Nghỉ việc văn minh: Chuyên nghiệp đến phút cuối cùng - TopCV Blog

Nghỉ việc văn minh: Chuyên nghiệp đến phút cuối cùng - TopCV Blog

Trong bất kỳ mối quan hệ nào, kết thúc và ra đi cũng nên thật văn minh, tử tế và công việc cũng không ngoại lệ. Công ty cũ sẽ còn theo chân bạn trong những lần phỏng vấn kế tiếp, nhà tuyển dụng mới cũng có thể liên hệ tới công ty cũ để kiểm chứng thông tin về bạn. Bên cạnh việc giữ gìn hình ảnh thương hiệu cá nhân của mình, việc kết thúc trong êm đẹp cũng là cách bạn thể hiện sự trân trọng tới những trải nghiệm mà bạn đã có ở công ty cũ. Dù vui dù buồn, dù ít hay nhiều, bạn cũng đã thêm trưởng thành và cứng cáp hơn về cả chuyên môn, kỹ năng lẫn thái độ, phong cách làm việc.

Văn minh và lịch sự khi ra đi để mọi người vẫn giữ được những thứ tốt đẹp về nhau; chứ không phải mỗi lần nhắc lại người ta lại lắc đầu, cười mỉm hay vội nói lảng sang vấn đề khác. Thử tưởng tượng mà xem, một ngày đang yên đang lành, người bạn yêu nói hết yêu rồi. Ngày hôm sau bặt tăm, không còn gặp bạn bất kỳ lần nào nữa. Bạn có buồn không? Nhà tuyển dụng cũng từng là nơi bạn tin tưởng và dốc hết trách nhiệm để cống hiến. Hãy đặt mình vào vị trí của họ để thấy họ cũng cần sự tôn trọng và tử tế từ bạn. Bởi những gì bạn không muốn nhận lấy thì cũng đừng làm với người khác.

>> Xem thêm: Gen Z và văn hóa đi làm “thích thì nghỉ”: Vì cái tôi cao, sớm bỏ cuộc hay vì ngoài kia nhiều cơ hội?

Dĩ nhiên, sẽ có lúc bạn thấy chán chường với núi công việc hiện tại; đống deadline lạnh lùng cứ thu ngắn lại theo khoảng thời gian hữu hạn 24 giờ; bạn mệt mỏi khi phải đến công ty; lay lắt vượt qua những cuộc họp căng thẳng,… bạn có quyền xin nghỉ việc. Tuy nhiên, trước khi quyết định đừng quên viết một lá thư để xin nghỉ và thực hiện theo các quy định của công ty; báo trước 30 ngày để họ còn sắp xếp người thay thế; hoặc phân bổ công việc của bạn cho những người ở lại.

>> Xem thêm: Để mỗi bước nhảy việc là một bước tiến dài

Đó là với công ty, nơi có mối quan hệ pháp lý rõ ràng. Còn nếu là cộng tác, chỉ hỗ trợ nhau bằng sự tin tưởng; bạn nên để tình cảm và sự yêu thương đó tồn tại sau khi bạn nghỉ. Đừng để mất công việc và đồng thời mất luôn cả một người bạn.

Trong trường hợp bạn muốn nghỉ sớm hơn; bạn có thể nói với sếp hoặc bộ phận nhân sự rằng nếu tuyển được người mới, bạn có thể nghỉ sớm hơn 30 ngày được không

Khi bạn quyết định nghỉ việc, người đầu tiên cần được thông báo là quản lý. Bạn sẽ trở thành người thiếu chuyên nghiệp nếu để cấp trên biết thông tin này qua một nguồn nào đó ngoài bạn. Thậm chí họ có thể cảm thấy bị xúc phạm.

Vì vậy, đừng để bất cứ ai tham gia vào việc báo cáo nghỉ việc của bạn. Nếu không có cơ hội gặp mặt trực tiếp, bạn có thể trao đổi với quản lý qua các kênh online. Trong trường hợp không còn lựa chọn nào khác, bạn có thể sử dụng email nếu được.

