Làm nhân viên tại doanh nghiệp lớn hay quản lý tại doanh nghiệp nhỏ?

Làm nhân viên tại doanh nghiệp lớn hay quản lý tại doanh nghiệp nhỏ?

Thăng tiến là điều mà bất kỳ ai đều mong muốn trong quá trình chinh phục sự nghiệp của mình. Tuy nhiên, có một thực tế là đôi khi làm “Sếp” ở các công ty quy mô nhỏ lại có thu nhập ít hơn cả làm “lính” trong các công ty lớn. Vậy vấn đề đặt ra là chúng ta nên lựa chọn làm nhân viên tại doanh nghiệp lớn hay quản lý tại doanh nghiệp nhỏ? Cùng RaoXYZ phân tích về chủ đề này nhé.

Làm nhân viên tại doanh nghiệp lớn hay quản lý tại doanh nghiệp nhỏ?

Làm nhân viên tại doanh nghiệp lớn hay quản lý tại doanh nghiệp nhỏ?

Ưu, nhược điểm khi làm nhân viên tại doanh nghiệp lớn

Các công ty lớn, có tiếng tăm chắc chắn là môi trường làm việc mơ ước mà bao người hướng tới. Tuy nhiên, để có thể phát triển sự nghiệp và đạt đến vị trí chức vụ cao lại không phải là điều dễ dàng. Vậy có những ưu điểm, hạn chế nào ở môi trường này?

Ưu điểm

  • Làm việc tại công ty lớn sẽ có tính ổn định lâu dài. Điều này phù hợp với những ai có xu hướng an phận, thích sự ổn định.
  • Các công ty lớn thường có doanh thu, lợi nhuận cao, do đó chế độ đãi ngộ về lương, thưởng, chính sách xã hội,… rất tốt.
  • Các công ty lớn thường có nhiều chương trình đào tạo nhân sự, hỗ trợ nhân viên tham gia các khóa học ngắn hạn, lấy bằng cấp, chứng chỉ nghề nghiệp cần thiết.
  • Làm nhân viên trong công ty lớn ở những năm đầu sự nghiệp sẽ là cơ hội để bạn học hỏi, phát triển bản thân tốt, mở rộng các mối quan hệ xã hội.
  • Từng làm ở công ty lớn sẽ giúp CV xin việc của bạn trở nên tuyệt vời hơn, dễ dàng chinh phục được các nhà tuyển dụng khác. Bởi phải có năng lực bạn mới có thể làm việc được ở công ty có tiếng tăm trong một khoảng thời gian nhất định.

👉 Xem thêm: Nên làm việc ở Start up hay doanh nghiệp lớn? Đâu là lựa chọn chính xác?

Nhược điểm

Nhược điểm khi làm nhân viên tại doanh nghiệp lớn

Nhược điểm khi làm nhân viên tại doanh nghiệp lớn

  • Quy trình làm việc tại công ty lớn khá chặt chẽ, từng phòng ban đều có chức năng, nhiệm vụ riêng có thể sẽ hạn chế khả năng phát triển của bạn.
  • Các công ty lớn có yếu tố cạnh tranh cao bởi số lượng nhân viên khá đông, con đường thăng tiến của bạn có thể sẽ gặp nhiều cản trở, khó khăn.
  • Tốc độ học hỏi tại các công ty lớn thường chậm hơn so với công ty bình thường. Bởi đứng đầu một phòng ban có quá nhiều người khiến quản lý khó có thể thấy những điểm mạnh hay điểm yếu của bạn để giúp phát huy hay cải thiện.

Ưu, nhược điểm khi làm quản lý tại doanh nghiệp nhỏ

Làm nhân viên tại công ty lớn sẽ có những lợi thế cũng như bất cập nhất định. Vậy nếu làm quản lý, lãnh đạo tại công ty nhỏ thì sao? Liệu rằng sự nghiệp của bạn có dễ dàng phát triển hơn hay không? Hãy cùng RaoXYZ tiếp tục khám phá những ưu, nhược điểm khi làm việc ở môi trường này nhé.

