Gap year là gì? Tại sao chúng ta nên dành thời gian để Gap year?

Gap year là gì? Tại sao chúng ta nên dành thời gian để Gap year?

Gap year nghe tưởng xa lạ, khó hiểu nhưng thực ra lại là một khái niệm gần gũi, phát sinh từ nhu cầu cấp thiết của con người. Gap year chính là khoảng thời gian bạn tái tạo lại bản thân mình, tìm “true-self”(chính mình) trong con người mới. Vậy Gap year là gì? Tại sao nên dành thời gian để Gap year? Nên Gap year khi nào? Ở đâu? Và làm thế nào để tiết kiệm chi phí để “mua” sự mới mẻ đó? 

gap year là gì 1

Gap year là gì?

“Gap year”, “gap” trong tiếng Anh là khoảng trống, khoảng thời gian bị giãn cách, “year” là năm, hiểu đơn giản là kỳ nghỉ kéo dài một năm khi đang học tập hoặc làm việc. 

Những năm gần đây, Gap year đã trở thành khái niệm không còn xa lạ với các bạn trẻ. Với những cách lựa chọn, tìm kiếm khác nhau, Gap year trở thành phương tiện hữu ích cho hành trình tìm kiếm bản thân cho những ai còn đang loay hoay, mất phương hướng với chính mình.

Hiện nay có 4 hình thức Gap year phổ biến đó là:

VIỆC LÀM CHUYÊN GIA TỔ CHỨC NHÂN SỰ
  • Làm việc: Bạn có thể lựa chọn công việc bán thời gian hoặc kết hợp giữa việc du lịch và làm việc. Điều này sẽ giúp bản thân trau dồi thêm kinh nghiệm, kỹ năng và hiểu biết thêm về văn hóa địa phương, vùng miền.
  • Trở thành tình nguyện viên: Gap year cũng là khoảng thời gian lý tưởng để bạn làm những công việc tình nguyện viên để có thêm trải nghiệm ý nghĩa và bổ sung thêm vào thành tích CV sau này. Hơn thế, nó còn giúp bạn có được khả năng phát triển cộng đồng và có nhiều mối quan hệ hơn.
  • Gap year du lịch: Du lịch khắp nơi sẽ giúp bạn hiểu thêm về văn hóa của các vùng miền, quốc gia trên thế giới. Đồng thời, nó còn rèn luyện khả năng thích nghi, thích ứng với sự thay đổi của môi trường sống cùng mạng lưới quan hệ mở rộng.
  • Đi học: Gap year không chỉ đơn thuần là nghỉ ngơi, mà nó cũng là khoảng thời gian để bạn tham gia các khóa học ngắn hạn để nâng cao thêm các kỹ năng khác hữu ích hơn cho công việc của bạn sau này.

👉 Xem thêm: Đại học hay Gap year: Học nữa học mãi hay cho bản thân một khoảng nghỉ?

Vì sao chúng ta nên dành khoảng thời gian để Gap year?

Sau khoảng thời gian dài làm việc và học tập, bạn băn khoăn tìm hướng đi mới  Và lựa chọn Gap year thì đáng được xem xét như một cơ hội lý tưởng để bạn tái tạo bản thân. Gap year giống như giấc ngủ trưa sau khoảng thời gian dài lao động, học tập và làm việc hăng say. Nó giúp bạn tỉnh táo để bước tiếp những bước đi mới.

Vì sao chúng ta nên dành khoảng thời gian để Gap year?

Vì sao chúng ta nên dành khoảng thời gian để Gap year?

Gap year – cơ hội để thử sức lĩnh vực mới

Có khá nhiều bạn trẻ nhiều khi vẫn không xác định được công việc sau này mình muốn làm gì. Lúc này, hãy dành ra 1 khoảng thời gian để tìm hiểu về đam mê, ước mơ của bản thân. Bởi điều này sẽ giúp bạn tiết kiệm được tối đa tiền bạc, thời gian và công sức, và nó sẽ cho bạn 1 hướng đi đúng đắn ngay từ ban đầu.

Nếu cảm thấy không thích công việc, ngành nghề mà bạn đang theo học, bạn có thể làm ngược lại và chọn 1 lĩnh vực mà bạn có đam mê, mong muốn được làm khi còn nhỏ. Điều này sẽ giúp bạn có thử sức với những cơ hội mới, để tìm ra lĩnh vực lý tưởng dành cho bản thân.

