kết và sức khỏe của nhân viên là hai yếu tố không thể tách rời. Nhân viên khỏe mạnh sẽ là những người vui vẻ hơn, có tỉ lệ hài lòng trong công việc cao hơn, gắn kết với tổ chức nhiều hơn. Tương tự, nếu nhân viên nếu cảm thấy gắn kết và hài lòng với công việc của họ sẽ xuất hiện tại nơi làm việc mỗi ngày với nguồn năng lượng tích cực nhất, thậm chí trong cách họ đi đứng tại nơi làm việc, đồng thời có khả năng chịu áp lực tốt hơn, là một trong những biểu hiện hợp lí nhất cho việc họ sẽ là những nhân viên khỏe mạnh.

Những số liệu thống kê sau đây sẽ càng minh chứng cho sự hòa hợp, gắn kết kết của nhân viên và tình trạng thể chất họ là hai thứ không thể tất bật.

 

1. Mỗi một nhóm nhân viên gắn kết mang về thêm 21% lợi nhuận

Con số 21% từ Gallup này nhấn mạnh rằng, sự gắn kết của nhân viên thực ra là một khái niệm hữu hình, là tập hợp những biểu hiện, hành vi cụ thể chứ không phải là một khái niệm trừu tượng, khó đo lường.

Những tổ chức xem sự gắn kết như là một cảm giác đã tiến hành các khảo sát với nhân viên của mình, đồng thời đưa ra các phúc lợi để cải thiện kết quả đó. Báo cáo cho thấy các tổ chức thành công trong việc nâng cao chỉ số gắn kết của nhân viên là những công ty chú trọng, đưa việc gắn kết nhân viên vào trong chiến dịch kinh doanh trọng tâm của họ. Họ đưa ra cho nhân viên những kì vọng rõ ràng, đồng thời cung cấp đầy đủ công cụ và sự hỗ trợ để nhân viên hoàn toàn công việc của mình một cách tốt nhất.

Người có sức khỏe kém ít yêu công việc hơn những người khỏe mạnh – 10 con số chứng minh điều đó!

Vậy, tại sao những nhân viên gắn kết khi làm việc nhóm cùng nhau thì càng đem lại lợi nhuận cao? Những nhân viên có mức độ gắn kết cao nằm trong top 20% sẽ có tỉ lệ vắng mặt, nghỉ phép thấp hơn 41%, tỉ lệ đào thải nhân viên giảm 59%. Do đó, họ sẽ bước chân đến công ty mỗi ngày với một năng lượng tích cực, vui vẻ hơn, đầy đam mê và tận tụy hơn với công việc mà mình đang làm.

2. 89% các chuyên gia nhân sự hàng đầu đồng ý rằng để thành công, mỗi nhân viên luôn cần những phản hồi, đánh giá, và công nhận trên những việc họ làm

Một báo cáo gần đây về sự công nhận, khen thưởng dành cho nhân viên cho biết việc giúp nhân viên nhận được những phản hồi, đánh giá rõ ràng và thường là một điều vô cùng cần thiết. Báo cáo này cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của nguyên tắc công-nhận-dựa-trên-giá-trị-tạo-ra. Và phải chắc chắn một điều rằng mọi phản hồi, đánh giá mà nhân viên nhận được phải luôn đi cùng với sứ mệnh và giá trị cốt lõi của công ty. Nhân viên phải được nhắc nhở rằng mỗi việc họ làm đều mang một mục đích và ý nghĩa nhất định.

Qua đó, chúng ta cần hiểu rằng, sự gắn kết của nhân viên không phải hoàn toàn thuộc trách nhiệm của bộ phận nhân sự. Hơn hết, đó chính là căn bản, là trọng tâm cho toàn bộ chiến lược kinh doanh mà công ty đề ra.

 

3. Những nhân viên cảm thấy mình được lắng nghe sẽ biểu hiện tốt hơn trong công việc gấp 4.6 lần

Sự công nhận và phản hồi là điều kiện cần, nhưng chưa đủ.

Ngày nay, nhân viên với lối tư duy tích hợp, đều mong muốn có một sợi dây liên kết hai chiều giữa họ với sếp. Báo cáo từ Salesforce chỉ ra rằng, việc ý kiến của nhân viên được lắng nghe chính là động lực thúc đẩy sự bình đẳng và thấu hiểu nơi làm việc.

