Giao dịch ế ẩm nhưng giá nhà phố TP.HCM vẫn tăng

Giao dịch ế ẩm nhưng giá nhà phố TP.HCM vẫn tăng

Với tình hình hiện tại, giao dịch nhà đất, đặc biệt là nhà phố tại TP.HCM sụt giảm không phanh. So với những tháng cuối năm 2017 và quý I/2018 thì số lượng giao dịch đã giảm đi khá nhiều.

Giá tăng không đợi thời

Anh Mai Huy, một nhà đầu tư tư nhân cũng là người môi giới mua bán nhà phố các Quận trung tâm TP.HCM khá có tiếng trong làng bất động sản cho biết, giá nhà phố hiện nay đã lên đỉnh, giao dịch không còn nhiều như cách đây vài tháng. So với 2 năm trước, mặt bằng giá đã tăng từ 60 – 100%. Thậm chí cá biệt có trường hợp tăng đến 150%.

Đơn cử như 2 năm trước, với số tiền tầm 1,5 triệu USD (trên 30 tỷ đồng) có thể mua được một căn nhà mặt tiền 100m2 trên các tuyến đường như Lý Tự Trọng, Nguyễn Trãi… tại Quận 1. Thế nhưng nay cũng ở vị trí đó, diện tích đó phải tầm 50 – 60 tỷ đồng mới mua được.

Giao dịch ế ẩm nhưng giá nhà phố TP.HCM vẫn tăng
Giao dịch ế ẩm nhưng giá nhà phố TP.HCM vẫn tăng

Giá tăng cao vô tội vạ nhưng giao dịch lại chậm. Đất nền giao dịch trầm lắng mọi phân khúc. Đầu tư xả hàng nhiều nhưng giá lại chưa thấy giảm là mấy. Nhiều giao dịch lúc bán được nhà chỉ nhận được mức chấp thuận chi trả bằng khoảng 70% so với lúc rao bán.

Anh Huỳnh Hồng Trung – một người làm môi giới mua bán nhà khu vực lân cận quận 1 TP.HCM cũng than ngắn thở dài bởi chỉ trong quý I/2018, tình hình giao dịch nhà có giá từ 5-10 tỷ đồng tại các phường 19, 21, 22, 17 thuộc quận Bình Thạnh (giáp Quận 1) rất tốt nhưng vài tháng nay rất chậm. Nguồn cung nhà phố gần khu trung tâm cũng không có nhiều, chủ yếu là mua đi bán lại chứ không có hàng mới.

Liệu giá nhà phố TP.HCM có còn tăng tiếp tục trong thời gian tới
Liệu giá nhà phố TP.HCM có còn tăng tiếp tục trong thời gian tới

“Khách của em 6 tháng trước mua một căn trên đường Phạm Viết Chánh 11 tỷ đồng, rao bán lại 12 tỷ đồng mà hơn 3 tháng rồi chưa bán lại được. Có cửa hàng tiện lợi muốn thuê 30 triệu đồng/tháng nhưng họ không dám cho thuê vì vẫn đang muốn bán để thu hồi vốn, cho thuê thì kẹt hợp đồng dài hạn” – anh Trung nói.

Những số liệu đáng lưu tâm

Theo báo cáo thị trường của Công ty DKRA Việt Nam, trong Quý II/2018, thị trường có 6 dự án mới (bao gồm 4 dự án mới và 2 dự án đã có trước đó triển khai giai đoạn tiếp theo), cung cấp 516 căn nhà phố/biệt thự, bằng khoảng 83% nguồn cung quý trước (621 căn). Tỷ lệ tiêu thụ đạt 88% (khoảng 452 căn), tăng 15% so với quý trước.

Giá đất lẫn nhà phố tại TP.HCM chưa có dấu hiệu hạ nhiệt
Giá đất lẫn nhà phố tại TP.HCM chưa có dấu hiệu hạ nhiệt

Khu Đông vẫn tiếp tục dẫn đầu thị trường về nguồn cung và lượng tiêu thụ, với tỷ lệ 94% nguồn cung mới và tỷ lệ tiêu thụ đạt hơn 90%. Với lượng tiêu thụ khả quan trong quý I và quý II, phân khúc đất nền được dự báo vẫn là kênh đầu tư được chọn lựa hàng đầu. Dù vậy, trong bối cảnh thị trường có dấu hiệu giảm nhiệt, người mua sẽ thận trọng hơn khi ra quyết định đầu tư.

Liệu giá nhà phố TP.HCM có còn tăng tiếp tục trong thời gian tới
Liệu giá nhà phố TP.HCM có còn tăng tiếp tục trong thời gian tới

Về vấn đề này, chuyên gia bất động sản Trần Quang Khánh cũng cho biết, ông đã thực hiện một cuộc thăm dò về thị trường thông qua tình hình làm ăn thực tế của các môi giới nhà đất trên toàn địa bàn TP, đã có 168 phản hồi từ các môi giới. Nhìn chung, toàn thị trường đã chuyển sang trạng thái ế ẩm, nhà đất khó bán. Một vài khu vực có thông tin hỗ trợ tốt, tình hình giao dịch có khả quan hơn.

Ông Khánh cho rằng, việc đầu tư vào nhà phố hiện nay là một bài toán khó khăn cho các nhà đầu tư cá nhân có nguồn vốn không mạnh, phải đi vay ngân hàng để đầu tư – lướt sóng. Nếu nhà đầu tư mua một căn nhà tầm 10 tỷ đồng trở lên trong vòng 6 tháng không bán được hoặc bán không có lời trên 10% thì xem như làm không công vì phải trả lãi vay.

Xem thêm

  • Có hay không “bong bóng bất động sản năm 2018”?
  • Nhà đất vùng ven TP.HCM có sự giảm nhiệt