Gap year – trải nghiệm từ những chuyến đi

Những trải nghiệm từ chính những chuyến đi có thể giúp bản thân trở nên độc lập, tự tin và hoàn thiện bản thân hơn. Đây chính là khoảng thời gian để bạn khám phá thêm nhiều điều thú vị khác về con người, nền văn hóa,…. 

Theo thống kê, những ứng viên có kiến thức văn hóa và có trải nghiệm chu du ở đây đó sẽ có cơ hội cao hơn. Bởi có tới 73% chuyên gia về nhân sự ủng hộ ứng viên nên có 1  năm Gap year để trải nghiệm và tìm ra cơ hội để thử sức bản thân. Khi đó, bạn sẽ bước ra khỏi vùng an toàn bản thân và có được cái nhìn đa chiều hơn về cuộc sống, để tìm được mục tiêu cho cuộc đời mình.

👉 Xem thêm: Đừng tô màu hồng cho Gap year!

Gap year – trau dồi những kỹ năng mới

Gap year không chỉ là những chuyến đi du lịch, khám phá trải nghiệm, mà nó có thể chỉ là việc bạn tham gia trở thành tình nguyện viên của một tổ chức, sự kiện nào đó. Chính những hoạt động này sẽ giúp bạn trau dồi thêm kỹ năng mới, và làm bạn cảm thấy hài lòng về thành quả mà mình đã đạt được. Và nó cũng là cách để bản thân sống có trách nhiệm với cộng đồng hơn.

Theo cuộc khảo sát của TimeBank, trong số 200 doanh nghiệp hàng đầu của nước Anh thì có tới 73% đơn vị ưu tiên cho ứng viên đã có kinh nghiệm làm tình nguyện viên, 94% ứng viên chủ động học hỏi những kỹ năng mới.

Gap year – thời gian để nghỉ ngơi và suy ngẫm

Khi đã quá mệt mỏi, hãy dành ra 1 khoảng thời gian để nghỉ ngơi và suy ngẫm. Gap year sẽ giúp bạn có thời gian suy nghĩ nghiêm túc sẽ giúp bạn hiểu rõ về bản thân hơn, những giá trị cốt lõi. Đồng thời, tích lũy thêm nhiều kỹ năng mới để áp dụng cho công việc và nghiên cứu sau này.

Một khi đã xác định được mục tiêu của mình là gì, bạn sẽ có thêm nhiều động lực để theo đuổi. Và bạn cần thời gian để làm được điều này, bởi những quyết định quan trọng trong tương lai không thể một sớm một chiều và quá vội vàng được.

Khi nào là thời điểm phù hợp để Gap year?

Khi nào là thời điểm phù hợp để Gap year?

Khi nào là thời điểm phù hợp để Gap year?

“Đúng người, đúng thời điểm” là câu nói chẳng sai chút nào. Chỉ cần sai đi một yếu tố nhỏ cũng có thể dẫn đến những tai hại không đáng có. Vậy thời điểm nào là hợp lý nhất để Gap year?

Gap year trước khi thi Đại học

Thời điểm phù hợp nhất để Gap year của mỗi người là khác nhau. Với một số bạn, thời điểm phù hợp nhất để Gap year chính là trước khi thi Đại học. Bởi hiện nay có rất nhiều ngành nghề, lĩnh vực trên thị trường việc làm. Và sẽ thật khó khăn để có thể tìm ra được lĩnh vực mà mình thực sự yêu thích và phù hợp.

Vì thế, sau khi tốt nghiệp THPT bạn có thể dành cho bản thân một năm để tìm hiểu ngành nghề mình phù hợp là quyết định hợp lý cho bạn. Trong một năm Gap year, bạn có thể thử sức trên nhiều lĩnh vực khác nhau. Bạn cũng có thể tìm kiếm hoặc làm quen những người trong ngành nghề bạn quan tâm để học hỏi hoặc biết được những góc khuất mà bạn chưa từng biết đến. Sau cùng, mới đưa ra quyết định của riêng bạn. 

