Lượng dự án giảm, thị trường bất động sản TP.HCM bắt đầu “di cư”?

Lượng dự án giảm, thị trường bất động sản TP.HCM bắt đầu “di cư”?

Trong quý I/2019, thị trường bất động sản TP.HCM không chỉ chứng kiến lượng nguồn cung căn hộ giảm, thêm vào đó là lượng dự án cũng giảm. Từ đây đặt ra câu hỏi, phải chăng thị trường bất động sản khu vực này bắt đầu có sự “di cư” lần lần và sẽ dần triệt để trong thời gian tới.

Theo thống kê của Hiệp hội bất động sản TP.HCM (HoREA),  số lượng dự án Sở Xây dựng TPHCM phê duyệt chỉ 8.472 giấy phép xây dựng (kể cả khu vực nhà dân và dự án), giảm đến 63% so với cùng kỳ năm trước.

Về mặt lý thuyết, điều này không hoàn toàn bất ngờ khi trong dự báo về thị trường bất động sản vào cuối thời điểm 2018, các chuyên gia đã lên tiếng cảnh báo về vấn đề này.

Song, cốt yếu vẫn nằm ở khía cạnh là không ngờ chỉ số lại giảm sâu đến như vậy. Nói về điều này, HoREA đưa ra giải thích trong quá trình rà soát, thanh tra các dự án càng kéo dài sẽ càng gây bất lợi cho doanh nghiệp vì chi phí vốn, lãi vay ngân hàng tăng và mất cơ hội kinh doanh.

Như một hệ lụy tất yếu theo logic, một khi số lượng dự án bị giảm dẫn đến lượng nguồn cung căn hộ đưa ra thị trường cũng bị sụt giảm. Điều này gián tiếp tạo nên hai sự bất lợi song song, khi không có lợi cho cả cho người mua nhà và thị trường bất động sản.

Khi số lượng dự án giảm, suy ngược vấn đề, lượng nhà thầu nhận hợp đồng xây lấp dự án cũng giảm từ 30-50% do các doanh nghiệp đầu tư không có nhu cầu xây dựng.

Trước thực tế trên, HoREA kiến nghị UBND thành phố và Thanh tra Chính phủ khẩn trương xem xét, giải quyết các vấn đề còn lại sau khi giải quyết hơn 100 dự án đã bị “đóng băng” trước đó. Được biết vẫn còn hơn 30 dự án đang trong tình trạng chờ giải quyết với hy vọng các cơ quan chức năng rà soát, thanh tra, vừa đảm bảo nguyên tắc không làm thất thoát tài sản công, vừa đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp và người mua nhà.

Song song đó,  HoREA kiến nghị UBND chỉ đạo các sở, ngành sớm kết luận, xử lý khoảng 300 mặt bằng đất công thuộc diện bị thu hồi quyết định hoặc văn bản về sử dụng đất.

Theo quan điểm chuyên môn,  khoảng 300 mặt bằng đất công kể trên được chia làm 3 loại chính.

Nhóm một gồm các mặt bằng về cơ bản thực hiện đúng theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền thì sớm được giải tỏa cho người sử dụng đất.

Nhóm hai gồm các mặt bằng có sai phạm về quy trình, thủ tục, nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước ở mức độ không lớn. Với nhóm này có thể yêu cầu người sử dụng đất hoàn thành các thủ tục đầu tư và thực hiện nghĩa vụ tài chính bổ sung đối với Nhà nước nếu có.

Cuối cùng là nhóm các mặt bằng có dấu hiệu vi phạm pháp luật nghiêm trọng.

Mục đích của việc phân loại của hiệp hội giúp kiến nghị các cơ quan có thẩm quyền sớm có kết luận, giải quyết cụ thể đối với từng trường hợp.

Một khi lượng dự án giảm, cũng kéo theo hệ lụy nguồn thu ngân sách từ tiền sử dụng đất cũng giảm đáng kể. Trong hai tháng đầu năm 2019, ghi nhận sự sụt giảm đáng kể hơn 75% so với cùng thời điểm năm trước.

bất động sản nghỉ dưỡng.
Các đại gia bất động sản đổ bộ ra khu vực vùng ven TP.HCM để đầu tưu bất động sản nghỉ dưỡng.

Một khi có sự sụt giảm về nguồn cung cùng với đó là lượng nhà thầu xây dựng, có thể dễ hiểu xu hướng bất động sản khu vực TP.HCM đã và đang mạnh mẽ hơn trong một cuộc “di cư” nhất định ra khu vực lân cạnh.

Ghi nhận một vài cái tên như Novaland, Hưng Thịnh đổ bộ vào các thị trường ở những tỉnh như Cần Thơ, Phan Thiết, Vũng Tàu hay Khánh Hòa, Phú Quốc… để đầu tư.

Nói về điều này, ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch của HoREA nhận định, thách thức lớn nhất của bất động sản 2019 chính là thiếu hụt trầm trọng nguồn cung quỹ đất. Bên cạnh đó, các vấn đề pháp lý phức tạp đóng vai trò nguyên nhân khiến các doanh nghiệp chọn đô thị “vệ tinh”  TP.HCM để kinh doanh trong giai đoạn 2019 – 2020.

Đấy được xem là cách giải quyết duy nhất vào thời điểm này, và dường như không còn cách nào khác. Bởi việc tìm kiếm quỹ đất mới không hề đơn giản ở TP.HCM, buộc không ít doanh nghiệp đã chuyển hướng “đổ bộ” về các tỉnh vùng ven. Và điều này được thực hiện khá chủ động.

Đặc biệt mới đây vừa diễn ra Diễn đàn Bất động sản du lịch 2019, các chuyên gia đầu ngành cũng chỉ ra điểm thuận lợi trong đầu tư bất động sản nghỉ dưỡng du lịch. Tất cả đóng vai trò như “cục nam châm” hút các nhà đầu tư.

Cao Chí (tổng hợp)

Xem thêm

  • Vụ cháy chung cư Carina Plaza: Phải chăng có dấu hiệu “bỏ lọt tội phạm”
  • “Hốt bạc” từ phân khúc văn phòng cho thuê tại Hà Nội