Marketing là gì? Tổng quan các vị trí trong ngành marketing

Marketing là gì? Tổng quan các vị trí trong ngành marketing

Trong thời đại 4.0, các hoạt động kinh doanh truyền thống dần được thay thế bằng các công cụ hiện đại hơn. Chính vì điều đó, marketing chiếm vị trí quan trọng và thu hút đông đảo nguồn nhân lực nhất hiện nay. Bởi cơ hội nghề nghiệp cao, tính chất công việc năng động thu về nhiều sự quan tâm của các bạn trẻ. Nếu bạn cũng đang quan tâm vị trí công việc này, tuyệt đối đừng bỏ qua bài viết sau đây nhé.

Ngày nay, hoạt động quảng bá sản phẩm đến người tiêu dùng được hầu hết các doanh nghiệp chú trọng. Bởi phòng marketing làm việc hiệu quả sẽ góp phần thúc đẩy doanh số và giúp định vị thương hiệu trong lòng khách hàng. Bởi thế nên đây được xem là ngành nghề quan trọng, với nguồn thu nhập cao dễ dàng thu hút nguồn lao động nhất. 

Nắm bắt được điều đó, nhiều trường lớp hay các khóa học ngắn hạn đào tạo lĩnh vực này mọc lên như nấm sau mưa. Tuy nhiên, trong marketing bao hàm nhiều hoạt động khác nhau. Nhiều bạn trẻ vẫn còn khá mơ hồ về ngành nghề, không biết marketing là gì ? content creator là gì? Kols là gì trong marketing? Những vị trí này có liên quan với nhau không? Nếu bạn vẫn chưa nắm rõ chúng, hãy cùng tìm hiểu sâu hơn về ngành nghề này nhé. 

Nghề Marketing là gì ?

Marketing là cụm từ chung chỉ những hoạt động, sự kiện được tạo ra nhằm mục đích quảng bá sản phẩm hoặc hình ảnh của doanh nghiệp. Hoạt động này xuất hiện ở mọi công ty và giữ vị trí quan trọng trong doanh nghiệp. 

Đây được xem là ngành nghề tiềm năng với mức thu nhập hậu hĩnh cùng tiềm năng nghề nghiệp không giới hạn. Tuy nhiên, nhiều người vẫn còn mơ hồ khi chưa xác định được học marketing ra làm gì ? Hãy cùng điểm qua những vị trí nghề nghiệp ở lĩnh vực này nhé.

Ngành quan hệ công chúng là gì ?

Trong các bộ phận marketing, quan hệ công chúng là bộ phận được tiếp xúc trực tiếp với truyền thông. Vậy quan hệ công chúng là ngành gì ?

Đây là bộ phận có nhiệm vụ quản lý quản lý giao tiếp với truyền thông, khách hàng, nhân viên và nhà đầu tư. Bộ phận này được coi là người đại diện thay mặt doanh nghiệp phát ngôn những vấn đề liên quan đến sản phẩm, thông tin công ty. Ngoài ra, họ còn đại diện doanh nghiệp viết thông cáo với báo chí, trả lời những câu hỏi từ truyền thông hoặc nhà đầu tư. 

Để đứng vững ở vị trí này, bạn cần phải có kỹ năng giao tiếp tốt và phản ứng nhanh trước vấn đề xảy ra. Ngoài ra, tính cẩn thận và khôn khéo trong cách ứng xử rất cần thiết. Bởi bạn chính là bộ mặt thay công ty phát ngôn. Vì thế, mỗi hành động và lời nói đều có sức ảnh hưởng trực tiếp đến doanh nghiệp. 

Ngành nghề này bao gồm các vị trí như:

  • Nhân viên điều phối quan hệ công chúng
  • Quản lý truyền thông
  • Giám đốc truyền thông
  • Nhân viên PR

Quản lý thương hiệu

Vị trí này thường được ví như chủ một doanh nghiệp nhỏ. Bởi họ chịu trách nhiệm quản lý một hay nhiều nhãn hàng nhất định. Nhiệm vụ của họ là nắm rõ nhãn hàng và tìm hiểu các đối thủ cạnh tranh xung quanh để tìm kế hoạch làm nổi bật lên sản phẩm họ đang quản lý. Ngoài ra, các nhà quản lý thương hiệu còn chịu trách nhiệm cung cấp thông tin như hình ảnh, video, thông tin về sản phẩm để nhóm nghiên cứu thị trường thu thập dữ liệu phù hợp với yêu cầu.

Vị trí này đòi hỏi ứng viên chăm chỉ, không ngại di chuyển nhiều nơi khi có yêu cầu và chịu được áp lực công việc cao. 

Ở ngành nghề này có những vị trí như:

  • Quản lý nhãn hàng
  • Quản lý sản phẩm
  • Quản lý phát triển sản phẩm

Nghiên cứu thị trường

Để một sản phẩm hay chiến lược mới thành công, các doanh nghiệp đều tiến hành bước tìm hiểu nhu cầu của người tiêu dùng. Từ đó, họ cho ra sản phẩm đáp ứng yêu cầu của khách hàng. Đây được gọi gọi là hoạt động nghiên cứu thị trường. Để tiến hành chúng, phòng marketing phải tiến hành lên kế hoạch khảo sát như: khoanh vùng mục tiêu, lên bảng câu hỏi khảo sát, thành lập đội khảo sát. Đối với những doanh nghiệp lớn hoặc hay đưa ra nhiều sản phẩm chạy theo thị hiếu người tiêu dùng, họ sẵn sàng thành lập một phòng ban nghiên cứu nhu cầu của khách hàng. Đối với những doanh nghiệp nhỏ, họ có thể tiến hành thuê những công ty outsource bên ngoài. Vậy công ty outsource là gì? Đây là những công ty chuyên nhận dự án nghiên cứu theo yêu cầu và gửi kết quả khảo sát cho bên thuê họ. 

