Hợp đồng cọc đất và những thông tin chi tiết nhất - RaoXYZ Nhà

Hợp đồng cọc đất và những thông tin chi tiết nhất - RaoXYZ Nhà

Hợp đồng cọc đất hiện nay là thứ vô cùng cần thiết khi bạn tham gia mua bán nhà đất để đảm bảo tính an toàn. Cùng RaoXYZ Nhà tìm hiểu ngay qua bài viết dưới đây nhé.

Mọi giao dịch mua bán nhà đất đều cần sự chắc chắn, đây cũng chính là lý do bạn cần sử dụng ngay hợp đồng cọc đất để đảm bảo an toàn cho cả đôi bên. Các loại hình bất động sản như nhà, chung cư hay khu đất do có giá trị tài chính lớn nên trong hợp đồng đặt cọc đất cần được ghi rõ và thỏa thuận như khi 2 bên đã thương lượng. Vậy hợp đồng đặt cọc đất là gì? Mẫu hợp đồng đầy đủ và những lưu ý quan trọng dành cho bạn như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu ngay nhé.

Mua bán đất TP.HCM giá tốt:

hợp đồng cọc đất
Tìm hiểu về hợp đồng cọc đất

Hợp đồng đặt cọc đất là gì?

Khi mua bán đất giữa người bán với người mua bên cạnh những thỏa thuận về lời nói họ còn có thêm hợp đồng cọc đất để đảm bảo chắc chắn cao nhất. Đây là một loại giấy tờ nhằm bảo vệ quyền lợi của đôi bên và giúp việc mua bán đất diễn ra được thuận lợi hơn. 

Loại hợp đồng chuyên dụng này có thể sử dụng nhiều loại tài sản đặt cọc khác nhau như: tiền mặt, đá quý, vàng và các vật có giá trị kinh tế cao khác. Khi hợp đồng được ký kết, tài sản sẽ được bên mua trao cho bên bán, bên cạnh đó bên bán phải đảm bảo giữ nguyên vẹn tài sản khi đặt cọc để trong trường hợp hợp đồng được thanh nghỉ thì tài sản đó sẽ trở thành tài sản thanh toán hoặc được trả lại nguyên vẹn cho bên mua

Hợp đồng đặt cọc mua đất có cần công chứng không?

Nhiều người khi tham gia mua bán đất vẫn còn đang băn khoăn hay rằng hợp đồng đặt cọc mua đất có cần công chứng hay không. Hiện nay ở các bộ luật tại Việt Nam chưa quy định bắt buộc hợp đồng phải công chứng.

Dựa theo bộ luật dân sự năm 2015 thì các mẫu giấy đặt cọc mua đất viết tay chỉ là một sự thỏa thuận mang tính cá nhân và không bắt buộc phải có người làm chứng công chứng hay cần chứng thực. Khi thực hiện giao dịch và hợp đồng có hiệu lực chỉ cần đảm bảo các điều kiện dưới đây:

  • Nội dung của giấy đặt cọc cần rõ ràng, rành mạch và không trái đạo đức xã hội hoặc vi phạm những điều cấm của luật đưa ra
  • Hình thức cần sạch, đẹp và khoa học
  • Bên mua và bên bán khi tham gia giao dịch hoàn toàn tự nguyện, và không bị áp lực hoặc bị ép buộc bởi bất cứ phương diện nào đó.
  • Đây là một giao dịch dân sự nên chủ thể cần có đầy đủ các hành vi dân sự và năng lực pháp luật dân sự phù hợp.
Hợp đồng cọc đất nên được công chứng

Phải ghi “đặt cọc” nếu không sẽ không thể phạt cọc

Khi thực hiện giao kết hợp đồng giữa bên mua và bên bán, nếu muốn có phạt cọc thì cần phải ghi “đặt cọc” một cách rõ ràng. Trên thực tế vấn đề này phải được vô cùng cần lưu ý vì rất nhiều trường hợp không xử lý được khi muốn phạt cọc do lúc đưa tiền không ghi rõ là đặt cọc. Khi đó nghĩa vụ của hai bên sẽ hoàn toàn khác so với ý nghĩa của hợp đồng đặt cọc.