Công ty càng có tỉ lệ đa dạng giới tính cũng như sắc tộc cao hơn sẽ càng cần thể hiện tốt hơn vai trò của mình trong việc tôn trọng và lắng nghe tiếng nói của nhân viên so với các công ty đối thủ. Họ chính là nhân tố phản ánh sự đa dạng về văn hóa, từ đó thu hút nhiều khách hàng tiềm năng hơn. Hơn nữa, các quan điểm khác nhau nơi làm việc cũng sẽ được cộng hưởng theo chiều hướng tích cực, giúp nhân viên đưa ra những quyết định và chiến lược đầy sắc bén và đa chiều hơn.

Người có sức khỏe kém ít yêu công việc hơn những người khỏe mạnh – 10 con số chứng minh điều đó!

Hãy mở rộng cửa với mọi người từ các tầng lớp, lĩnh vực khác nhau. Hãy chắc rằng ý kiến của họ được lắng nghe và thấu hiểu. Đó chính là ván cờ thông minh mà cả hai bên đều không chịu thiệt thòi gì cả.

 

4. 96% nhân viên cho rằng, thể hiện sự cảm thông chính là cách tốt nhất để giữ chân họ ở lại

Sự cảm thông là một phần thiết yếu trong trí tuệ xúc cảm, là khả năng nhận biết và quản lí cảm xúc của một người, từ đó có thể quan tâm đến cảm xúc của những người còn lại. Sự gắn kết và sự cảm thông là hai khía cạnh không thể tách rời, vì nhân viên sẽ không thể thấu hiểu công ty của mình nếu thiếu đi sự cảm thông từ các nhà lãnh đạo.

Một báo cáo gần đây về vấn đề này đã đưa ra nhiều kết quả khác nhau. Đa số nhân viên đều nhất trí về tầm quan trọng của sự cảm thông – tuy nhiên 92% vẫn cảm thấy rằng sự cảm thông vẫn còn đang bị xem nhẹ. Hơn hết, trong khi 92% các CEO cảm thấy rằng tổ chức của mình đã đủ sự cảm thông, nhưng chỉ có 50% số nhân viên trong công ty nhận thấy được điều đó.

Sự cảm thông cần được đặt ra như nền tảng ban đầu. Đó là lí do tại sao việc hướng người khác tới sự cảm thông là mối quan tâm hàng đầu trong công ty của Naz Beheshti với vai trò là một nhà huấn luyện điều hành. Sự cảm thông là một kĩ năng mềm, nhưng những gì nó đem lại cho kết quả của công ty là một điều không ai có thể phủ nhận được.

 

5. Các công ty Mỹ tốn 550 triệu đô mỗi năm vì nhân viên thiếu sự gắn kết

Một báo cáo toàn diện từ The Engagement Institute – một nhóm nghiên cứu bao gồm The Conference Board, Sirota-Mercer, Deloitte, ROI, The Culture Works và Consulting LLP – nhấn mạnh cách mà sự gắn kết quan trọng như thế nào đến các doanh nghiệp.

Điều đáng nói là, phần lớn những người được phỏng vấn đều nhận ra được vì sao họ không hoàn toàn hài lòng với công ty của mình. Họ liệt kê rằng: những nhiệm vụ thuyết phục, các mối quan hệ đầy tin tưởng cao, hay những công việc được thiết kế tỉ mỉ – chính là thứ mà họ tìm kiếm nơi các nhà lãnh đạo. Đây là lí do tại sao giao tiếp đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển của công ty. Nhân viên sẽ nói cho bạn biết về những gì khiến họ tận tâm tận lực để làm, nếu bạn biết cách lắng nghe từ họ.

 

6. 61% nhân viên bị vắt kiệt sức khỏe công việc

Một khảo sát gần đây cho biết 31% nhân viên đang phải chịu rất nhiều áp lực từ công việc. Khảo sát này cũng đưa ra các dẫn chứng về việc áp lực cao sẽ dẫn tới ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất như mệt mỏi, những cơn đau đầu, tăng cân,… và làm tổn thương sức khỏe tinh thần như chứng trầm cảm, lo lắng, tức giận,…. Kết quả cũng cho thấy sự liên kết giữa thể chất và sự gắn kết của nhân viên, và cái cách mà áp lực đang “giết chết” cả hai điều trên.

Cách tốt nhất để vượt qua sự mệt mỏi chính là nhờ các phương pháp chữa trị tổng quát. Những khóa học về chủ đề quản lí và thích ứng với stress sẽ giúp cho nhân viên của bạn cảm thấy vui vẻ hơn, hứng thú hơn và thậm chí là năng suất hơn nữa.

