Ngành FMCG là gì? Học ngành FMCG ra trường làm gì?

Ngành FMCG là gì? Học ngành FMCG ra trường làm gì?

Nhắc tới thuật ngữ FMCG, nhiều người nghĩ tới các tập đoàn nổi tiếng như: P&G, Pepsico, Unilever, Cocacola,… Vậy FMCG là ngành gì? Học ngành này ra trường làm gì? Có dễ tìm việc không? Bài viết dưới đây hãy cùng Blog.TopCv tìm hiểu rõ hơn về những thông tin này nhé.

Ngành FMCG là gì?

FMCG là cách viết tắt của Fast Moving Consumer Goods. Đây là ngành cung cấp hàng hóa tiêu dùng thiết yếu của cuộc sống bao gồm: đồ ăn đóng hộp, sản phẩm gia dụng, thực phẩm chức năng, nước uống đóng chai, hóa mỹ phẩm chăm sóc cá nhân như: kem đánh răng, dầu gội, bột giặt, sữa tắm,…

fmcg là ngành gì
Xu hướng phát triển của ngành được đánh giá cao

Ngoài ra những sản phẩm dược liệu, văn phòng phẩm hay điện tử tiêu dùng cũng được xem là sản phẩm của ngành hàng tiêu dùng nhanh. Các sản phẩm của ngành này xuất hiện nhiều tại các cửa hàng tạp hóa, siêu thị và cửa hàng bán lẻ trên khắp thế giới. Ngành FMCG là danh mục các sản phẩm bán lẻ nhanh chóng với chi phí thấp.

>>> Xem thêm: Kinh nghiệm ứng tuyển và làm việc tại Nestlé Việt Nam

Học ngành FMCG ra trường làm gì?

Những năm gần đây ngành FMCG vô cùng phát triển, theo học ngành này bạn có nhiều cơ hội việc làm, cụ thể như sau:

Quản lý sức khỏe và an toàn

Công việc này đòi hỏi bạn cần kiểm soát được các vấn đề về sản phẩm, đáp ứng tiêu chuẩn cao nhất của doanh nghiệp. Hơn nữa bạn cũng cần có những ý tưởng mới phù hợp với hướng đào tạo và phát triển nhân lực của doanh nghiệp.

Quản lý bán hàng

Làm quản lý bán hàng bạn cần học hỏi, phát triển kỹ năng nhằm bắt kịp xu thế thị trường, tiếp cận khách hàng mục tiêu. Đặc biệt quản lý bán hàng cần kiểm soát việc tăng trưởng lợi nhuận và phát triển dịch vụ sao cho phù hợp với chi phí cũng như hoạt động quản lý nội bộ của doanh nghiệp.

Quản lý cổ tức

Quản lý cổ tức có nhiệm vụ phân phối cổ tức đến các thành viên trong doanh nghiệp. Ngoài ra bạn cũng cần cập nhật quy trình kiểm soát cổ tức thường xuyên để đưa ra điều chỉnh cho doanh nghiệp.

Nhà phân tích quy trình

Công việc này đòi hỏi bạn phải  có hiểu biết sâu sắc về hoạt động doanh nghiệp và đối tác cung cấp hàng hóa. Từ đó có được phản phân tích chiến lược doanh nghiệp ở những góc độ khác nhau. Nhà phân tích quy trình cần có kỹ năng phân tích, diễn giải số liệu từ hệ thống nội bộ của doanh nghiệp.

Gồm những mặt hàng dễ tiêu thụ
Gồm những mặt hàng dễ tiêu thụ

Với những kỹ năng này có thể giúp bạn kiểm soát chất lượng và hiệu quả công việc nhằm đưa ra các quan điểm chuyên sâu về hoạt động doanh nghiệp.

>>> Xem thêm: Kinh nghiệm ứng tuyển và làm việc tại P&G Việt Nam

Trưởng bộ phận kiểm soát các nguồn lực

Công việc này đòi hỏi bạn cần có các chiến lược cân đối nguồn lực cho doanh nghiệp nhưng phải đảm bảo chất lượng cũng như các tiêu chuẩn đã được đề ra.

Mục tiêu của trưởng bộ phận kiểm soát nguồn lực là duy trì lợi thế nguồn lực của doanh nghiệp từ đó tạo thế cạnh tranh cho doanh nghiệp.

Có nên làm việc trong ngành FMCG không?