Trường hợp đưa tiền mà không có thỏa thuận là đặt cọc thì được coi là tiền trả trước. Nếu một trong hai bên không chuyển nhượng đất như đã thỏa thuận thì số tiền đó sẽ được xử lý như sau:

  • Nếu người bán từ chối giao đất thì chỉ cần trả lại số tiền thanh toán mà người mua đã trả trước mà không phải chịu thêm bất cứ khoản tiền phạt nào.
  • Nếu người mua từ chối giao kết thì sẽ được nhận lại hoàn toàn số tiền đã thanh toán trước và cũng không bị chịu phạt, trừ khi hai bên có những thỏa thuận liên quan khác.
hợp đồng cọc đất
Cần ghi rõ “cọc đất” để dễ giải quyết khi có tranh chấp

Mức phạt cọc nếu không mua/không bán đất

Trong hợp đồng mua bán đất việc quy định mức phạt cọc là vô cùng quan trọng. Vì theo quy định tại Khoản 2 Điều 328 theo Bộ luật Dân sự, thì mức phạt cọc được tính như sau:

  • Nếu như bên đặt cọc và bên nhận đặt cọc không thỏa thuận được thì toàn bộ tài sản thuộc về bên nhận đặt cọc, đồng nghĩa với việc họ sẽ mất hoàn toàn số tiền đã đặt cọc.
  • Trong trường hợp nếu bên nhận đặt cọc từ chối thực hiện hợp đồng ở thì cần phải đưa lại cho bên mua toàn bộ tài sản đặt cọc và thêm một khoản tiền có giá trị bằng với tài sản đặt cọc đó.

Đây là quy định chung trong hầu hết các hợp đồng cọc đất. Nếu các bên có quy định về mức phạt cọc khác thấp hoặc cao hơn số tiền đặt cọc theo quy định này thì sẽ thực hiện theo nội dung như đã được thỏa thuận. Chỉ cần đảm bảo thỏa thuận số tiền đặt cọc không trái với pháp luật và đạo đức xã hội.

hợp đồng cọc đất
Mức phạt cọc rất quan trọng

Một số điểm cần lưu ý trong hợp đồng đặt cọc mua bán, chuyển nhượng nhà đất

Tham khảo giá đất tỉnh Bình Dương:

Để đảm bảo cho hoạt động giao dịch được diễn ra thành công thì bạn cần lưu ý những đặc điểm sau khi thành lập hợp đồng đặt cọc:

Các khoản phạt cọc cần được làm rõ khi xảy ra tranh chấp

Trên thực tế thì mọi vi phạm hợp đồng đều có thể xảy ra rất cao, đặc biệt là là vấn đề từ chối giao kết tài sản. Do đó các khoản phạt cọc sẽ đảm bảo được quyền lợi chính đáng cho người mua và người bán. Mọi mức phạt số tiền phạt cũng như các quy định khi hai bên vi phạm cần phải được thỏa thuận rõ ràng như bạn mong muốn.

Hợp đồng đặt cọc đất nên được công chúng

Như đã đề cập ở trên việc công chứng hợp đồng là không hề bắt buộc. Tuy nhiên để đề phòng trước có thể do khi bạn chưa thực sự tin tưởng vào đối phương thì tốt nhất hãy đem hợp đồng đi công chứng để được pháp luật bảo hộ.

Các giấy tờ cần công chứng là phiếu yêu cầu công chứng, hợp đồng đặt cọc đất, giấy tờ tùy thân của bên mua và bên bán như chứng minh nhân dân, bằng lái xe, hoặc các giấy tờ tùy thân khác. Chỉ sau một đến hai ngày bạn sẽ nhận được bộ hợp đồng công chứng.

Cần có người làm chứng khi thực hiện hợp đồng

Việc tạo và thành lập hợp đồng cọc đất tương đối nhanh và dễ dàng. Tuy nhiên tiềm ẩn rủi ro khi không kiểm tra kỹ lưỡng là vô cùng lớn. Sau đó một người đứng ra làm chứng sẽ tăng mức độ an toàn và củng cố tính pháp lý của hợp đồng hơn.

Người làm chứng phải là người không có quan hệ với người mua hoặc người bán, trong hợp đồng người làm chứng cần phải ghi những thông tin cơ bản như họ tên ngày sinh nơi thường trú và chứng minh nhân dân cũng như chữ ký kèm theo để chứng minh rằng họ có tham gia vào các cuộc mua bán này. Ngoài ra để đảm bảo các điều khoản trong hợp đồng đúng và đủ bạn cũng có thể nhờ đến các văn phòng thừa phát lại Tư vấn kỹ thêm.

