Mục đích Của Biện Pháp Làm Ruộng Bậc Thang Có Thể Bạn Chưa Biết

Mục đích Của Biện Pháp Làm Ruộng Bậc Thang Có Thể Bạn Chưa Biết

Ruộng bậc thang là gì?

Là một đất nước có nền nông nghiệp trồng lúa nước lâu đời thì đất canh tác là yếu tố hàng đầu, tuy nhiên, ở những vùng cao, vùng đồi núi thì đất canh tác hay đất nông nghiệp vô cùng khan hiếm. Do đó, người dân khắc phục sự khó khăn ấy bằng cách chọn các sườn đồi, núi có đất màu bậc tam cấp để tạo thành những vạt đất bằng. Dựa vào mục đích canh tác khác nhau mà có thể để khô hoặc dẫn nước từ trên núi về. Bên cạnh đó, chống xói mòn và bảo vệ đất chính là mục đích của biện pháp làm ruộng bậc thang.

mục đích của biện pháp làm ruộng bậc thang
Mỗi thửa ruộng có vẻ đẹp riêng biệt

Có thể nói rằng ruộng bậc thang chính là một điểm nhấn vô cùng nổi bật của các nước Đông Nam Á. Ở Việt Nam, ruộng bậc thang tọa lạc ở các khu vực Tây Bắc và Tây Nguyên; và nổi tiếng với những thửa ruộng bậc thang làm say đắm lòng người chính là ở SaPa, Lào Cai – một vùng đất có khí hậu mát mẻ và có sương mù che phủ quanh năm. Không chỉ thế, ruộng bậc thang của Việt Nam đã và đang là một điểm nhấn của cảnh quan nước ta. Với vẻ đẹp kì vĩ, độc đáo của ruộng bậc thang cùng hình ảnh những cô gái dân tộc thiểu số vô cùng xinh xắn như tạo ra một bức tranh phong cảnh rung động lòng người. 

Đặc điểm của ruộng bậc thang

Đúng như tên gọi, ruộng bậc thang có hình dạng như những chiếc bậc thang màu xanh khổng lồ nối tiếp nhau. Với địa hình đặc biệt nên ruộng bậc thang được trang bị hệ thống thủy lợi vô cùng tinh vi nhằm đáp ứng đủ nước cho sự phát triển của cây lúa.

Đặc biệt hơn, hình thức canh tác ruộng bậc thang là nét đặc trưng của Đông Nam Á gắn liền với những tộc người cụ thể. Ở Việt Nam có có tộc người La Hủ, Hmông, Dao, Hà Nhì ở các tỉnh Lai Châu, Lào Cai, Yên Bái. Ở Trung Quốc tại tỉnh Vân Nam thuộc châu Hồng Hà, Quý Châu với người Na Xi, Hà Nhì, HMông. Vùng núi cao Đông Bắc của Thái Lan có tộc người Karen. Ở Indonesia, trên quần đảo Ba Li loại hình canh tác này cũng rất phổ biến. Còn ở Philippine một số địa phương như Luzon, Man Da Nao, Pan Na Wan… cũng áp dụng loại hình canh tác ruộng bậc thang.

mục đích của biện pháp làm ruộng bậc thang
Ruộng bậc thang là nét đặc trưng của nền nông nghiệp Việt Nam

Từ bao đời nay, các dân tộc của Việt Nam như Mông, Dao, Nùng,… đã vất vả, không ngại khó khăn để xẻ núi khai hoang và tạo ra những thửa ruộng bậc thang đẹp tuyệt vời nối tiếp nhau trải dài theo các triền núi ngút ngàn. Sau quá trình tìm hiểu ở các hộ gia đình của dân tộc Mông, Nùng; loại hình canh tác ruộng bậc thang này đã xuất hiện khoảng 100 năm. Do điều kiện đất đai, rừng ngày càng khan hiếm và không đáp ứng nhu cầu trồng trọt ngày một tăng lên, người dân ở đây đã dần dần chuyển sang hình thức canh tác ruộng bậc thang. Mục đích của biện pháp làm ruộng bậc thang là chống xói mòn, cải tạo và bảo vệ đất.

Chính vì thế, ngày nay ruộng bậc thang đã trở thành một nền văn hóa, một đặc trưng, một niềm tự hào đối với người dân nơi này. Để có được ngày hôm nay, các đồng bào, dân tộc đã bỏ nhiều công sức để đúc kết kinh nghiệm, tìm hiểu, hoàn thiện và nâng cao kĩ thuật khai phá, tạo mặt bằng, giữ nước, đắp đê,… 

Những năm về trước, khi đất đai còn nhiều thì người dân đặt ra những yêu cầu khá cao về đất để làm ruộng bậc thang như đất phải tơi xốp, màu mỡ, và không có đá quá to. Bên cạnh đó, độ dốc của đất không được quá lớn và có khả năng tạo được mặt bằng ruộng rộng và dài. Một điều vô cùng quan trọng là đất làm ruộng bậc thang phải gần nguồn nước, thuận tiện cho việc tưới tiêu và không mất nhiều công sức. Nhưng hiện nay, đất ngày càng khan hiếm nên họ không còn đòi hỏi nhiều yêu cầu như trước mà tập trung vào việc tăng độ màu mỡ, phì nhiêu cho đất. 

Mục đích của biện pháp làm ruộng bậc thang?

Ruộng bậc thang không chỉ góp phần làm đẹp hơn, độc đáo hơn cảnh quan của đất nước mà mục đích của biện pháp làm ruộng bậc thang cũng vô cùng to lớn. Với những lợi ích to lớn mà ruộng bậc thang mang lại, chúng đã trở thành một hình thức canh tác vô cùng phổ biến ở nước ta. Chỉ cần lên các vùng cao như Lai Châu, Sơn La hay SaPa, bạn có thể dễ dàng chiêm ngưỡng vẻ đẹp độc đáo này. 

Cải tạo và bảo vệ đất

mục đích của biện pháp làm ruộng bậc thang
Ruộng bậc thang cần cải tạo để mang lại hiệu quả trồng trọt tốt nhất

Ở nước ta, chỉ có duy nhất loại đất phù sa ngọt thuộc hệ thống sông Cửu Long và sông Hồng là có độ phì nhiêu cao. Còn tất cả các nhóm đất khác như nhóm đất mặn, nhóm đất phèn, đất chua,… đều cần được cải tạo. Các loại đất này không thể trồng cây vì nồng độ các chất hóa học trong đất là quá cao. Do đó chúng cần được cải tạo để nâng cao năng suất trồng trọt. Và mục đích của biện pháp làm ruộng bậc thang là cải tạo và bảo vệ đất. 

Dân số nước ta đang ngày càng tăng lên, kéo theo đó là nhu cầu về ăn uống cũng phát triển mạnh mẽ. Tuy nhiên, đất canh tác không đủ nhiều để đáp ứng nhu cầu đó. Do đó, người dân phải tận dụng, nâng cao chất lượng đất canh tác, đất nông nghiệp để thúc đẩy sự phát triển của cây trồng, từ đó tạo ra năng suất lớn. Không chỉ thế, nguồn nông sản dồi dào còn giúp người dân kiếm thu nhập từ việc buôn bán, xuất khẩu, chế biến nông sản, Do đó cải tạo và bảo vệ đất có vai trò vô cùng quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển của cây, từ đó tạo ra nhiều loại nông sản với chất lượng cao và đáp ứng nhu cầu của con người. Có thể thấy rằng mục đích của biện pháp làm ruộng bậc thang đó chính là đem lại sự ấm no, hạnh phúc cho người dân. 

Chống xói mòn

Mục đích của biện pháp làm ruộng bậc thang không thể không nhắc đến chính là chống xói mòn. Là vùng đồi núi hiểm trở, khi mưa hay lũ chảy xuống sẽ dễ gây tình trạng ngập úng, xói mòn. Tuy nhiên, ruộng bậc thang lại hạn chế được tác động to lớn của nước mưa và giúp đất giữ lại chất dinh dưỡng. 

mục đích của biện pháp làm ruộng bậc thang
Ruộng bậc thang có tác dụng vô cùng to lớn trong việc chống xói mòn đất

Khi nước mưa, nước lũ chảy từ trên cao xuống, nếu không có ruộng bậc thang thì các lớp đất sẽ nhanh chóng bị cuốn trôi. Tuy nhiên, khi có ruộng bậc thang, nước chảy xuống sẽ ma sát với cây cối, thảm mục và làm giảm đi đáng kể tốc độ của nước và hạn chế sự xói mòn. Và mục đích của biện pháp làm ruộng bậc thang chính là chống xói mòn cũng được hoàn thành. Chính nhờ ruộng bậc thang mà tình trạng xói mòn đất đã được giảm đi đáng kể. 

Ngoài ra, thiết kế bậc thang cũng giúp giữ lại một phần nước khi có hiện tượng mưa hay lũ. Điều này góp phần làm ẩm đất và cung cấp nước đầy đủ cho cây trồng. Quan trọng hơn là việc giữ lại nước sẽ giảm thiểu nguy cơ gây ngập lụt nhà cửa hay vườn tược. 

Ruộng bậc thang áp dụng cho loại đất nào?

Ruộng bậc thang thường sẽ được áp dụng cho các loại đất dốc. Với độ cao và địa hình sườn núi, đồi dốc thì làm ruộng bậc thang là điều vô cùng dễ dàng. Ngoài yêu cầu là đất đồi núi thì người dân thường chọn những loại đất tơi xốp, màu mỡ và nhiều chất dinh dưỡng để có thể trồng ra nhiều loại nông sản với chất lượng cao. Địa hình dốc sẽ đáp ứng mọi mục đích của biện pháp làm ruộng bậc thang.

mục đích của biện pháp làm ruộng bậc thang
Ruộng bậc thang là nơi xứng đáng để tham quan

Trên đây là những thông tin về ruộng bậc thang mà Mua bán đã mang đến cho bạn cũng như mục đích của biện pháp làm ruộng bậc thang. Mong rằng bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về ruộng bậc thang – một nét đẹp độc đáo của Việt Nam. Nếu có cơ hội, hãy tận mắt ngắm nhìn vẻ đẹp ấy, biết đâu bạn sẽ không nỡ rời xa.

Cùng theo dõi Mua Bán để cập nhật các thông tin thị trường và tin đăng Mua Bán Nhà Đất ở thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội và toàn quốc mới nhất nhé!

>>> Xem thêm:

  • Cải tạo đất nông nghiệp và 3 điều bạn nên biết!
  • 5 Điều cần lưu ý khi mua đất nông nghiệp để làm đất ở
  • Làm thế nào để được cấp số đỏ khi mua đất nông nghiệp?