FMCG cung cấp hàng hóa với số lượng lớn, chi phí phải chăng, vì thế người tiêu dùng có thể mua mỗi ngày các mặt hàng thiết yếu này. Cũng chính vì vậy các sản phẩm này thường xuất hiện trong đời sống của chúng ta.

Cơ hội việc làm lớn do nhu cầu cao
Cơ hội việc làm lớn do nhu cầu cao

Do là sản phẩm thiết yếu nên nhu cầu tiêu dùng luôn rất lớn, cơ hội việc làm trong ngành FMCG vì vậy cũng khá cao. Ở Việt Nam hiện nay có nhiều doanh nghiệp trong ngành FMCG như: Unilever, P&G, Johnson & Johnson, Nestle, Vina Acecook, Trung Nguyên,… Đó đều là các thương hiệu uy tín ở cả trong nước và quốc tế, bởi vậy cơ hội nghề nghiệp cũng rất triển vọng.

Phần lớn các doanh nghiệp đều cố gắng tạo ra các sản phẩm mới, hình thức, bao bì mới hoặc các chiến dịch marketing độc đáo. Bởi vậy bạn cần có sự sáng tạo để gia nhập vào thị trường với tốc độ phát triển nhanh chóng này.

Những doanh nghiệp của ngành FMCG đều có môi trường làm việc chuyên nghiệp và cần những nhân lực xuất sắc. Ngay cả khi có khủng hoảng tài chính hay dịch bệnh thì ngành FMCG vẫn phát triển tốt.

>>> Xem thêm: Ngành bán lẻ là gì? Bí quyết thành công trong ngành bán lẻ

Các xu hướng phát triển thị trường FMCG tại Việt Nam 

Hiện nay tại Việt Nam xu hướng phát triển của ngành FMCG như sau:

Xây dựng thương hiệu cao cấp , nhãn hàng riêng

Những năm gần đây số lượng các nhãn hàng và thương hiệu cao cấp có xu hướng tăng nhanh mang đến nguồn doanh thu lớn. Khách hàng thường chọn các thương hiệu có tên tuổi và sẵn sàng mua hàng FMCG của các thương hiệu này.

Uy tín và thương hiệu tạo nên thành công
Uy tín và thương hiệu tạo nên thành công

Bởi vậy xu hướng của thị trường hiện nay là xây dựng những thương hiệu uy tín, chất lượng nhằm thu hút khách hàng tiềm năng. Các sản phẩm được in sâu vào tiềm thức của khách hàng qua những chương trình khuyến mãi, quảng cáo. Việc xây dựng thương hiệu, nhãn hiệu riêng chính là công việc của FMCG Việt Nam.

Phát triển thương mại truyền thống

Khi mà thương mại điện tử phát triển nhiều thì ở các vùng nông thôn thương mại truyền thống vẫn có vai trò đặc biệt quan trọng. Các nhà bán lẻ, sản xuất nội địa và nông thôn cũng có cơ hội phát triển. Dù các loại hình thương mại ra đời và phát triển cũng không thể xóa nhòa vai trò của các cửa hàng tạp hóa nông thôn được. 

Tìm việc làm ngành ngành fmcg ở đâu?

Là một ngành với xu hướng phát triển mạnh mẽ  FMCG hứa hẹn mang đến nhiều cơ hội việc làm cho các bạn trẻ. Nếu sau khi tìm hiểu hứng thú và theo học ngành này thì bạn có thể tìm kiếm rất nhiều công việc liên quan. Ngoài các trang mạng xã hội liên quan tới ngành bạn có thể tham khảo những việc làm HOT của ngành FMCG trên trang RaoXYZ. Tại đây bạn có thể nắm được những yêu cầu cụ thể với công việc, mức lương hấp dẫn cho mỗi vị trí cũng như những mong muốn của nhà tuyển dụng về trình độ của ứng viên. Từ đó chọn cho mình một công việc phù hợp nhất.

Mong rằng với những chia sẻ trên đây của Blog.TopCv có thể giúp các bạn hiểu rõ ngành FMCG là gì? Qua đó có được hiểu biết nhất định về ngành này và định hướng nghề nghiệp cho bản thân chính xác hơn. Chúc bạn tìm được hướng đi đúng đắn và phù hợp với khả năng của bản thân.

Nguồn ảnh: Sưu tầm.