 

7. 89% nhân viên cho rằng những công ty có chương trình chăm sóc sức khỏe tốt chính là nơi lí tưởng để làm việc

Theo phương pháp huấn luyện của Naz Beheshti, yếu tố quyết định đến sự thành công của chương trình chăm sóc sức khỏe chính là có sự sẵn lòng tham gia và cam kết từ phía các nhà lãnh đạo cấp cao – đây cũng là điều đã được khẳng định bởi Hiệp hội Tâm lí học Mỹ.

Nếu cảm thấy các vị sếp của mình chưa dành đủ sự chú trọng đến các chương trình chăm sóc sức khỏe cho nhân viên, thì chỉ có 17% nhân viên sẵn lòng giới thiệu công ty mình là nơi làm việc lí tưởng cho những người khác.

Báo cáo này cũng nhấn mạnh rằng, sức khỏe của nhân viên nên được chú trọng thông qua sự phản ánh văn hóa và môi trường làm việc chung của tổ chức, chứ không phải là cấp trên nói thế nào, nhân viên làm thế ấy.

 

8. 70% các chủ doanh nghiệp đã và đang cải thiện môi trường làm việc, khuyến khích nhân viên có lối sống lành mạnh hơn

Nghiên cứu từ Willis Towers Watson cho thấy, các chủ doanh nghiệp càng ngày càng coi môi trường làm việc lành mạnh là nguyên tố thiết yếu của văn hóa và phát triển công ty.

Người có sức khỏe kém ít yêu công việc hơn những người khỏe mạnh – 10 con số chứng minh điều đó!

Những chương trình chăm sóc sức khỏe độc lập chỉ thu hút một phần sự chú ý của nhân viên, và thu lại lợi nhuận có giới hạn. Giờ đây, các công ty đã hiểu ra rằng, vấn đề chăm sóc sức khỏe phải được lan tỏa ra toàn bộ bộ máy của tổ chức. Việc này bao gồm cung cấp thực phẩm đầy đủ chất dinh dưỡng vào các bữa ăn, môi trường làm việc phù hợp với con người, hay có hệ thống đèn và ánh sáng phù hợp.

 

9. 61% nhân viên đồng ý rằng họ có lối sống khỏe mạnh hơn là nhờ vào các chương trình chăm sóc sức khỏe từ công ty của họ

Đây là một trong những kết quả từ tóm tắt của Aflac về các vấn đề phúc lợi ngày nay. Một chương trình chăm sóc sức khỏe toàn diện sẽ giúp nhân viên công ty có lối sống lành mạnh hơn, từ đó giúp tăng năng suất cũng như tăng sự thỏa mãn trong công việc của họ. Một báo cáo tương tự cũng tìm thấy rằng, thế hệ Millennials (người sinh ra trong khoảng thời gian từ 1980 đến những năm đầu thập niên 2000) – hơn bất kì một thế hệ nào khác – đều xem các phúc lợi bảo an này là chìa khóa để họ quyết định đi hay ở cho một công ty nào đó.

 

10. 87% nhân viên mong muốn rằng các vị sếp sẽ ủng hộ mình trong việc đảm bảo work-life balance

Khảo sát gần đây của Glassdoor đã thức tỉnh chúng ta về khái niệm của việc chăm sóc sức khỏe, nó nằm ngoài những gì chúng ta từng nhận định theo cái cách truyền thống ngày xưa ấy. Mặc dù việc cân bằng công việc – cuộc sống luôn bị hiểu sai, nhưng nhân viên vẫn luôn muốn tìm kiếm nguồn ủng hộ tinh thần từ các vị sếp trong cuộc sống thường nhật của mình. Các nhà lãnh đạo có thể làm được điều này, thông qua cung cấp những giờ làm việc linh hoạt hơn, hoặc khuyến khích nhân viên dành thời gian để đi nghỉ dưỡng chẳng hạn.

Mối liên hệ giữa sự gắn kết của nhân viên và sức khỏe của họ là một bước chuyển mình quan trọng trong giới doanh nghiệp hiện nay. Và không nghi ngờ gì, đây vẫn sẽ là một đề tài đáng quan tâm trong thời gian sắp tới. Những nhà lãnh đạo tân tiến phải biết cách dung hòa và “giữ lửa” hai khía cạnh này, đồng thời xem chúng là những giá trị cốt lõi mà công ty luôn muốn hướng đến trên đà phát triển của mình.

Một lần nữa, sự gắn kết nhân viên và chăm sóc tốt sức khỏe của họ chính là để bảo vệ cho nguồn vốn con người – tài sản quý giá nhất của một công ty, doanh nghiệp.

 

— HR Insider / Theo Forbes —
RaoXYZ
 – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam