Lầm tưởng phổ biến về bệnh tay chân miệng

Lầm tưởng phổ biến về bệnh tay chân miệng

Nhiều người nghĩ rằng bệnh tay chân miệng chỉ mắc một lần trong đời và xảy ra ở trẻ nhỏ. Tuy nhiên, đây là quan niệm sai lầm.

Bệnh tay chân miệng (HFMD) là loại virus truyền nhiễm rất phổ biến thường ảnh hưởng đến trẻ nhỏ. Dù bệnh dễ lây lan, các triệu chứng thường rất nhẹ. Hiểu đúng về bệnh và cách lây nhiễm virus có thể giúp bạn phòng bệnh hiệu quả. Dưới đây là một số lầm tưởng phổ biến về bệnh tay chân miệng mà nhiều người vẫn thường hiểu lầm.

Quan niệm 1: Chỉ trẻ nhỏ mới mắc tay chân miệng

Theo Medical News Today, trẻ em dưới 5 tuổi là nhóm bị ảnh hưởng nhiều nhất khi mắc bệnh tay chân miệng. Tuy nhiên, trẻ em từ 10 tuổi trở xuống có thể mắc phải tình trạng này. Đặc biệt, bệnh tay chân miệng rất dễ lây lan với người lớn, thậm chí họ có thể mang virus và lây truyền cho trẻ em – trường hợp dễ mắc bệnh.

Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC), bệnh tay chân miệng nói chung không nghiêm trọng ở người lớn hoặc trẻ em. Phần lớn người bệnh khỏi tay chân miệng trong 7-10 ngày mà không cần điều trị y tế. Tuy nhiên, trẻ em dưới 2 tuổi có thể bị bệnh lâu hơn.

Hiệp hội Da liễu Mỹ (AADA) cho biết hầu hết người lớn không gặp các triệu chứng nếu họ mắc bệnh. Những người mắc bệnh nói chung sẽ có các triệu chứng lành tính.

Tương tự mọi loại bệnh, vấn đề sức khỏe, những người bị suy giảm miễn dịch có thể tăng nguy cơ phát triển bệnh tay chân miệng.

Vì vậy, điều quan trọng là mọi người phải tạo cho trẻ nhỏ thói quen rửa tay hàng ngày và khi cần thiết (trước và sau khi ăn, sau khi đi vệ sinh, khi từ ngoài trở về nhà,…).

Hieu lam ve benh tay chan mieng anh 1

Không chỉ trẻ nhỏ, người lớn cũng có nguy cơ bị mắc bệnh tay chân miệng. Ảnh: Life.

Quan niệm 2: Các triệu chứng chỉ xuất hiện trên bàn tay, bàn chân và miệng

Theo Mayo Clinic, mặc dù bệnh tay chân miệng thường gây ra các nốt phồng rộp đặc trưng trên bàn tay, bàn chân và miệng của người bệnh, các bộ phận khác của cơ thể cũng dễ bị ảnh hưởng.

Cả trẻ nhỏ và người lớn đều bị phát ban hoặc các nốt mụn nước trên mông do hậu quả của tình trạng này. Điều quan trọng là phải giữ cho các mụn nước sạch sẽ và không được chạm vào.

Quan niệm 3: Phụ nữ mắc bệnh không nên cho con bú

Điều này không đúng. Virus gây bệnh tay chân miệng không thể lây truyền qua sữa mẹ. Do đó, các bà mẹ vẫn có thể tiếp tục cho con bú sữa mẹ.

Các nghiên cứu cho thấy việc nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn (chỉ bú sữa mẹ) có thể bảo vệ trẻ sơ sinh khỏi mắc bệnh tay chân miệng cũng như các bệnh nhiễm virus khác.

Quan niệm 4: Bạn chỉ mắc tay chân miệng một lần trong đời

Bệnh tay chân miệng do một số loại virus gây ra, thường gặp nhất là chủng virus Cosxackie A16, Coxsackie A5, A7, A9, A10 hoặc Coxsackie nhóm B như B2, B5 và EV-17. Vì vậy, việc nhiễm một loại virus sẽ không tạo ra khả năng miễn dịch chống lại các loại virus khác.

Quan niệm 5: Virus chỉ lây lan khi tiếp xúc trực tiếp với người bệnh

Bệnh tay chân miệng lây truyền chủ yếu qua đường hô hấp và đường tiêu hóa. Virus gây bệnh tồn tại trong nước bọt, dịch hắt hơi, sổ mũi, phân, dịch vỡ bóng nước trên da, niêm mạc,... Các chủng siêu vi này làm cơ thể tăng bài tiết các dịch tiết khi mắc bệnh.

Khi bị phát tán ra ngoài, virus vẫn có thể tồn tại khá lâu trong môi trường nhiệt độ phòng và truyền qua tiếp xúc với các đồ vật bị bệnh nhân chạm vào. Đây có thể là dụng cụ ăn uống, tay nắm cửa, đồ chơi, mặt bàn,... Hầu như bất kỳ bề mặt hoặc vật thể nào bị chạm vào hoặc hắt hơi đều có thể chứa và lây lan virus.

Quan niệm 6: Virus không lây lan khi đã khỏi bệnh

Đây là một trong những lầm tưởng lớn nhất về bệnh tay chân miệng. Mặc dù các nốt mụn nước hoặc phát ban, người bị nhiễm bệnh vẫn tiếp tục lây lan virus trong 6 tuần trong phân. Vì vậy, rửa tay đúng cách là điều hoàn toàn cần thiết trong ít nhất 1,5 tháng sau khi khỏi bệnh.

Dịch tay chân miệng

Ca sốt xuất huyết tăng báo động ở Nhà Bè và Cần Giờ

0

TP.HCM ghi nhận hơn 21.000 ca sốt xuất huyết. Trong đó, huyện Cần Giờ và Nhà Bè có số ca bệnh tăng báo động.

Triệu chứng đầu tiên của bệnh tay chân miệng

0

Sốt và đau họng thường là dấu hiệu đầu tiên của bệnh tay chân miệng, sau đó là cảm giác chán ăn, mệt mỏi, loét, phát ban trên da.

Sai lầm cha mẹ thường mắc khiến trẻ bị tay chân miệng trầm trọng

0

Báo cáo từ CDC Hà Nội cho thấy trong 2 tuần vừa qua số ca mắc tay chân miệng tăng nhanh so với cùng kỳ. Chỉ từ ngày 13-19/6, Hà Nội ghi nhận 135 ca mắc.

Nhiều dịch bệnh mùa hè gia tăng, không chủ quan phòng chống

0

Thời tiết nắng nóng cộng với điều kiện vệ sinh môi trường chưa cao là điều kiện thuận lợi để virus, vi khuẩn phát triển làm tăng nguy cơ bùng phát và lan rộng các loại dịch bệnh.

Phương Mai