Hãy chuẩn bị sẵn nội dung trước khi trao đổi với cấp trên. Ngay cả khi bạn nghỉ việc trong êm đẹp thì cuộc trò chuyện này cũng rất ngại ngùng và khó khăn.

Bạn phải vừa dứt khoát khi đưa ra quyết định vừa phải chuẩn bị cho mọi câu hỏi từ phía quản lý. Liệu bạn có sẵn sàng nói không với một mức đãi ngộ mới hay về lời đề nghị bạn hãy suy nghĩ lại? Sẽ ra sao nếu cấp trên xúc động với quyết định nghỉ việc của bạn?

Điều này hoàn toàn có thể xảy ra, đặc biệt khi bạn là thành viên chủ chốt trong nhóm hoặc có mối quan hệ tốt với cấp trên. Trong mọi hoàn cảnh, hãy luôn giữ tác phong chuyên nghiệp và không nên thể hiện thái độ không hài lòng dù chỉ một chút. Có thể sẽ rất “ngầu” khi có một quá trình nghỉ việc ngoạn mục nhưng điều này là không nên

Bạn vẫn nên chuẩn bị đơn xin nghỉ việc ngay cả khi đã trao đổi với cấp trên về vấn đề này nhằm đề cập chính xác thời gian nghỉ (có thể sử dụng email, tuy nhiên nên ưu tiên bản cứng). Ở nhiều công ty, đơn xin nghỉ việc sẽ được lưu làm tài liệu cuối cùng.

Ngày làm việc cuối cùng theo dự định

Tùy từng vị trí cũng như quy định của từng doanh nghiệp, công ty mà người nghỉ việc cần thông báo khoảng thời gian trước khi nghỉ việc của mình là khác nhau. Nhìn chung hầu hết các doanh nghiệp có thể yêu cầu báo trước 1 tháng hoặc có thể hơn. Với các vị trí cấp cao hơn thì thời gian yêu cầu sẽ dài hơn.

Lý do nghỉ việc (ngắn gọn)

Bạn hoàn toàn có thể trình bày chung chung như có dự định mới ở một doanh nghiệp khác. Dù cấp trên có yêu cầu thông tin bổ sung, bạn cũng không nhất thiết phải trình bày cụ thể. Nếu bạn nghỉ vì cảm thấy công việc không phù hợp hay gặp phải vấn đề gì đó với công ty, hãy trình bày khái quát thay vì thể hiện thái độ tiêu cực. Ngoài ra, bạn có thể sử dụng “Lý do cá nhân” trong đơn xin nghỉ.

Lời cảm ơn

Bất kể công việc nào cũng đều mang đến những trải nghiệm thú vị nhất định. Bạn không nhất thiết phải nói lời cảm ơn, tuy nhiên đây chính là thời điểm thích hợp. Bạn có thể viết “Xin chân thành cảm ơn quý công ty đã tuyển dụng và tạo điều kiện tôi trong suốt quá trình làm việc”.

>> Tham khảo ngay các mẫu đơn xin nghỉ việc từ RaoXYZ: https://www.topcv.vn/mau-don-xin-nghi-viec

Từ xưa tới nay, trước khi ly dị người ta cũng có khoảng thời gian ly thân. Trước khi nghỉ việc, bạn có 30 ngày thử thách. 30 ngày cuối cùng này hãy sống thật tốt và có trách nhiệm cùng nhau. Hãy cư xử như trước giờ bạn vẫn làm. Hãy tới công ty đến ngày cuối cùng, tham gia họp hành đầy đủ và đóng góp nhiệt tình để dự án của công ty hoàn thiện hơn chẳng hạn.