Với vị trí này, doanh nghiệp yêu cầu ứng viên phải tỉ mỉ và có khả năng phân tích. Bởi sau những tìm hiểu, bạn cần có khả năng thống kê và mổ xẻ vấn đề làm thành báo cáo phù hợp với yêu cầu của doanh nghiệp.

Ở lĩnh vực này có những vị trí như:

  • Giám đốc nghiên cứu thị trường
  • Trưởng phòng nghiên cứu thị trường
  • Giám sát nghiên cứu thị trường
  • Nhân viên nghiên cứu thị trường

Quảng cáo

Quảng cáo được hiểu là các hoạt động nhằm đưa hình ảnh của sản phẩm, doanh nghiệp đến với khách hàng. Bộ phận này bao gồm nhiều hoạt động khác nhau như lên ý tưởng, kế hoạch thực hiện và tiến hành thực hiện các hoạt động quảng cáo. Trong đó:

Người quản lý sẽ là người đóng vai trò là sợi dây liên kết giữa các bộ phận với nhau. Công việc của họ là quản lý các hoạt động quảng cáo theo đúng kế hoạch và ngân sách được đưa ra.

Người lên kế hoạch là người tập trung vào khách hàng mục tiêu. Nhiệm vụ của họ là tập trung phân tích thói quen và hành vi của người tiêu dùng. Từ đó, họ sẽ tìm hiểu điều gì tác động đến quyết định mua hàng của khách để tìm ra cách quảng cáo đánh trúng tâm lý khách hàng.

Người mua phương tiện truyền thông là người  tìm hiểu các phương tiện quảng cáo như: truyền hình, radio, báo, website, dùng các kols để quảng bá… và đưa ra đánh giá phương tiện truyền thông nào mang lại hiệu quả cao cho chiến dịch của doanh nghiệp. 

Người ở vị trí này cần có tính sáng tạo, linh hoạt và biết cách thương lượng để đạt được mục tiêu hiệu quả nhất. Chúng ta có thể tìm kiếm cơ hội việc làm này thông qua các công ty quảng cáo, tổ chức truyền thông, công ty nghiên cứu thị trường.

Ở nghề nghiệp này có những vị trí như: 

  • Trưởng phòng quảng cáo
  • Nhân viên điều hành quảng cáo
  • Nhân viên lập kế hoạch
  • Giám đốc truyền thông
  • Điều phối viên truyền thông
  • Nhân viên mua quảng cáo

Multimedia là gì ?

Nhiều người vẫn hay nhầm lẫn giữa multimedia và graphic designer. Bởi hai vị trí này đều thiết kế quảng cáo cho sản phẩm hoặc chiến dịch của công ty. Nhưng thực chất hai vị trí này mang tính chất khác nhau.

Vậy graphic designer là gì ? Đây là công việc được thực hiện bằng cách dùng các phần mềm thiết kế đồ họa sáng tạo ra các sản phẩm khác nhau. Những hình ảnh, áp phích quảng cáo, thiết kế trên báo đều là những sản phẩm được thực hiện bởi dân thiết kế đồ họa. 

Trong khi đó, multimedia là lĩnh vực rộng hơn, sử dụng các phần mềm chuyên dụng để làm kỹ xảo, dựng phim,… dưới dạng video, đồ họa động, âm thanh. Đây là ngành nghề mang tính tương tác cao. Graphic designer chỉ là một phần nhỏ trong multimedia.

Để xin được “chân” ở vị trí này, bạn phải là người có óc sáng tạo, nắm bắt nhanh trend của giới trẻ và sử dụng phần mềm thành thạo.

Ở ngành nghề này có các vị trí như:

  • Chuyên gia biên tập âm thanh/ video
  • Chuyên gia kỹ xảo điện ảnh
  • Chuyên viên thiết kế đồ họa động
  • Chuyên gia tạo mô hình nhân vật

Trên thực tế, ngành marketing được chia nhỏ ra thành nhiều vị trí trong doanh nghiệp. Ngoài những vị trí chính kể trên, ngành nghề này còn đa dạng các vị trí như: copywriter, Graphic Designer, giám đốc sáng tạo,… Đây được xem là ngành nghề đa dạng vị trí tùy theo quy mô và tính chất của từng doanh nghiệp mà bộ phận này được xây dựng đội ngũ marketing khác nhau.

Trên đây là những giới thiệu sơ nét về ngành nghề marketing. Hy vọng với những chia sẻ trên sẽ giúp cho những bạn đang và sắp vào “dấn thân” vào nghề này có cái nhìn rõ hơn và lựa chọn cho phù hợp nghề nghiệp trong tương lai của mình.

>> Xem thêm: Cách ứng viên “lọt” vào mắt xanh của nhà tuyển dụng dù ít kinh nghiệm

— HR Insider / Theo Vn Express —
RaoXYZ 
– Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam