Hợp đồng đặt cọc mua nhà – hiểu đúng để tránh mất tiền oan

Hợp đồng đặt cọc mua nhà – hiểu đúng để tránh mất tiền oan

Hợp đồng đặt cọc mua nhà là một trong những giấy tờ quan trọng khi thực hiện giao dịch mua bán nhà đất. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ về mẫu giấy này. Làm sao để đảm bảo được quyền lợi cũng như có tính pháp lý khi xảy ra tranh chấp,… Tất cả sẽ được RaoXYZ giải đáp trong bài viết dưới đây!

Nội dung bài viết

Hợp đồng đặt cọc mua nhà là gì?

Hợp đồng đặt cọc mua nhà là gì?
Hợp đồng đặt cọc mua nhà là gì?

Hợp đồng đặt cọc mua nhà là văn bản ghi chép lại sự thỏa thuận về khoản đặt cọc giữa hai bên đặt cọc và bên nhận đặt cọc trong quá trình giao dịch mua bán nhà đất. Theo đó, bên đặt cọc sẽ giao một tài sản đặt cọc nhất định cho bên nhận đặt cọc trong một khoảng thời hạn cụ thể. Tài sản đặt cọc đó có thể là tiền, kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác. Điều này nhằm đảm bảo giao kết, thực hiện hợp đồng mua bán nhà như đã trao đổi.

Khi nào cần làm hợp đồng đặt cọc mua nhà?

Khi nào cần làm hợp đồng đặt cọc?
Khi nào cần làm hợp đồng đặt cọc?

Có thể thấy, sự ra đời của đặt cọc mua nhà giúp bên có ý định mua nhà đảm bảo được người bán sẽ thực hiện việc bán, chuyển nhượng lại căn nhà cho mình. Đồng thời, bên bán cũng xác định được người xem thực sự sẽ mua nhà như trao đổi.

Tuy nhiên, trên thực tế đã có không ít đối tượng lợi dụng chính việc đặt cọc này để trục lợi về cho bản thân. Sau khi nhận được tài sản đặt cọc, họ liền bỏ trốn, cắt đứt mọi thông tin liên lạc với bên đặt cọc.

Do đó, bạn phải thật cẩn trọng khi ký kết bản hợp đồng này. Chỉ nên tiến hành làm hợp đồng đặt cọc mua nhà khi đã nắm bắt được chính xác thông tin. Đồng thời, hợp đồng cần được làm theo đúng mẫu, đảm bảo đủ các yếu tố pháp lý cần thiết theo quy định của pháp luật.

Xem xét, kiểm tra kỹ lưỡng mới tiến hành ký kết hợp đồng đặt cọc mua nhà

Nội dung cần có trong hợp đồng đặt cọc mua bán nhà

Căn cứ pháp luật

Để đảm bảo lợi ích cho người dân khi tham gia giao dịch đặt cọc mua bán nhà đất, pháp luật đã ban hành điều luật rõ ràng. Cụ thể, chúng được quy định trong Bộ luật dân sự năm 2015, luật đất đai 2013. Khi làm hợp đồng theo đúng nội dung quy định của điều luật, chúng sẽ có được tính pháp lý, trở thành căn cứ giải quyết khi có tranh chấp xảy ra.

Nội dung trong hợp đồng

Nội dung cần có trong hợp đồng
Nội dung cần có trong hợp đồng

Hợp đồng đặt cọc cần được lập thành văn bản về giao dịch giữa 2 bên đặt cọc và bên nhận đặt cọc. Trong hợp đồng cần đảm bảo các yếu tố sau:

  • Thông tin 2 bên tham gia ký kết hợp đồng: bên đặt cọc và bên nhận đặt cọc.
  • Đối tượng hợp đồng: đó chính là tài sản đặt cọc.
  • Mục đích đặt cọc.
  • Giá chuyển nhượng kèm theo phương thức đặt cọc, thanh toán.
  • Trách nhiệm tiến hành công chứng chuyển nhượng hoặc đăng ký sang tên.
  • Thời hạn đặt cọc.
  • Quyền và nghĩa vụ của 2 bên.
  • Phương thức giải quyết tranh chấp.
  • Cam đoan của từng bên.
  • Xác nhận của hai bên: ký và ghi rõ họ tên.