Để tránh gây ảnh hưởng đến công việc của công ty, trước khi nghỉ, cần cố gắng bàn giao tất cả công việc và thông tin liên quan một cách chi tiết cho người cho người kế nhiệm bạn. Đây là một nét văn hóa nghỉ việc tốt đẹp. Thậm chí, bạn có thể viết một bản thống kế kế hoạch làm việc và đào tạo họ làm vị trí của mình một cách tốt nhất.

Bạn biết đấy, một vài lời khen, đề cao bạn từ những vị sếp cũ sẽ góp phần tăng khả năng trúng tuyển cho bạn đối với công việc mới. Bạn sẽ chẳng mất gì cả mà chỉ nhận lại được sự tôn trọng và kiêng nể từ đồng nghiệp hay sếp. Nhiều người vẫn cứ suy nghĩ, nhảy việc rồi là hết, chẳng còn gặp nhau nữa. Thế nên cần gì giữ gìn ý tứ. Thể hiện sự chây ì hay không hợp tác chỉ càng làm lộ rõ sự thiếu chuyên nghiệp trong khi làm việc của bạn.

Trái Đất tròn, lòng người càng nhỏ, chuyện gì cũng có thể xảy ra được. Biết đâu sếp cũ của bạn lại là sếp mới của công ty của bạn đang ứng tuyển. Biết đâu, đồng nghiệp của bạn ở công ty cũ lại cộng tác với bạn trong một dự án mới,… Không tử tế và lịch sự, sau này sao nhìn được mặt nhau?

Việc tổ chức tiệc chia tay có thể là một phần nằm trong quy trình của doanh nghiệp. Hoặc những công ty nhỏ sẽ không có phần này. Tuy nhiên, bạn sẽ ghi thêm điểm ấn tượng cho mình nếu chủ động tổ chức một bữa tiệc (có thể nho nhỏ như tiệc bánh ngọt, trái cây) để chào tạm biệt mọi người. Bữa tiệc nhỏ sẽ giúp bạn kết nối với mọi người tốt hơn, và biết đâu sẽ có người dẫn lối cho bạn một cơ hội làm việc tuyệt vời khác từ network của họ.

Ngoài ra, bạn có thể sắp xếp thời gian đến gặp sếp và một số đồng nghiệp thân thiết để gửi lời cám ơn và chào tạm biệt. Trong những khoảnh khắc xúc động này, bạn và mọi người, kể cả sếp có thể thoải mái chia sẻ với nhau và nhận được phản hồi quý giá giúp xây dựng hành trang nghề nghiệp của bạn vững chắc hơn.

Tạm kết

Đúng là đi làm cần chuyên nghiệp và văn minh. Nhưng thật ra, nghỉ làm còn cần văn minh và tử tế hơn gấp bội. Thái độ tốt ngay cả khi nghỉ việc sẽ có thể mở ra nhiều cơ hội cho bạn trong tương lai. Thái độ tốt ngay cả khi nghỉ việc sẽ có thể mở ra nhiều cơ hội cho bạn trong tương lai. 

Ra đi là để tìm kiếm cho mình những cơ hội tốt hơn trong tương lai. Truy cập ngay trang tin tuyển dụng hàng đầu Việt Nam RaoXYZ (đứng đầu bảng xếp hạng về số lượt truy cập của nền tảng tuyển dụng online tại Việt Nam theo thống kê của Alexa, lọt Top 2 Website lĩnh vực Jobs And Employment theo xếp hạng của SimilarWeb). Tìm kiếm ngay những công việc tốt nhất dẫn bạn tới thành công, truy cập ngay tại đây

  • Tham khảo thêm các mẫu CV để tăng 80% cơ hội trúng tuyển tại: https://www.topcv.vn/mau-cv
  • Tìm việc làm chất lượng lương cao tại: Việc làm chất lượng
  • Tải App RaoXYZ để trải nghiệm tìm kiếm và ứng tuyển công việc chỉ với một chạm:
    – iOS: https://apple.co/2TSeTJA
    – Android: http://bit.ly/2FnLblz