Giải đáp: Lương cứng là gì? Cách tính chuẩn xác mà bạn cần biết

Giải đáp: Lương cứng là gì? Cách tính chuẩn xác mà bạn cần biết

  • Lương cứng là lương gì?
  • Cách tính lương cứng là gì?
  • Lương mềm khác lương cứng như thế nào?

Là một người lao động, các bạn phải hiểu rõ và hiểu chính xác lương cứng là gì? Nó chính là bí quyết để đảm bảo quyền lợi cho bản thân khi tham gia lao động. Bài viết này sẽ cung cấp kiến thức và chia sẻ cách tính chuẩn xác cho bạn áp dụng. Cùng đọc ngay thôi nào!!

Lương cứng là lương gì?

Lương cứng là một trong những thuật ngữ quá quen thuộc với người lao động. Nó được sử dụng để chỉ số tiền lương được chủ doanh nghiệp, công ty chi trả hàng tháng theo đúng quy định của pháp luật về mức lương. Không những vậy nó còn đảm bảo đúng với thỏa thuận của 2 bài đã ký kết trong hợp đồng lao động.

Hiểu một cách đơn giản thì lương cứng chính là mức lương ổn định mà các bạn sẽ được nhận vào mỗi tháng. Mức lương cứng của các công ty cao hay thấp dựa vào nhiều yếu tố khác nhau như vị trí, tính chất công việc, kinh nghiệm và kỹ năng của người lao động.

Lương cứng khác hoàn toàn so với lương mềm, tiền hoa hồng, phụ cấp thu hút, tiền thưởng,… Nó chính là khoản tiền chắc chắn bạn sẽ nhận được mỗi tháng cho thời gian lao động tại công ty. Lương cứng này có thể không phải là thu nhập cuối cùng mà bạn nhận được từ phía công ty bởi mỗi doanh nghiệp sẽ cung cấp những quyền lợi khác nhau cho nhân viên.

Lương cứng là lương gì?
Lương cứng là lương gì?

Vậy lương cứng trong tiếng Anh là gì nhỉ? Trong tiếng Anh lương cứng được sử dụng với thuật ngữ Hard salary. Một điều các bạn cần hiểu nữa đó chính là nó không phải là lương tối thiểu vùng. Lương tối thiểu cùng chỉ là một cơ sở được dùng để đảm bảo doanh nghiệp chỉ được phép trả lương thấp nhất bằng mức lương tối thiểu vùng đó mà thôi.

Lướng cứng chính là khoản “tiền” ràng buộc người lao động với doanh nghiệp. Chính vì vậy mà các doanh nghiệp khác nhau thường đưa ra các  mức lương cứng khác nhau để thu hút nguồn nhân lực chất lượng.

Lương cứng chính là khoản tiền lương mang đến động lực làm việc cho người lao động mỗi ngày. Họ bán sức lao động của mình để nhận về những “đồng lương” xứng đáng. Còn về phía doanh nghiệp thì nó chính là công cụ để giữ chân nhân lực chất lượng cho sự hoạt động kinh doanh của công ty.

Vậy, cách tính chính xác lương cứng là gì? Bạn muốn biết, vậy hãy cùng đọc những chia sẻ của JobsGo trong phần tiếp theo của bài viết nhé! 

👉 Xem thêm: Lương cạnh tranh là gì? Tổng hợp thông tin về lương cạnh tranh

Cách tính lương cứng là gì?

Lương cứng mà các bạn được nhận sẽ luôn bao gồm lương cơ bản và các khoản phụ cấp khác như: Tiền ăn trưa, tiền phụ cấp xăng xe, thâm niên,…

Cách tính chuẩn của lương cứng như sau:

Lương cứng hàng tháng = Lương cứng thỏa thuận/số ngày làm việc trong tháng x Số ngày thực tế đi làm

Trong đó mức lương cứng thỏa thuận chính là khoản tiền lương đã được giao kết giữ người lao động với người sử dụng lao động trước khi vào làm chính thức tại công ty. Lương cứng này có thể bao gồm cả phụ cấp theo thuận có sự đồng ý của 2 bên.

Cách tính lương cứng là gì?
Cách tính lương cứng là gì?

Một ví dụ dễ hiểu như sau: Anh T ký kết hợp đồng lao động với công ty H với mức lương cứng là 22 triệu đồng/tháng, có kèm theo phụ cấp ăn trưa là 600.000đ và phụ cấp xăng xe là 500.000đ. Một tháng có 30 ngày và chỉ làm việc 24 ngày, trong đó số ngày thực tế anh T đi làm lại chỉ có 22 ngày. Lương cứng anh T sẽ nhận được là bao nhiêu?

Lúc này lương cứng của anh T sẽ được tính như sau:

Lương cứng = (22 triệu + 600.000đ + 500.000đ) / 24 x 22 = 21.175 triệu đồng/tháng

Nếu tháng đó anh T đi làm đủ cả 24 ngày thì lương cứng sẽ nhận được tổng là 23.1 triệu đồng/tháng. 

👉 Xem thêm: Làm thế nào để tạo ra nguồn thu nhập ngoài lương cứng trong mùa dịch COVID-19?

Lương mềm khác lương cứng như thế nào?

Hiểu lương cứng là gì rồi, vậy bạn có biết lương mềm là sao hay không? Lương mềm là khoản được tính dựa trên hiệu quả công việc thực tế mà người lao động tạo ra. Theo đó công thức tính sẽ như sau:

Lương mềm = Lương cứng x hệ số lượng

Chẳng hạn anh T là chuyên viên cấp cao trong công ty với mức lương cứng là 6 triệu đồng/tháng. Hệ số lương được trả là bậc 2 tương đương với 4.0. Lúc này lương mềm anh nhận được sẽ là:

Lương mềm = 6  x 4.0 =  24 triệu đồng/tháng

Chính vì vậy, lương mềm mà các bạn nhận được chắc chắn luôn cao hơn so với lương cứng hàng tháng. Tuy nhiên, lương mềm này các doanh nghiệp tư nhân rất ít khi áp dụng và nó thường phổ biến tại các cơ quan nhà nước khi có ngạch lương cho viên chức và công chức rõ ràng.

👉 Xem thêm: Điều người lao động thực sự quan tâm ngoài lương

Lương mềm khác lương cứng như thế nào?
Lương mềm khác lương cứng như thế nào?

Như vậy, bài viết trên đã giúp các bạn hiểu lương cứng là gì? Nắm được cách tính chính xác của nó. Hy vọng chia sẻ này sẽ giúp các bạn tự mình tính được lương của mình hàng tháng để đảm bảo quyền lợi chính đáng cho bản thân.