Ưu điểm

  • Đảm nhiệm một vị trí lãnh đạo quan trọng trong công ty sẽ giúp bạn có thêm các kỹ năng quản lý cần thiết, phát triển và hoàn thiện bản thân hơn. Bởi khi làm quản lý, đứng đầu một bộ phận, bạn sẽ là người phải nắm bắt, giải quyết toàn bộ các vấn đề liên quan trong phạm vi của mình. Từ đó, bạn sẽ có cơ hội để khám phá tiềm năng của bản thân và phát huy chúng.
  • Làm quản lý tại công ty nhỏ thì khả năng thăng tiến của bạn sẽ khá cao. Xét theo lộ trình dài hạn, khi công ty mở rộng quy mô phát triển, chắc chắn các quản lý gắn bó lâu năm sẽ được ưu tiên, cân nhắc đưa lên vị trí cao hơn, có thể là trưởng phòng, phó giám đốc, giám đốc,…
  • Với các công ty nhỏ, số lượng nhân viên ít thì khả năng cạnh tranh cũng không cao. Chỉ cần bạn cố gắng, nỗ lực chứng minh năng lực kết hợp làm lâu thì cơ hội phát triển, thăng tiến sẽ dễ dàng hơn làm ở công ty lớn.
  • Ngoài ra, nếu sau này bạn có ý định chuyển sang môi trường lớn hơn để làm việc thì những trải nghiệm, kinh nghiệm có được khi làm quản lý ở công ty nhỏ cũng chính là lợi thể, cho thấy bạn từng đảm nhiệm ở vị trí này và cơ hội được lựa chọn cũng sẽ cao hơn.

👉 Xem thêm: 7 điều quản lý tuyệt đối không nên yêu cầu nhân viên làm

VIỆC LÀM CHUYÊN GIA TỔ CHỨC NHÂN SỰ
Ưu điểm khi làm quản lý tại doanh nghiệp nhỏ

Ưu điểm khi làm quản lý tại doanh nghiệp nhỏ

Nhược điểm

Mặc dù có nhiều ưu điểm, song khi làm quản lý tại công ty nhỏ, bạn cũng sẽ phải đối mặt với một số bất cập như:

  • Các công ty nhỏ thường có ngân sách khá eo hẹp, điều này ảnh hưởng đến vấn đề lương, thưởng, thu nhập của các bạn. Dù làm ở vị trí quản lý nhưng mức lương chưa chắc đã cao như làm nhân viên ở công ty lớn.
  • Chính vì nhân sách ít nên đôi khi các bộ phận sẽ không đủ nhân lực. Thậm chí một số người làm quản lý ở phòng ban này còn kiêm thêm cả nhiệm vụ của nhân sự, quản lý nhân viên chung cho toàn công ty.
  • Các công ty nhỏ thường có mục tiêu, định hướng chưa rõ ràng, cơ hội để học hỏi và phát triển những điều mới hơn thường khá hạn chế. Có những người làm quản lý ở công ty nhỏ nhưng công việc thì chỉ như nhân viên nên sau này khó xin việc được ở công ty khác.

Vậy nên làm nhân viên tại doanh nghiệp lớn hay quản lý tại doanh nghiệp nhỏ?

Như vậy, đối với mỗi môi trường làm việc đều có những ưu điểm, hạn chế nhất định. Nếu là bạn, bạn sẽ chọn làm nhân viên tại doanh nghiệp lớn hay quản lý tại doanh nghiệp nhỏ?

Vậy nên làm nhân viên tại doanh nghiệp lớn hay quản lý tại doanh nghiệp nhỏ?

Vậy nên làm nhân viên tại doanh nghiệp lớn hay quản lý tại doanh nghiệp nhỏ?

Thực tế, tùy vào tính cách, ý chí tiến thủ của mỗi người mà sẽ có sự lựa chọn khác nhau. Làm nhân viên tại công ty lớn, có tiếng tăm sẽ mang đến cho bạn mức thu nhập hậu hĩnh. Thế nhưng, nếu bạn mang trong mình tư tưởng an phận, không bon chen thì sẽ khá tồn tại được trong môi trường công ty lớn. Xét về lâu dài, bạn không tạo được sự nổi bật, mãi giậm chân tại chỗ thì khả năng bị đào thải sẽ cao. Do đó, hãy quyết định làm nhân viên ở công ty lớn khi bạn thực sự muốn bứt phá, khao khát phát triển bản thân, có chí tiến thủ cao.

Ngược lại, làm quản lý cho công ty nhỏ sẽ giúp bạn có cơ hội thăng tiến nhanh và cao hơn. Mặc dù công việc sẽ có phần vất vả, khó khăn giai đoạn đầu, song bạn sẽ tích lũy được nhiều kinh nghiệm, kỹ năng tốt cho sự nghiệp sau này. Đặc biệt, với những ai thích ổn định, không muốn “nhảy việc” nhiều thì đây là sự lựa chọn phù hợp.

👉 Xem thêm: Nhận biết môi trường làm việc chuyên nghiệp như thế nào?

Làm nhân viên hay quản lý, điều đó thực chất không quá quan trọng. Chỉ cần bạn đam mê với công việc, cống hiến hết mình, chứng minh năng lực thì chắc chắn sẽ có cơ hội phát triển sau này. Hy vọng rằng bài viết trên đây sẽ giúp các bạn xác định đường đi đúng đắn, có lựa chọn phù hợp cho con đường sự nghiệp của mình.