Làm sao khi chứng sợ sếp ngày càng lan rộng

Làm sao khi chứng sợ sếp ngày càng lan rộng

Ngày nay, ở môi trường công sở nào cũng luôn tồn tại chứng sợ sếp, vì thế sếp và nhân viên ngày càng xa cách. Và cũng có nhiều người mắc bệnh này rất nặng.

Ở công ty tôi đang tồn tại một triệu chứng là sợ sếp, mọi người sợ sếp đến mức “ngỡ ngàng”. Thậm chí, có vài người bình thường rất năng nổ trong buổi họp nhưng khi đối diện với sếp họ lại rụt rè, sợ sệt và ít nói. Là một người đã làm việc ở công ty lâu, tôi luôn cố gắng dung hòa mọi người với sếp, và chia sẻ những thông tin bổ ích tránh để sự việc đi quá xa.

Có lẽ vì sếp là người có quyền lực và tác động rất lớn tới sự nghiệp cũng như cuộc sống công sở của cấp dưới, nên họ mới cảm thấy như vậy. Bằng những kinh nghiệm của mình, tôi xin đưa ra một số cách giúp bạn có thể làm việc với sếp tốt hơn.

Chủ động nói chuyện với sếp

Thay vì thụ động chờ đợi sếp nói chuyện và cho biết bạn phải làm những gì, hãy chủ động hỏi sếp mình nên sắp xếp thứ tự ưu tiên công việc ra sao. Bạn nên đặt ra những câu hỏi cụ thể để đảm bảo hiểu đúng ý sếp và làm việc tốt hơn.

lam-sao-khi-chung-so-sep-ngay-cang-lan-rong-hinh-anh-1

Chủ động nói chuyện với sếp

Rèn luyện cách phản ứng

Bạn có thể rèn luyện cách phản ứng trước những tình huống và câu hỏi của sếp mà bạn cảm thấy mình sẽ không trả lời được. Khi đã quen, bạn sẽ thấy tự nhiên và thoải mái hơn khi nói chuyện với sếp. Tất nhiên là bạn không thể dự phòng tất cả tình huống, nhưng điều đó sẽ giúp bạn cảm thấy tự tin hơn.

Tuyệt đối không nói xấu sếp

Nói xấu sếp không chỉ là hành động kém chuyên nghiệp mà còn khiến bạn càng thêm sợ sếp. Tốt nhất, bạn không nên nói xấu sau lưng sếp dưới bất cứ hình thức nào.

Tìm hiểu về sếp

Sự thoải mái trong mối quan hệ bắt nguồn từ những điều thân thuộc. Do đó, bạn nên dành chút thời gian ngoài công việc để làm thân với sếp. Bạn có thể đi ăn trưa cùng sếp hay rủ sếp đi uống cà phê. Những khoảng thời gian thân mật như vậy giúp bạn hiểu rõ hơn về con người sếp, về nỗi lo lắng cũng như cuộc sống riêng của sếp. Từ đó, bạn sẽ thông cảm cho sếp và không còn sợ sếp nữa.

Coi sếp là người cố vấn

Sếp có thể cung cấp những thông tin quan trọng cũng như những lời khuyên hữu ích cho sự phát triển nghề nghiệp của bạn. Điều quan trọng là bạn phải biết cách khai thác. Bạn có thể mạnh dạn tới chỗ sếp và thảo luận với họ về khó khăn bạn đang gặp phải. Những người giàu kinh nghiệm như sếp rất thích được chia sẻ lời khuyên cũng như đóng vai trò cố vấn cho nhân viên của mình. Vì điều này sẽ giúp nhân viên của họ phát triển nhiều hơn, và nâng cao hiệu quả công việc.

lam-sao-khi-chung-so-sep-ngay-cang-lan-rong-hinh-anh-2

Hãy coi sếp là người cố vấn

Hoàn thành tốt công việc của mình

Lời khuyên đơn giản nhất nhưng hiệu quả nhất để trị chứng sợ sếp là hãy làm việc chăm chỉ và hoàn thành tốt phần việc của mình. Khi có được sự tín nhiệm của sếp, bạn sẽ tự tin và không run sợ trước bất cứ tình huống nào. Nhưng lưu ý rằng đừng biến sự tự tin thành tự kiêu, nếu không bạn sẽ đánh mất niềm tin của sếp cũng như những người khác.

Với những lời khuyên của tôi, hy vọng các bạn sẽ sớm xóa bỏ chứng bệnh này. Chúc các bạn thành công.

Hãy gửi câu chuyện của bạn qua email [email protected] để chia sẻ đến độc giả của Việc Làm 24h và nhận được những phần quà từ Ban quản trị.