Nên tìm việc mới hay chấp nhận sống chung với công việc mình ghét?

Nên tìm việc mới hay chấp nhận sống chung với công việc mình ghét?


Đi làm không giống như đi học, bạn không được tự ý chọn những công việc mà mình yêu thích để làm. Sếp, quản lý giao cho cái gì thì phải làm cái đó, kể cả đó là những việc mà bạn ghét, không thuộc chuyên môn của mình. Nhiều người lúc này nảy ra suy nghĩ chán việc, chán nghề, có nên tìm việc mới không? Thay vì nghĩ đến việc nghỉ việc, tìm một công việc mới tốt hơn, được làm những thứ mà bạn yêu thích thì sao không thử chấp nhận sống chung với nó một lần nhỉ. Dưới đây là một số cách đơn giản giúp bạn lại tinh thần, niềm đam mê để đối phó với những công việc mà mình "ghét cay ghét đắng".

nen tim viec moi hay chap nhan song chung voi cong viec minh ghet
Sự lựa chọn nào hoàn hảo cho bạn nếu bạn đã cảm thấy quá chán ghét công việc cũ của mình

Cách giải quyết khi bạn đã chán ghét công việc cũ 

1. Nhìn nhận vấn đề một cách lạc quan

Vẫn biết phải làm những thứ mà bạn không thích quả thật là khó khăn, xong mỗi một công việc sẽ mang lại cho bạn những trải nghiệm, kiến thức và kỹ năng khác nhau. Thay vì ngồi đấy mà than "em đã không muốn làm mà sếp cứ bắt em phải làm" thì nên nhìn nhận vấn đề một cách lạc quan, vui vẻ mà chấp nhận công việc mới để học hỏi, mở rộng và củng cố các kỹ năng.

Giả sử sau này nếu có muốn nhảy việc thì bạn cũng có thêm những kỹ năng "vàng" để làm đẹp CV xin việc, gây ấn tượng với nhà tuyển dụng với những kỹ năng nổi bật. Đồng thời sếp mà có ý định cân nhắc thăng chức cho bạn thì cũng có cái để làm cơ sở để đánh giá trình độ năng lực của bạn.

2. Đặt ra mục tiêu cho bản thân và thực hiện

Khi đạt được mục tiêu nào đó trong công việc, cuộc sống bạn sẽ cảm thấy có động lực để làm tiếp nó. Vì vậy, hãy thử đặt ra mục tiêu và cố gắng từng ngày cho công việc mà bạn vốn ghét, biết đâu một ngày nào đó bạn lại phát hiện ra rằng nhờ có công việc khó ưa này mà bạn đã khám phá ra nhiều khả năng, khía cạnh mới của bản thân thì sao. Bên cạnh trau dồi cho mình kỹ năng chuyên môn bạn cũng cần củng cố cho mình thật nhiều kỹ năng mềm, bởi những kỹ năng mềm này sẽ hỗ trợ hiệu quả cho bạn trong quá trình làm quen và tiếp xúc với công việc mới.

nen tim viec moi hay chap nhan song chung voi cong viec minh ghet
Đừng quá căng thẳng, hãy luôn biết tạo động lực, niềm vui trong công việc và cuộc sống
 

3. Ngừng than vãn

Biết là bạn không thích công việc đó rồi nhưng hãy ngừng than vãn, đừng tốn thời gian vào những cuộc trò chuyện vô bổ, trình bày cho đồng nghiệp, rồi nói xấu sếp. Đơn giản vì nói xong cũng có giúp được gì cho bạn đâu, công việc thì vẫn phải làm có tránh được đâu, ghét của nào thì trời lại trao của ấy mà thôi. Thay vì ngồi chém gió vô bổ, bạn nên tận dụng thời gian đó để học hỏi và trau dồi các kỹ năng cho công việc mới của mình, nghiên cứu để tìm ra các giải pháp mới, hướng đi mới hiệu quả hơn. Hãy luôn tự hỏi và tự trả lời câu hỏi động lực làm việc của bạn là gì? rồi nhìn vào động lực phấn đấu của mình, chắc chắn nó sẽ giúp ích cho bạn rất nhiều trong quá trình làm việc.

4. Nghỉ ngơi xả stress

Phải làm công việc mà mình không hề ưa gì nó, cộng thêm những áp lực mà công việc mang lại khiến bạn cảm thấy bị stress. Thôi thì trong công việc đã không được đối xử "công bằng" rồi, đừng để trong cuộc sống cũng bị đối xử không công bằng nốt. Sau chuỗi ngày làm việc vất vả, hãy tự thưởng cho bản thân những món quà "tinh thần" vừa để xả stress, vừa lấy lại động lực làm việc để kiếm tiền mua sắm những thứ mà mình thích.

Cái gì cũng vậy, nói bỏ thì dễ chứ giữ mới khó. Trong công việc cũng vậy, còn trẻ thì đừng nên lăn tăn nên tìm việc mới hay chấp nhận sống chung với công việc mình ghét? Thay vì nghĩ đến việc từ bỏ, bạn nên học cách chấp nhận sống chung với nó để trưởng thành hơn về mặt suy nghĩ cũng như trưởng thành hơn về kỹ năng công việc.

>> Bạn đang muốn chuyển việc, tìm một việc làm mới tốt hơn truy cập ngay Joboko.com để cập nhật danh sách việc làm theo ngành nghề nhé!
>> Để lại ý kiến đánh giá, bình luận của bạn bằng cách comment bên dưới nhé!