Giải đáp cho 5 “lời đồn” về genZ chốn công sở JobsGO Blog

Giải đáp cho 5 “lời đồn” về genZ chốn công sở JobsGO Blog

GenZ có lẽ là từ khóa không còn quá xa lạ đối với chúng ta hiện nay, nhất là trên các trang mạng xã hội. Những chủ đề về sở thích, tính cách, thói quen,… được đưa ra bàn luận và gán với genZ ngày càng nhiều, trong đó bao gồm cả “lời đồn”. Và trong bài viết này, RaoXYZ sẽ giải đáp toàn bộ thắc mắc liên quan đến những lời đồn về genZ chốn công sở, hãy cùng theo dõi để biết sự thật là gì nhé!

Giải đáp cho 5 “lời đồn” về genZ chốn công sở

Giải đáp cho 5 lời đồn về genZ chốn công sở

Trước hết, chúng ta hãy cùng làm một phép thử bằng việc search từ khóa “genZ đi làm” hoặc “genZ nơi công sở”. Ngay lập tức, kết quả hiện lên sẽ liên quan đến các vấn đề như văn hóa đi làm của genZ, những lời đồn, bình luận, cách nhìn nhận của mọi người về thế hệ này. Vậy trong những lời đồn đó, cái nào đúng, cái nào sai?

GenZ chỉ coi trọng lợi ích cá nhân

Khảo sát qua mạng xã hội, chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy nhiều người xem genZ như một thế hệ sống quá thực dụng, chỉ coi trọng lợi ích của bản thân. Điển hình như một số bạn trẻ khi được giao nhiệm vụ ngoài JD, họ sẵn sàng từ chối. Hoặc nếu lương thưởng không phù hợp với mức mong muốn, họ không ngần ngại bỏ qua.

Tuy nhiên, theo báo cáo của Deloitte – Understanding genZ in the workplace thì dù lương là yếu tố rất quan trọng để mọi người cân nhắc khi bắt đầu một công việc nhưng nó không phải là tất cả. Thậm chí, thế hệ genZ có mức độ coi trọng tiền lương thấp hơn so với những thế hệ khác.

GenZ khi đứng trước 2 sự lựa chọn là công việc lương cao, nhàn hạ và công việc thú vị nhưng thương thấp thì họ sẽ có sự phân vân, đắn đo rõ rệt. Lợi ích với genZ thực tế không chỉ dừng lại ở mức lương. Có những bạn trẻ coi trọng trải nghiệm, những gì mà họ làm được ở nơi công sở. Do đó, những lời đồn thổi, bình luận “genZ chỉ nghĩ đến lợi ích cá nhân” là chưa đúng. Chúng ta nên nhìn nhận mọi thứ dưới góc độ của người đi làm, người trả công chứ không phải là xét theo độ tuổi, sự nhiệt tình, hăng hái của cả thế hệ nào đó.

VIỆC LÀM CHUYÊN GIA TỔ CHỨC NHÂN SỰ

👉 Xem thêm: 7 sự thật bất ngờ về Gen Z có thể thay đổi thị trường tuyển dụng

GenZ chỉ coi trọng lợi ích cá nhân

GenZ chỉ coi trọng lợi ích cá nhân

GenZ đi làm không thích cống hiến

Tăng ca chắc chắn là một đặc sản không thể thiếu nơi công sở, nhất là những công ty Agency. Và sự linh hoạt, cập nhật công việc liên tục, mọi lúc mọi nơi có thể khiến cuộc sống của mọi người trở nên mất cân bằng.

Trong một bài đăng của The New York Times, Emma Goldberg nêu ra ý kiến rằng thế hệ Millennials cảm thấy sợ genZ vì họ là những người luôn tự tin, quyết đoán trong việc đòi hỏi cuộc sống, môi trường làm việc tốt hơn. Thậm chí, thế hệ genZ không ngại đưa ra những yêu cầu đối với cấp trên của mình, họ muốn có một vài ngày nghỉ phép sau khi hoàn thành các dự án, nhiệm vụ được giao. Tuy nhiên, bài viết này xác nhận có những người thuộc thế hệ Millennials cũng có mong muốn tương tự như vậy.

Thực tế, genZ có ưu tiên cho những khoảnh khắc được làm công việc mình yêu thích. Nhưng điều đó không có nghĩa là họ bỏ mặc tất cả, chạy theo thú vui bên ngoài. Sự cống hiến khó có thể cân đo, đong đếm và xác định bao nhiêu là đủ. Chúng ta không thể dựa vào thời gian genZ có mặt trên công ty để đánh giá họ không nhiệt tình, không cống hiến. Điều quan trọng ở đây chính là kết quả mà họ đã làm được, những gì họ mang lại cho công ty nhiều hay ít.

