Mua đất Sổ Hồng Chung Và Những điều Cần Lưu ý Khi Sử Dụng Sổ Hồng Chung

Mua đất Sổ Hồng Chung Và Những điều Cần Lưu ý Khi Sử Dụng Sổ Hồng Chung

Sổ hồng chung là gì? Ưu – nhược điểm của sổ hồng đồng sở hữu là gì?

sổ hồng chung
Sổ hồng chung là gì? Ưu – nhược điểm của sổ hồng đồng sở hữu là gì?
  • Sổ hồng chung: được hiểu là “giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sở hữu đất ở” được ban hành bởi Bộ Xây Dựng. Sở hữu sổ hồng, chủ sở hữu có thể tuỳ ý đem bán, tặng, cho, uỷ quyền, thế chấp,… mà không cần sự cho phép của ai khác.

>>> Xem thêm: 5 Lưu ý khi tìm hiểu bất động sản trên các sàn môi giới hiện nay

  • Cơ quan ban hành và thời gian được cấp sổ hồng chung: Loại sổ hồng cũ được cấp trước 10/12/2009 bởi Bộ Xây dựng, sổ hồng mới hay còn gọi là “Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất” được lưu hành từ ngày 10/12/2009 đến bây giờ do Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp phép.
  • Đối tượng sử dụng sổ hồng chung là chủ sở hữu nhà ở hoặc căn hộ chung cư và là chủ sử dụng đất ở.
  • Khu vực được cấp sổ: Sổ hồng thường được cấp ở các vùng đô thị.

Ưu – nhược điểm sổ hồng đồng sở hữu

Trước hết cần hiểu sổ hồng đồng sở hữu là gì? Sổ hồng đồng sở hữu là sổ có đứng tên từ 2 chủ sở hữu trở lên, sổ sẽ được cấp cho từng cá nhân có sự hiện diện trong sổ đứng tên chung tài sản nhà đất.

Ưu điểm

Nhược điểm

  • Giúp chủ sở hữu có quyền sở hữu các tài sản khác hiện diện trên diện tích đất của họ.
  • Diện tích đất nhỏ hơn quy định có thể xin tách thành sổ hồng.
  • Ngoài ra, sổ hồn đồng sở hữu còn giúp cho người không nhiều điều kiện về kinh tế có thể sở hữu được quyền sử dụng đất, sử dụng quyền sở hữu và sử dụng nơi ở.
  • Không thể vay thế chấp ngân hàng bằng sổ hồng.
  • Liên quan nhiều đến vấn đề pháp lý.
  • Thủ tục mua bán mất nhiều thời gian.
  • Ngoài ra, khi mua bán nhà đất bằng sổ hồng đồng sở hữu sẽ bán được giá thấp hơn so với thị trường bên ngoài.

Sự khác biệt giữa sổ hồng chung và sổ hồng riêng

sổ hồng chung
Sự khác biệt giữa sổ hồng chung và sổ hồng riêng

Tại sao cần phân biệt sổ hồng chung và sổ hồng riêng? Bạn cần phải hiểu rõ sổ hồng chung và sổ hồng riêng để có thể dễ dàng thực hiện các giấy tờ pháp lý liên quan đến việc chuyển nhượng một cách nhanh chóng và dễ dàng nhất. Dưới đây là 1 số điểm khác biệt của 2 loại sổ này:

Sổ hồng riêng

  • Chủ sở hữu sổ hồng riêng có thể là 1 người hoặc do 2 người có quan hệ vợ chồng, con cái đứng tên sở hữu chúng.
  • Trên bìa sổ hồng riêng thường chỉ ghi thông tin một người đứng tên duy nhất, và người đứng tên là người duy nhất có quyền mua bán, uỷ quyền, cho, tặng…
  • Nội dung sổ ở phần hình thức sử dụng sẽ có ghi rõ là “sử dụng riêng”.

Sổ hồng chung

  • Đối với sổ hồng chung thường sẽ do chủ sở hữu với ít nhất là 2 người trở lên đồng đứng tên trên sổ hồng và họ không có bất kì quan hệ nào với người đồng sở hữu chúng.
  • Trên bìa sổ hồng chung sẽ có ghi thêm thông tin người đồng sở hữu với “Họ & tên người đồng sở hữu khác”.
  • Nội dung sổ ở phần hình thức sử dụng có ghi rõ là “sử dụng chung”.
  • Đất sổ hồng riêng sẽ được xin phép xây dựng và hoàn công trên một nền đất thổ cư.

Nên chọn sổ hồng nào để mua bán? Nhìn chung, sổ hồng riêng thì dễ giải quyết các công việc liên quan tới pháp lý hơn sổ hồng chung vì sổ hồng chung khi mua bán, chuyển nhượng,.. xử lý các giấy tờ thủ tục phức tạp và mất thời gian hơn.

Sổ hồng chung có tách sổ được hay không?

sổ hồng chung
Sổ hồng chung có tách sổ được hay không?

>>> Xem thêm: 7 Điểm hết sức chú ý trong hợp đồng mua bán bất động sản- Tránh mất tiền oan

Sổ hồng chung nếu đã được xác lập quyền sở hữu cho 2 chủ sở hữu trở lên thì sẽ được tách sổ theo thủ tục tách thửa.

