Nghệ thuật phê bình nhân viên các nhà lãnh đạo cần “nằm lòng”

Nghệ thuật phê bình nhân viên các nhà lãnh đạo cần “nằm lòng”

Trong quá trình quản lý, lãnh đạo tập thể, việc khen, chê nhân viên là điều diễn ra thường xuyên nhằm khích lệ cũng như giúp họ cải thiện được những nhược điểm, hạn chế của mình. Tuy nhiên, để phê bình nhân viên hiệu quả, không khiến họ phật ý lại là cả một nghệ thuật. Vậy nhà lãnh đạo cần lưu ý những gì khi đưa ra ý kiến đóng góp và phê bình nhân viên của mình?

nghệ thuật phê bình nhân viên 1

Tìm hiểu nguyên nhân sự việc trước khi phê bình

Trước khi đưa ra lời nhận xét, phê bình nhân viên, là người quản lý, lãnh đạo, bạn sẽ phải phân tích, tìm hiểu kỹ lưỡng vấn đề xem lỗi do ai, nguyên nhân là từ đâu? Bạn cần phải có cái nhìn khách quan nhất, có như vậy thì khi phê bình, nhân viên mới tâm phục khẩu phục, từ đó rút ra kinh nghiệm và sửa sai. 

Lựa chọn thời gian, địa điểm thích hợp

Việc lựa chọn thời gian, địa điểm phê bình cũng là điều rất quan trọng mà người làm quản lý, lãnh đạo cần biết. Bạn không thể nào đùng đùng nổi giận và mắng nhân viên ngay tại không gian đông người, khi cả công ty đang tập trung làm việc. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến chất lượng, hiệu quả công việc chung mà còn làm hình ảnh lãnh đạo của bạn trong mắt nhân viên bị xấu đi. Thêm vào đó, nhân viên khi bị phê bình trước mặt đồng nghiệp khác, họ cũng sẽ cảm thấy xấu hổ, mất mặt.

👉 Xem thêm: [Chia sẻ] Các kỹ năng lãnh đạo cần cho một nhà quản lý giỏi

VIỆC LÀM CHUYÊN GIA TỔ CHỨC NHÂN SỰ

Tập trung vào điểm mạnh, sự đóng góp của nhân viên

Tập trung vào điểm mạnh, sự đóng góp của nhân viên

Tập trung vào điểm mạnh, sự đóng góp của nhân viên

Phê bình nhân viên là chỉ ra lỗi lầm, điểm chưa tốt của họ. Tuy nhiên, không vì thế mà bạn quên đi điểm mạnh, sự đóng góp của nhân viên cho công việc. Mặc dù bạn còn rất nhiều điều cần góp ý, chưa hài lòng về dự án nhân viên đã làm. Thế nhưng, trước hết, bạn hãy cứ đưa ra phát ngôn tích cực, thể hiện sự ghi nhận, khích lệ sự cố gắng của nhân viên. Bạn vẫn có thể “chỉnh” lại cách làm việc hay thậm chí là phê bình nhân viên nhưng hãy cân nhắc trong bối cảnh tích cực. Khi đó, bạn vừa duy trì được tinh thần, sự gắn bó của nhân viên mà kết quả cũng sẽ tốt hơn rất nhiều.

Nhấn mạnh vào sự hợp tác, những điểm chung

Cùng với những lời phê bình nhân viên, là người lãnh đạo, bạn cũng cần có thái độ khách quan, cố gắng để nhấn mạnh vào điểm chung, sự hợp tác lâu dài giữa đôi bên. Mục đích cuối cùng của việc phê bình là để nhân viên nhận ra những nhược điểm, từ đó khắc phục, cải thiện và làm việc tốt hơn trong tương lai. Do đó, bạn cần tạo ra môi trường an toàn về mặt tâm lý, tránh để nhân viên phật ý mà nghỉ việc. Khi đó, công ty sẽ lại tốn thời gian, công sức, tiền bạc để tuyển dụng, đào tạo nhân viên mới.

👉 Xem thêm: 6 cách phản hồi mang tính xây dựng kèm ví dụ cụ thể

Nghệ thuật “khen mà chê”

Nghệ thuật “khen mà chê”

Nghệ thuật “khen mà chê”

Khi nói chuyện với nhân viên, dù là phê bình, bạn cũng cần có những lời nói nhẹ nhàng, bình tĩnh, có thể pha chút hóm hỉnh, hài hước. Đây chính là nghệ thuật “khen mà chê”, giúp cuộc trò chuyện giữa 2 bên được hiệu quả hơn là việc chỉ trích nặng nề, gay gắt.

Ví dụ, nếu như nhân viên thường xuyên đi làm muộn, bạn có thể khéo léo nói rằng “cậu làm việc tốt đấy, nhưng cố gắng đến đúng giờ để mọi người không phải chờ đợi lâu nhé!”.

Một nhà lãnh đạo muốn tạo được động lực cho nhân viên, hãy cố gắng để giao tiếp với họ theo cách tự nhiên, thoải mái nhất, giúp họ nhận thấy được sự công bằng, được tôn trọng, không bị tổn thương ngay cả khi sếp phê bình.

Không công kích nhân viên

Công kích nhân viên là một trong những lỗi mà nhiều nhà lãnh đạo mắc phải hiện nay. Khi phát hiện nhân viên phạm phải sai lầm, không hoàn thành tốt công việc, dù bạn không thoải mái, không vui nhưng cũng tuyệt đối không có thái độ quá gắt, không uy hiếp, dồn nhân viên đến đường cùng. Bạn cần tránh những câu nói kiểu như “cậu lúc nào chẳng vô dụng như thế” hay “cô lại định chống đối tôi à?”,… Điều này dường như đang phủ nhận hoàn toàn công sức, sự đóng góp của nhân viên. 

Khi nhân viên làm sai và đã biết lỗi, bạn hãy dừng phê bình lại, tạo cho họ cơ hội để sửa sai. Việc nhắc đi nhắc lại một vấn đề trước mặt nhiều người có thể sẽ khiến nhân viên đó cảm thấy không thoải mái và không muốn tiếp tục công việc nữa.

👉 Xem thêm: Nhân viên “nhà người ta” – So sánh khập khiễng hay động lực để phát triển?

Khen ngợi kịp thời sự tiến bộ

Khen ngợi kịp thời sự tiến bộ

Khen ngợi kịp thời sự tiến bộ

Nếu bạn đã dành thời gian để đánh giá, nhận xét và phê bình nhân viên thì cũng đừng tiếc thêm chút thời gian để khen ngợi khi họ có nhiều tiến bộ trong công việc nhé. Việc đưa ra lời khen kịp thời không chỉ giúp mang lại động lực mà còn cho nhân viên thấy rằng, lãnh đạo vẫn luôn theo dõi, quan sát và ghi nhận sự cố gắng, tiến bộ của mình. Xét về lâu dài, sự khen ngợi này còn giúp nhân viên trở nên bình tĩnh, có thể tự đánh giá bản thân thường xuyên và không cần quá lo sợ về những lời phê bình từ sếp.

Như vậy, phê bình nhân viên cũng cần phải có nghệ thuật để vừa giúp nhân viên cố gắng, nỗ lực hơn nữa mà không khiến ai phải phật ý, buồn lòng. Mong rằng những chia sẻ trên đây sẽ hữu ích, giúp cho những nhà quản lý, lãnh đạo mới có thể bình tĩnh, giải quyết được các vấn đề mà nhân viên mắc phải trong quá trình làm việc nhé.