GenZ đi làm không thích cống hiến

GenZ đi làm không thích cống hiến

GenZ rất dễ tự ái

Không ít người cho rằng, genZ rất dễ tự ái khi nhận được những feedback tiêu cực. Mặc dù không sai nhưng nó chưa hoàn toàn đúng và không thể quy chụp cho cả một thế hệ như vậy.

GenZ rất quan tâm đến việc đạt được mục tiêu, nắm bắt cơ hội thăng tiến. Họ coi trọng những nỗ lực, sự thể hiện của bản thân. Trong một cuộc khảo sát, có tới 1/3 người trả lời rằng mức độ thành công của họ được đánh giá bằng sự tôn trọng, công nhận từ đồng nghiệp và cấp trên. Bên cạnh đó, genZ cũng có xu hướng tìm kiếm một người quản lý có khả năng đặt ra mục tiêu công việc rõ ràng. Có thể nói genZ đang đặt rất nhiều kỳ vọng vào người đưa ra feedback. Và việc nhận được những feedback không tốt đôi khi sẽ khiến họ giảm động lực chứ chưa hẳn là tự ái như nhiều người vẫn nghĩ.

👉 Xem thêm: Thế hệ Z và những điều mà các nhà tuyển dụng cần biết

GenZ rất dễ tự ái

GenZ rất dễ tự ái, có đúng hay không?

GenZ quá tự tin vào bản thân

Các bạn trẻ genZ hiện nay có rất nhiều lợi thế khi được sống trong thời đại công nghệ phát triển mạnh mẽ. Do đó, họ có những thành tích đáng tự hào và quá tự tin vào bản thân bởi điều đó?

Tuy nhiên, thực tế không hoàn toàn như vậy. Có những bạn trẻ tốt nghiệp với tấm bằng xuất sắc, điểm GPA là 4.0, thủ khoa đầu ra tại trường danh giá, đạt nhiều học bổng,… Điều này cũng không đồng nghĩa với việc họ sẽ tự tin khi bước ra ngoài xã hội, tham gia một môi trường làm việc mới.

Mặc dù đã từng tham gia rất nhiều hoạt động khi đi học, không ít genZ ra trường vẫn thiếu những kỹ năng như là Networking, deal lương, làm việc liên tục trong thời gian dài, khả năng giải quyết xung đột, mâu thuẫn nơi công sở,…

Chính vì vậy, chúng ta cần có nhiều thời gian hơn để đánh giá về sự tự tin của các bạn trẻ thay vì nhìn vào thành tích, điểm số họ đạt được. GenZ có thể đã từng rất giỏi, nhưng họ vẫn luôn nỗ lực, xoay sở ở vị trí nhất định nào đó.

GenZ quá tự tin vào bản thân

GenZ quá tự tin vào bản thân

GenZ hay bật lại sếp

GenZ thường xuyên “bật” lại sếp của mình? Điều này có đúng cho cả một thế hệ hay không?

Theo thống kê của một cuộc khảo sát cho thấy, 32% genZ có động lực đi làm, cống hiến hết mình nhờ vào quản lý tốt, hỗ trợ họ trong công việc. Ngược lại, có khoảng 29% người cho rằng quản lý kém sẽ gây cản trở hiệu suất, khả năng hoàn thành nhiệm vụ. Và thực tế có đến 37% genZ không đồng ý làm việc với một người quản lý không coi trọng, ủng hộ mình. Đối với họ, nguồn cảm hứng lớn nhất đến từ người quản lý, lãnh đạo.

Do đó, genZ sẽ cố gắng để tìm kiếm vai trò của cấp trên, xem xét các ảnh hưởng, tác động của những người đó đến bản thân mình như thế nào chứ không phải là “hay bật sếp” như lời đồn. Tất nhiên, ngoại trừ một số trường hợp quá cá biệt thì việc này cũng khó tránh khỏi. Thế nhưng, điều đó không đồng nghĩa rằng cả thế hệ genZ đều như vậy.

lời đồn về genZ chốn công sở

Lời đồn về genZ chốn công sở: GenZ hay bật lại sếp

Bài viết trên đây của RaoXYZ đã phân tích, giải đáp chi tiết 5 lời đồn về genZ chốn công sở. Thực tế, việc chỉ dựa vào một số cá nhân để quy chụp cho một thế hệ là điều không thuyết phục. Chúng ta cần nhìn nhận các vấn đề theo nhiều khía cạnh, trường hợp và rõ ràng cho từng đối tượng.

👉 Xem thêm: Nghỉ việc ngay ngày đầu đi làm – GenZ nông nổi hay còn nhiều sự lựa chọn?