Mẫu hợp đồng đặt cọc mua bán đất đơn giản

Mẫu giấy hợp đồng đặt cọc đất

Các nội dung cơ bản trong hợp đồng đặt cọc mua đất đơn giản cần phải có là:

  • Tên của hợp đồng. Phần tên phải được viết ngay ngắn tại chính giữa của hợp đồng. Tiêu đề ghi rõ là “Hợp đồng đặt cọc” và kèm theo ngày, tháng, năm chính xác. Ngoài ra nơi làm hợp đồng cũng cần phải nêu rõ ngay tại đây.
  • Thông tin các chủ thể khi tham gia hợp đồng thông tin diện tích và kích thước về mảnh đất được rao bán. Cả 2 bên mua và bán đều phải cung cấp các thông tin cá  nhân rõ ràng như: Họ tên, năm sinh, tuổi tác, nghề nghiệp, giấy chứng minh nhân dân, địa chỉ hộ khẩu và địa chỉ nơi thường trú. Bên cạnh đó, nếu cuộc trao đổi cọc đất có người làm chứng thì các thông tin liên quan đến người này cũng cần được nêu tại hợp đồng.
  • Các phương thức thanh toán cụ thể bằng tiền mặt hay có thể chuyển khoản và kèm theo giá bán của mảnh đất. Giá trị mảnh đất sẽ quyết định tài sản đặt cọc, thường 30% giá trị toàn khu đất mà bạn đang hướng đến. Ghi rõ số tài sản và mức tiền cọc bằng chữ và bằng số. Phương thức thanh toán cần nêu đúng và đủ theo các hạn mức thời gian giao tiền.
  • Thời hạn đặt cọc và mục đích cọc: Để tránh được những khó khăn khi hợp đồng của bạn vướng đến vấn đề về tranh chấp thì phần mục đích và thời hạn cần phải được làm rõ.
  • Quyền lợi và nghĩa vụ của bên mua và bên bán khi tham gia hợp đồng. Mỗi bên sẽ có nội dung khác nhau cần lưu ý, tuy nhiên nghĩa vụ và quyền lợi phải cần được cả 2 bên chấp thuận và đồng tình trong quá trình thỏa thuận, nếu không nội dung đó không được ghi vào trong hợp đồng.
  • Có phương thức giải quyết khi xảy ra tranh chấp cũng như số tiền đặt cọc phạt cọc cần được quy định rõ. Nếu một trong hai bên rút khỏi hợp đồng và làm sai theo quy định sẽ dựa vào phần phương thức giải quyết để xử lý. Hầu hết các phương thức đều có thể dựa trên luật do nhà nước quy định. Đặc biệt với phần phạt cọc, nếu muốn đảm bảo sự an toàn cho hợp đồng giao dịch thì bạn cũng cần nêu rõ các khoản phạt theo thỏa thuận, thường sẽ bằng 100% số tiền đặt cọc.
  • Thời gian thực hiện hợp đồng và thời gian thực hiện các giấy tờ thủ tục pháp lý liên quan. 2 bên chỉ được quyền thực hiện mọi công việc liên quan để hoàn tất quá trình đặt cọc trong một thời gian quy định. Các giấy tờ và thủ tục pháp lý cũng cần được lên kế hoạch làm ngay sau khi 2 bên ký kết tại mẫu hợp đồng này.
  • Các phạm vi và bồi thường thiệt hại cũng như điều khoản chính hợp đồng khi muốn chấm dứt hợp đồng đơn phương. Nếu vi phạm sẽ tùy theo mức độ nặng nhẹ để thực hiện phạt theo quy định.
  • Hai bên ký xác nhận

Trên đây là những nội dung quan trọng để hợp đồng đặt cọc đất mà bạn cần lưu ý. Đây là loại chứng từ có tính pháp lý cao để hai bên thực hiện và tuân thủ theo nên bạn có thể hoàn toàn yên tâm khi tham gia vào các giao dịch mua bán đất. Truy cập ngay RaoXYZ Nhà để có thêm nhiều thông tin hữu ích.