Những lưu ý cần biết trong việc đặt cọc mua nhà

Để tránh thiệt hại cho bản thân, khi đặt cọc mua nhà, bạn hãy lưu ý một số điều sau:

Trước khi ký kết hợp đồng

“Bút sa gà chết” do đó, trước khi đặt bút ký vào bản hợp đồng, bạn hãy làm rõ các vấn đề sau:

Tính hợp pháp của căn nhà

Bạn cần xem xét thật chính xác sổ đỏ, sổ hồng có phải là thật. Chúng có đang vướng vào các tranh chấp hay thực hiện giao dịch nào khác như cầm cố, bảo lãnh, ủy quyền,… nữa hay không.

Xác định chủ sở hữu hợp pháp của căn nhà

Kế đến, bạn phải xác minh xem người nhận cọc của mình có đúng là người sở hữu hợp pháp của căn nhà hay không. Đồng thời, người đó có đầy đủ trách nhiệm dân sự khi thực hiện ký kết hợp đồng hay không.

Khi ký kết hợp đồng

Lưu ý khi ký kết hợp đồng
Lưu ý khi ký kết hợp đồng

Cần có người trung gian làm chứng

Khi tiến hành giao dịch đặt cọc mua nhà, người làm chứng đóng một vai trò quan trọng. Họ sẽ là trung gian, minh chứng cho việc ký kết, giao dịch đặt cọc giữa hai bên.

Người làm chứng này phải không có bất cứ mối quan hệ họ hàng, thân quen gì với một trong hai bên giao dịch. Hơn nữa, trong hợp đồng, họ cần ký, điểm chỉ, lời xác nhận rõ ràng. Có như vậy, hợp đồng mới được công nhận, đảm bảo tính pháp lý.

Điều khoản trong hợp đồng

Nội dung của hợp đồng đặt cọc mua nhà cần đảm bảo có đầy đủ như những gì đã trình bày ở trên. Hơn nữa, từng điều khoản phải rõ ràng, minh bạch, không có sự khó hiểu, nhập nhằng.

Sau khi ký kết

Khi đã hoàn tất việc ký kết giữa 2 bên, không có nghĩa là đã xong. Để đảm bảo tính pháp lý về cả mặt nội dung lẫn hình thức, bạn cần đi công chứng bản hợp đồng đó. Khi đi công chứng, công chứng viên sẽ thay bạn kiểm tra, chứng thực lại từng điều khoản trong hợp đồng.

Mẫu hợp đồng đặt cọc mua nhà

Để giúp bạn đọc dễ hình dung hơn, sau đây, RaoXYZ sẽ đưa một mẫu hợp đồng đặt cọc mua nhà đơn giản.

Mẫu hợp đồng đặt cọc mua nhà
Mẫu hợp đồng đặt cọc mua nhà

Phần thông tin hai bên giao dịch

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự  do – Hạnh phúc

————–***——————

HỢP ĐỒNG ĐẶT CỌC

(V/v mua bán nhà, đất)

Hôm nay, ngày … tháng … năm … tại ……………………………………….., chúng tôi gồm có:

I.Bên đặt cọc (sau đây gọi là bên A):

Ông/bà: …………………………………………………………………………….

Sinh ngày:……………………………………………………………………………

Số chứng minh nhân dân: ………………… cấp ngày:……………… tại:…………

Hộ khẩu thường trú:…………………………………………………………………

II.Bên nhận đặt cọc (sau đây gọi là bên B):

Họ và tên chủ hộ:…………………………………………………………………..

Sinh ngày:……………………………………………………………………………

Số chứng minh nhân dân: ………………… cấp ngày:……………… tại:…………

Hộ khẩu thường trú:…………………………………………………………………

Các thành viên của hộ gia đình bên B:

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

III.Người làm chứng

  1. Ông/bà: ………………………………………………………………………….

Sinh ngày:……………………………………………………………………………

Số chứng minh nhân dân: ………………… cấp ngày:……………… tại:…………

Hộ khẩu thường trú:…………………………………………………………………

  1. Ông/bà: ………………………………………………………………………….

Sinh ngày:……………………………………………………………………………

Số chứng minh nhân dân: ………………… cấp ngày:……………… tại:…………

Hộ khẩu thường trú:…………………………………………………………………

Các điều khoản thỏa thuận

IV.Hai bên đồng ý thực hiện ký kết hợp đồng đặt cọc với các thỏa thuận sau:

Điều 1: Tài sản đặt cọc

Bên A tiến hành đặt cọc cho bên B số tiền (bằng số) là:……………………………

Số tiền (bằng chữ):…………………………………………………………………

Điều 2: Thời hạn đặt cọc

Thời hạn đặt cọc:…………………………………., kể từ ngày … tháng … năm …

Điều 3: Mục đích đặt cọc

1.Thông qua việc đặt cọc này, bên A cam kết mua nhà của bên B tại ………………………………………………………………………………………

Bên B nhận tiền đặt cọc và cam kết sẽ bán nhà thuộc quyền sở hữu hợp pháp cũng như không có bất cứ tranh chấp nào tại:……………………………………………………………………………………………………………….. với diện tích là ………………………………………m2.