Tuy nhiên, sau khi Gap year, nếu bạn muốn thi vào Đại học thì khá khó khăn. Một năm qua, bạn đã quên mất phần nào kiến thức phổ thông. Việc ôn tập và học lại quả thực không dễ dàng. Bạn cũng mất đi động lực học tập vì không có bạn bè, thầy cô bên cạnh.

Gap year sau khi đỗ Đại học

Bạn đỗ Đại học nhưng muốn thử sức với những khía cạnh mà bạn chưa từng biết đến. Bạn quyết định bảo lưu và dùng một năm để Gap year. Bạn tự tin và an tâm vì mình đã có một nơi để trở về sau một năm lăn lộn.

Qua một năm thử sức và bạn đã học hỏi, tích lũy được nhiều bài học, nhiều kinh nghiệm quý báu. Vậy bạn có hài lòng với những điều mà bạn đạt được không? Nó có thực sự phù hợp với sự lựa chọn ban đầu của bạn? Và bạn còn thực sự hứng thú với những ngành nghề mà bạn đang theo học?

Nếu cảm thấy không phù hợp thì bạn có thể thay đổi ngành nghề khác. Tuy nhiên, Gap year là sự lựa chọn của bạn và bạn phải chịu trách nhiệm về nó. Nhưng cũng đừng quá lo lắng, bởi tuổi 18 của bạn bắt đầu bằng những hành trình, những khám phá, những thử thách sẽ giúp bạn định hình hướng đi mới cho chính bản thân mình và hỗ trợ bạn cho ra những quyết định sáng suốt.

Gap year trong khi học Đại học

Gap year khi đang học Đại học không phải sự lựa chọn sáng suốt. Tuy nhiên, khi cảm thấy quá mệt mỏi và áp lực thì bạn cũng có thể thực hiện một “ mini gap year” vào những kỳ nghỉ như nghỉ Tết Nguyên Đán, nghỉ hè để cho bản thân bạn tái tạo năng lượng sống trong chính bản thân bạn. 

Gap year trong khi học Đại học

Gap year trong khi học Đại học

Điều này giúp bạn không bỏ lỡ bất kỳ bài học nào trên lớp, không ảnh hưởng đến quá trình học tập của bạn mà vẫn giúp bạn phát triển những kỹ năng mà bạn còn thiếu hay mong muốn cải thiện. Còn nếu bạn nhất định thực hiện Gap year trong khoảng thời gian này, hãy suy nghĩ thấu đáo, lên kế hoạch tỉ mỉ, chỉn chu, sự quyết tâm cao độ để không phải bỏ lỡ hay hối tiếc vì điều gì nhé!

Gap year sau khi học Đại học

Có rất nhiều bạn lựa chọn Gap year sau khi học Đại học. Sau 4-6 năm học Đại học, bạn học được rất nhiều thứ nhưng cũng còn thiếu rất nhiều kỹ năng để bước vào cuộc sống thực. Vậy nên, Gap year không phải là quyết định tồi nếu bạn muốn hoàn thiện bản thân. 

Gap year sau khi học Đại học cũng giống như sau khi tốt nghiệp THPT nhưng có sự trưởng thành hơn. Bạn sẽ có những kế hoạch chi tiết và chuyên nghiệp hơn. Bạn thành thạo và có những mối quan hệ để hỗ trợ quá trình phát triển bản thân mình.

Tuy nhiên, sau khi tốt nghiệp Đại học, bạn có nhiều thứ để gánh vác hơn. Bạn có trách nhiệm gia đình, trách nhiệm của chính bản thân và trách nhiệm và định kiến xã hội. Bạn cần xem xét thật kĩ, lên kế hoạch cụ thể cho những bước đi của bạn.

👉 Xem thêm: “Viêm màng túi” hậu tốt nghiệp: Giải quyết công việc thế nào?

Đi đâu, Làm gì cho một năm “xả stress” không lãng phí?

Gap year với chi phí 0đ

Đi đâu, Làm gì cho một năm “xả stress” không lãng phí?

Đi đâu, Làm gì cho một năm “xả stress” không lãng phí?

Gap year không đồng nghĩa là bạn phải đi đến vùng đất mới. Bạn có thể làm mới mình ngay tại nơi bạn ở. Những việc làm part-time chính là lựa chọn phù hợp cho bạn. Bạn có thể chọn ngành nghề mà bạn thích. Tuy nhiên, sẽ có sự giới hạn về công việc vì bạn chưa có nhiều kinh nghiệm. Đừng ngại ngần lăn xả để có bước đà tốt, làm tiền đề phát triển cho tương lai của bạn.

Trong khoảng thời gian Gap year, bạn có thể vừa làm những công việc thời vụ, đồng thời tìm những khóa học kỹ năng ngắn hạn cho bản thân. Bạn có thể lựa chọn học thêm về máy tính văn phòng(MOS), các khóa học về kỹ năng mềm phát triển bản thân, những khóa học về ngôn ngữ (Tiếng Anh, Hàn, Trung,…), các khóa học mang tính chuyên môn trên Coursera, Unica. Bạn có thể lựa chọn giữa việc học online hoặc offline để phù hợp với kế hoạch của bạn.

Nếu hướng đến các hoạt động ngoại khóa bên ngoài, bạn có thể tham gia vào các hoạt động tình nguyện mang tính cộng đồng hoặc các tổ chức phi chính phủ. Những tổ chức này không những sẽ giúp bạn làm đẹp CV, mà còn tạo cho bạn các mối quan hệ xã hội. 

Những tổ chức không yêu cầu Tiếng Anh

  • Tổ chức tình nguyện vì hòa bình Việt Nam
  • Hà Nội đủ
  • Giấc mơ Việt Nam
  • CLB Hope

Những tổ chức yêu cầu Tiếng Anh như:

  • Food Outreach program with volunteer HQ
  • Medical Volunteer Program by Volunteering Solutions
  • Women’s Shelter Volunteer Program with ELI Abroad
  • Volunteer Teaching English  with Projects Abroad
  • Hanoi Kids – CLB dành cho các bạn muốn trau dồi Tiếng Anh và kĩ năng dẫn tour du lịch 

Còn rất nhiều tổ chức cộng đồng về các lĩnh vực khác nhau. Bạn có thể tham khảo thêm trên các Group diễn đàn về du học, Gap year,…

Đặc biệt, những năm gần này, các bạn trẻ có phong trào làm tình nguyện viên ở các nông trại hữu cơ tại Đà Lạt. Thời gian làm tình nguyện thường kéo dài từ 1-3 tháng. Hàng ngày, bạn trồng trọt chăm sóc cây trồng như những người nông dân thực thụ. Sau đó thu hoạch và thưởng thức những thực phẩm mình trồng. Ở đó, bạn sẽ được sống trong bầu không khí sạch sẽ, không khói bụi, trở về với thiên nhiên một cách tinh khiết nhất.

Bạn có thể tham khảo những nông trại sau:

  • Smile Garden
  • Freedom Green Garden
  • Hana Land
  • An nhiên Farm
  • Về nhà

👉 Xem thêm: Đừng xả Stress, hãy “làm bạn” với Stress

Trải nghiệm Gap year với chi phí rẻ

Trải nghiệm Gap year với chi phí rẻ

Trải nghiệm Gap year với chi phí rẻ

Bạn có thể trải nghiệm các khóa tình nguyện ở nước ngoài qua các kênh như AIESEC, International Cultural Youth Exchange,… để tìm hiểu về các khóa bạn mong muốn với chi phí rẻ. Trải nghiệm Gap year ở nước ngoài là một hành trình lý thú. Nó sẽ cho bạn hàng tá bài học quý giá từ học văn hóa nước bạn, thích ứng, làm quen với lối sống mới đến những bài học chuyên môn đến khóa học mà bạn đăng ký. 

Chắc hẳn với những chia sẻ trên của RaoXYZ đã giúp các bạn hiểu rõ hơn Gap Year là gì rồi phải không. Gap year là một hành trình mới, một thử thách mới chứ hoàn toàn không phải khoảng thời gian để bạn “ngủ gật” và quên đi mục tiêu của mình.  “Mọi sự khởi đầu nan”, ban đầu có thể thật khó khăn nhưng hãy bắt đầu từng chút một. Rồi chính bạn sẽ ngạc nhiên với chính những điều tưởng như nhỏ bé mà bạn đã làm được! 

👉 Xem thêm: Để áp lực không biến thành stress