Kinh nghiệm lái xe an toàn khi đường trơn

Kinh nghiệm lái xe an toàn khi đường trơn

Đi chậm, tránh đi vào đường tắt hay bật đèn pha ở chế độ chiếu sáng gần, chỉ phanh khi thực sự, nhẹ nhàng nhả ga trong lúc trượt cần là những kinh nghiệm lái xe an toàn khi gặp tuyết và đường trơn mà các bác tài cần biết.

Vào mùa đông, điều kiện thời tiết khắc nghiệt luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro khôn lường cho các bác tài trong quá trình lái xe, chỉ cần một sơ xuất nhỏ cũng khiến cho chiếc xe bị hư hỏng hoặc gặp phải tai nạn đáng tiếc, nhất là xe ô tô cũ.

Hy vọng những kinh nghiệm lái xe an toàn khi gặp tuyết và đường trơn mà chúng tôi chia sẻ dưới đây, sẽ giúp ích cho các bác tài khi chẳng may đi vào đoạn đường trơn trượt hoặc gặp phải tuyết đang rơi.

Đi chậm

kinh nghiem lai xe an toan khi duong tron
Hãy cố gắng lái xe càng chậm càng tốt khi gặp tuyết hoặc đi vào đường trơn trợt. Nguồn: Internet

Khi gặp tuyết hoặc đi vào đường trơn trợt điều đầu tiên mà người lái xe cần làm đó là giảm tốc độ, hãy cố gắng lái xe càng chậm càng tốt. Theo các chuyên gia thì tốc độ 50-60 km/h là giới hạn nguy hiểm khi lái xe trời băng/tuyết. Hơn nữa, việc lái chậm trên một cung đường không quen thuộc và có mưa tuyết sẽ giúp bạn có thể quan sát đi theo xe phía trước

Tránh đi với vận tốc quá nhanh trong thời điểm này bởi rất dễ gây tai nạn hoặc lao vào ổ gà, do không quan sát tốt phía trước và xử lý kém linh hoạt khi có tình huống xấu xảy ra.

Tránh đi vào đường tắt

Trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt khuyên bạn cố gắng chọn những cung đường có nhiều phương tiện tham gia, vì sẽ an toàn hơn. Tuyệt đối, không nên đi vào các đoạn đường tắt, nhất là đường làng và đường đất đẹp bởi vì tuyết + nước mưa làm đường rất trơn, dễ trợt, chưa kể còn gặp ổ gà, gồ gề, rất khó di chuyển.

Bên cạnh đó, nếu ở đoạn đường dốc, bạn nên chủ động giảm tốc trước khi xuống dốc và duy trì tốc độ thấp.

Bật đèn pha ở chế độ chiếu sáng gần

kinh nghiem lai xe an toan khi duong tron 2
Phải bật đèn pha ở chế độ chiếu sáng gần. Nguồn: Internet

Đối với đèn xe, trường hợp lái xe ô tô tải hay mọi loại xe ô tô dưới trời tuyết thì bạn phải bật đèn pha ở chế độ chiếu sáng gần (đèn cốt) hay đèn chống sương mù, nhằm làm cho các phương tiện hay đối tượng tham gia giao thông khác có thể thấy bạn dễ dàng (đặc biệt người đi bộ). Tuy nhiên, khi điều kiện thời tiết cải thiện hơn, bạn lưu ý chỉ bật đèn chống sương nếu thấy cần vì loại đèn này có thể làm người lái xe khác cảm thấy chói mắt và khó chịu.

Chỉ phanh khi thực sự cần

Một kinh nghiệm lái xe an toàn khi gặp tuyết và đường trơn quan trọng nữa mà bạn cần bắt buột tuân thủ, đó là chỉ phanh khi thực sự cần và tránh thực hiện những động tác đột ngột như đạp phanh, rồ ga, hay đánh lái… vì rất dễ khiến chiếc xe của bạn bị trượt và mất hướng lái. Để làm được việc này thì đòi hỏi bạn luôn phải tập trung lái xe, biết cách phán đoán tình huống và thực hiện các động tác thật nhẹ nhàng, uyển chuyển.

Cùng với đó, khoảng cách xe dừng (Stopping Distances – tổng thời gian người lái phản xạ, phanh và xe dừng) khi lái xe trong lúc tuyết rơi và đường tăng cũng phải tăng đáng kể, do đó bạn cần điều chỉnh khoảng cách phù hợp với xe chạy trước. Hãy lái làm sao để mình không cần phải phanh cũng có thể điều khiển để xe dừng được, bởi đường trơn trượt chắc chắc phanh không giúp bạn được nhiều.

Biết cách xử lý khi xe bị trượt

Khi bị mất lái, nhiều người thường tiếp tục đánh lái tuy nhiên đây là một việc làm hoàn toàn sai lầm vì không mang lại kết quả gì nhiều khi còn khiến tình trạng tồi tệ hơn. Tốt nhất, vào lúc này bạn cần bình tĩnh giữ chặt lái, thả chân ga, rà phanh cho tới khi xe hơi cũ dừng lại an toàn.

Nếu chẳng may bị trượt, với những xe không có tính năng tự động khoá phanh lúc này bạn cần tránh sử dụng phanh, còn xe có ABS thì phải phanh thật chắc chắn khi đi qua chỗ trượt. Đồng thời, nên nhẹ nhàng nhả ga, cẩn thận đưa bánh lái theo hướng bạn muốn đưa đầu xe vào cho đến lúc đầu xe di chuyển thẳng.

Bỏ túi kinh nghiệm lái xe an toàn khi gặp tuyết và đường trơn trên để có những chuyến đi thật suông sẻ bạn nhé

Chúc bạn sức khỏe và thành công!