Kỹ năng giao tiếp khi đi thang máy nơi công sở

Kỹ năng giao tiếp khi đi thang máy nơi công sở

Khi đi thang máy tại nơi công sở, trước tiên, bạn cần phải biết những quy tắc cơ bản và văn hoá khi sử dụng thang máy tại các khu vực văn phòng. Điều này không những thể hiện bạn là người lịch sự, biết cách ứng xử mà còn có thể giữ mối quan hệ tốt đẹp với đồng nghiệp và nhiều người xung quanh.

ky nang giao tiep khi di thang may noi cong so

Hành xử ở thang máy công sở như thế nào cho có văn hóa?

I. Văn hoá khi đi thang máy nơi công sở

Theo văn hoá Việt Nam cũng như rất nhiều nước khác trên thế giới thì bạn cần tuân thủ các nguyên tắc sau:

  • Xếp hàng chờ thang máy khi thang máy quá tải: Bạn nên đứng chờ ở vị trí phù hợp, không cản trở người từ thang máy đi ra.
  • Không chen lấn xô đẩy, giữ trật tự nhất có thể để không làm phiền đến người khác.
  • Khi vào thang máy: hãy chủ động bấm chọn tầng (đặc biệt là khi bạn đi cùng với sếp, cấp trên hoặc khách hàng của bạn).
  • Nếu bạn ở gần bảng điều khiển của thang máy, hãy chủ động nhấn nút giữ thang để đảm bảo an toàn cho người ra hoặc người vào thang máy. Nếu ai đó không thể bấm chọn tầng, hãy chủ động giúp đỡ họ.
  • Nếu có thể, hãy chọn vị trí đứng phù hợp nhất: Nếu bạn lên tầng càng cao hoặc xuống tầng càng thấp, hãy đứng ở trong cùng thang máy.
  • Khi có người thông báo là họ ra khỏi thang máy, hãy chủ động đứng nép về một bên hoặc ra ngoài để nhường đường cho họ.
  • Trong thang máy, kể cả khi bạn đi cùng cấp trên, đồng nghiệp hay người quen của bạn, bạn vẫn cần giữ trật tự nhất có thể để tránh làm phiền đến người xung quanh.
  • Hạn chế sử dụng điện thoại hoặc các phương tiện nghe nhìn.
  • Nếu ho hoặc hắt hơi, hãy chủ động che miệng lại. Nếu bạn bị ốm hoặc các bệnh có tính truyền nhiễm, hãy chủ động đeo khẩu trang.
  • Nếu mang theo các đồ đạc cồng kềnh, hãy xếp thật gọn vào vị trí sát kề bạn.
  • Không hút thuốc, tránh dùng các loại nước hoa, dầu gội,... có mùi nồng nặc khiến người khác khó chịu.
  • Không di chuyển, chạy nhảy trong thang máy.
  • Không nói tục, chửi bậy.
  • Chủ động đi thang bộ nếu như bạn chỉ đi lên 1 vài tầng hoặc xuống một vài tầng.
Xem thêm: ​Bí quyết xây dựng văn hóa làm việc nhóm tại nơi làm việc hiệu quả

II. Kỹ năng giao tiếp khi đi thang máy nơi công sở

Tuy rằng nguyên tắc chung là cần phải giữ trật tự khi đi thang máy nhưng cũng có rất nhiều trường hợp bạn cần phải giao tiếp, trò chuyện. Theo đó, tuỳ vào từng trường hợp, bạn cần lưu ý các kỹ năng giao tiếp khi đi thang máy nơi công sở như sau:

  • Chào hỏi khi đứng chờ thang máy
Nếu bạn gặp đồng nghiệp hoặc cấp trên của bạn lúc chờ thang máy thì bạn không nên làm ngơ. Hãy chủ động mỉm cười, chào hỏi họ và nếu có câu chuyện gì cần trao đổi với họ, hãy nói ngắn gọn nhất có thể hoặc đề xuất họ lên công ty rồi tiếp tục bàn bạc. Trong quá trình giao tiếp này, bạn nên tránh nói to và tránh làm những việc quá lố thu hút sự chú ý của người khác bởi vì nó sẽ khiến mọi người đánh giá bạn là người vô duyên, vô văn hoá.

ky nang giao tiep khi di thang may noi cong so 2

Giao tiếp khi đi thang máy bạn cũng cần lưu ý để tránh bị đánh giá thấp

  • Nhắc nhở những người vô ý thức

Trong lúc chờ thang máy hoặc thậm chí là trong thang máy, nếu bạn thấy một ai đó chen lấn, xô đẩy hoặc làm những việc thiếu ý thức như nói chuyện, nghe điện thoại to, chửi bậy, khạc nhổ bừa bãi,... thì bạn cũng không nên làm ngơ. Hãy lên tiếng nhắc nhở và góp ý cho họ một cách tinh tế và lịch sự.
Xem thêm: ​​10 chiến lược thúc đẩy văn hóa công ty

  • Nói năng lịch sự khi cần nhờ sự giúp đỡ của người khác

Trong những trường hợp như bạn không thể bấm thang, bạn muốn ra khỏi thang máy nhanh chóng,... thì bạn cũng cần phải có những lời lẽ lịch sự nhất có thể để đề nghị sự giúp đỡ của người khác.

  • Nói xin lỗi nếu bạn làm điều gì đó làm phiền đến mọi người

Nếu bạn vận chuyển những đồ nặng, chiếm nhiều vị trí thang máy, bạn vô tình đụng chạm phải người khác,... tức là bạn đang làm phiền đến họ. Trong những trường hợp này, bạn hãy nói lời xin lỗi và mong nhận được sự thông cảm từ mọi người một cách ngắn gọn và lịch sự.

5 kỹ năng giao tiếp thông minh với khách hàng cho dân kinh doanh

Trong môi trường làm việc công sở, kỹ năng giao tiếp đóng vai trò vô cùng quan trọng. Không chỉ bạn biết cách giao tiếp lịch sự, chuyên nghiệp ở thang máy mà trong mọi tình huống, đặc biệt là dân kinh doanh thì giao tiếp là kỹ năng không thể thiếu. Khi bạn đi gặp đối tác, khách hàng để tiếp thị sản phẩm thì kỹ năng giao tiếp tốt sẽ giúp bạn chiếm ưu thế lớn. Vậy dân kinh doanh cần có những kỹ năng giao tiếp nào?

5 kỹ năng giao tiếp thông minh với khách hàng cho dân kinh doanh