Giá bán là: ………………………………………………………………………….

2.Trong thời gian đặt cọc, bên B cam kết sẽ thực hiện các thủ tục pháp lý để chuyển nhượng quyền sở hữu nhà đất cho bên A. Bên A sẽ trả ……………………… khi hai bên ký kết hợp đồng mua bán nhà tại phòng công chứng Nhà Nước,……………………… sẽ được bên A thanh toán khi bên A nhận được giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Bên B cam kết giao giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trong vòng 7 ngày, tính từ khi 2 bên ký kết hợp đồng mua bán tại phòng công chứng Nhà Nước. Đồng thời, bên B cũng là bên thực hiện các nghĩa vụ về thuế, lệ phí phát sinh trong quá trình giao dịch theo quy định của pháp luật.

Điều 4: Nghĩa vụ và quyền của bên A

1.Nghĩa vụ của bên A

Giao đúng số tiền đặt cọc như đã thỏa thuận khi ký hợp đồng đặt cọc cho bên B;

Thực hiện nghĩa vụ dân sự như đã thỏa thuận tại điều 3 nêu trên. Nếu từ chối không thực hiện giao kết thì bên A sẽ bị mất số tiền mình đã đặt cọc.

2.Quyền của bên A

Trong trường hợp 2 bên giao kết theo những gì đã thỏa thuận tại điều 3, bên A sẽ nhận lại được số tiền đặt cọc từ bên B.

Nếu bên B từ chối việc giao kết, bên A sẽ nhận lại số tiền đặt cọc cùng một khoản tiền bằng với số tiền đặt cọc đó.

Điều 5: Nghĩa vụ và quyền của bên B

1.Nghĩa vụ bên B

Khi 2 bên thực hiện nghĩa vụ dân sự như đã thỏa thuận tại điều 3, bên B có nghĩa vụ phải trả lại số tiền đặt cọc cho bên A.

Nếu bên B từ chối thực hiện giao kết, bên B phải trả lại số tiền đặt cọc cùng một khoản tiền tương đương với số tiền đặt cọc của bên A.

2.Quyền của bên B

Nếu bên A không thực hiện nghĩa vụ dân sự như đã thỏa thuận tại điều 3, bên B sẽ sở hữu số tiền đặt cọc này.

Điều 6: Phương thức giải quyết tranh chấp

Nếu trong quá trình thực hiện hợp đồng có xảy ra tranh chấp, các bên sẽ cùng nhau thương lượng, giải quyết trên nguyên tắc tôn trọng quyền lợi của nhau. Nếu không giải quyết được, một trong hau bên có quyền khởi kiện yêu cầu tòa án có thẩm quyền giải quyết.

Điều 7: Cam đoan của các bên

Bên A và bên B chịu trách nhiệm trước pháp luật về những cam đoan dưới đây:

Hoàn toàn tự nguyện ký kết hợp đồng này, không có sự ép buộc.

Thực hiện đúng, đầy đủ thỏa thuận đã ghi trong hợp đồng này.

Điều 8: Điều khoản cuối cùng

1.Hai bên hiểu rõ quyền, nghĩa vụ và lợi ích của mình cũng như ý nghĩa và hậu quả pháp lý của việc ký kết hợp đồng này.

2.Hai bên đã đọc, hiểu và đồng ý tất cả các điều khoản, ký vào hợp đồng trước sự có mặt của người làm chứng.

3.Hợp đồng có hiệu lực từ:………………… Hợp đồng bao gồm 03 trang, chia làm 4 bản có giá trị pháp lý như nhau, mỗi bên giữ hai bản.

……………., ngày…… tháng …… năm ………

Bên A

(Ký, ghi rõ họ tên)

Bên B

(Ký, ghi rõ họ tên)

Người làm chứng

(Ký, ghi rõ họ tên)

Người làm chứng

(Ký, ghi rõ họ tên)

-Thúy An – Content Writer-

>>> Xem thêm: Hợp đồng mua bán đất: 5 vướng mắc thường gặp