Để tách thửa đất thì bạn cần đảm bảo các diện tích tối thiểu, nếu như đất có diện tích nhỏ hơn thì khó có thể làm thủ tục tách thửa đất để làm sổ đỏ riêng theo quy định tại Điều 144 và Điều 145 Luật Đất đai năm 2013. Tuy nhiên, nếu bạn muốn tách thửa đất trước hết cần xem đất tách sổ riêng có đảm bảo diện tích đất tách thửa hay không. Nếu đã đủ điều kiện thì bạn thực hiện thủ tục tách thửa đất theo quy định tại Điều 75 Nghị định 43/2014/NĐ-CP, chuẩn bị các hồ sơ gồm:

  • Đơn đề nghị tách thửa hoặc hợp thửa theo mẫu số 11/ĐK.
  • Bản gốc giấy chứng nhận đã cấp.
  • CMND/CCCD của chủ sở hữu.
  • Sổ hộ khẩu của chủ sở hữu.
  • Văn bản thoả thuận việc tách sổ
  • Chi phí hồ sơ tách sổ

Các bước làm thủ tục tách sổ:

Bước 1: Nộp đủ hồ sơ như trên về việc tách sổ lên cơ quan có thẩm quyền

Bước 2: Cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ

Bước 3: Kiểm tra hồ sơ và giải quyết các yêu cầu tách sổ

Bước 4: Đóng phí tách sổ

Bước 5: Nhận kết quả tách sổ khi được cơ quan có thẩm quyền thông báo

Có nên mua nhà sổ hồng chung? Mua nhà sổ hồng chung có an toàn?

sổ hồng chung
Có nên mua nhà sổ hồng chung? Mua nhà sổ hồng chung có an toàn?

>>> Xem thêm:Thủ tục cấp sổ hồng cho căn hộ chung cư bạn cần biết

Hiện nay, nhiều người lựa chọn việc mua nhà sổ hồng chung và cũng có nhiều cảnh báo về rủi ro khi mua đất bằng sổ hồng chung. Bởi vì phát sinh nhiều vấn đề pháp lý khi định đoạt quyền chủ sở hữu. 

Mua đất sổ hồng chung có thể gặp những rủi ro về mặt pháp lý khi mua nhà. Nếu muốn mua bán hợp pháp bạn cần phải có được sự chấp thuận của đồng sở hữu. Và các trường hợp thỏa thuận viết tay, không có văn bản công chứng thì sẽ không có giá trị pháp lý.

Có rất nhiều trường hợp người bán không đủ điều kiện để tách sổ đã bán cho nhiều người với giá rẻ bằng các hợp đồng viết tay, văn bản không công chứng và người mua chỉ cầm sổ đứng tên người bán. Giao dịch này hoàn toàn không hợp pháp và người bỏ tiền ra để mua nhà bằng hợp đồng không công chứng sẽ là là người chịu thiệt trước tiên.

Chính vì vậy, mua đất sổ hồng chung không an toàn nếu bạn không hiểu rõ về nó khi giao dịch.

Lưu ý khi mua bán nhà sổ hồng chung

sổ hồng chung
Lưu ý khi mua bán nhà sổ hồng chung

Khi mua bán nhà sổ hồng chung, bạn cần lưu ý các điều sau đây:

  • Diện tích nhà đất chung có được đề cập rõ ràng trên sổ hay không: Bạn cần hiểu rõ diện tích nhà đất mà bạn cần mua bán phải có đủ thông tin trong sổ để tránh tranh chấp về sau.
  • Nhà đất có đang trong tình trạng thế chấp: Nếu mua bán nhà đất đang trong tình trạng thế chấp, bạn sẽ gặp rủi ro về việc sở hữu căn nhà. Nếu như ngân hàng rất ngờ thu hồi nhà đất đó thì bạn sẽ không thể nào lấy lại được.
  • Tìm hiểu thêm về ý kiến người đồng sở hữu: Phải chắc chắn rằng, tất cả người đồng sở hữu trong sổ chung đồng ý việc mua bán của bạn để tránh tranh chấp sau này.
  • Xem xét anh ninh khu vực: An ninh cần đảm bảo vì đây là nơi bạn sẽ ở, nếu an ninh không tốt thì chất lượng cuộc sống cũng sẽ không được đảm bảo.

Trên đây là toàn bộ thông tin về mua sổ hồng chung và những điều cần lưu ý khi sử dụng sổ hồng chung. Hy vọng rằng qua bài viết này sẽ cung cấp thêm những kiến thức bổ ích về sổ hồng chung đến bạn. Cùng theo dõi Mua Bán để cập nhật các thông tin thị trường và tin đăng Mua Bán Nhà Đất ở thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội và toàn quốc mới nhất nhé!

Nguyễn Hân

>>> Thông tin liên quan:

  • Sổ hồng là gì? Hướng dẫn quy trình làm sổ hồng từ A – Z
  • Làm thế nào để được cấp sổ hồng cho căn hộ chung cư
  • Cách Chuyển Nhượng Căn Hộ Chung Cư Chưa Có Sổ Hồng 2021