F&B là gì? Vai trò của bộ phận F&B trong khách sạn?

F&B là gì? Vai trò của bộ phận F&B trong khách sạn?

  • F&B nghĩa là gì?
  • Vai trò của ngành F&B
    • Thỏa mãn nhu cầu ẩm thực 
    • Gia tăng doanh thu
    • Quảng bá thương hiệu đến với khách hàng (marketing 0 đồng)
    • Tạo phễu
    • Tăng trải nghiệm chăm sóc khách hàng
  • Đừng nhầm lẫn ngành F&B với ngành dịch vụ
    • Ngành dịch vụ
    • Ngành F&B

Xã hội phát triển cũng kéo theo đời sống của con người cũng phát triển theo. Khi đó, sẽ có rất nhiều lĩnh vực, ngành nghề mới ra đời nhằm đáp ứng “nhu cầu của thượng đế”. Và F&B chính là một trong những ngành như vậy? Vậy F&B là gì, nó có vai trò như thế nào? Đây có phải là ngành dịch vụ không?

F&B nghĩa là gì?

TÌM VIỆC LÀM khách sạn & nhà hàng

F&B là từ viết tắt của Food and Beverage Service (nghĩa là ẩm thực và đồ uống). Hay còn gọi là dịch vụ chuyên cung cấp thức ăn và đồ uống tại khách sạn, nhà hàng. Ngoài dịch vụ ăn uống thì F&B còn kinh doanh thêm các dịch vụ đi kèm như giải trí, hội họp, tiệc tùng,…

Tùy thuộc vào số lượng phòng, diện tích và cấp độ sao mà mỗi khách sạn, nhà hàng sẽ xây dựng bộ phận F&B cho phù hợp nhất.

f&b là gì 1
F&B là dịch vụ chuyên cung cấp thức ăn và đồ uống

Vai trò của ngành F&B

Bộ phận F&B được coi là bộ mặt của khách sạn, nhà hàng đó. Mục đích chính của bộ phận này chính là chăm sóc và tăng trải nghiệm cho khách hàng. Dưới đây là 5 vai trò chính của ngành F&B:

Thỏa mãn nhu cầu ẩm thực 

Đây là vai trò chủ đạo của ngành F&B. Đi kèm với nhu cầu tham quan, nghỉ dưỡng luôn là nhu cầu thưởng thức đồ uống và đồ ăn ngon theo mùa luôn được các du khách lưu ý.

Gia tăng doanh thu

Doanh thu từ thức uống, đồ ăn hoặc dịch vụ tổ chức sự kiện luôn là một trong những nguồn thu “béo bở” từ việc tối ưu dịch vụ mà bất cứ nhà hàng, khách sạn nào cũng không nên bỏ qua. 

f&b là gì 2
F&B – “lá bài chiến lược” mới của các nhà hàng, khách sạn

 

? Xem thêm: Quản trị khách sạn – Nghề “hái ra tiền” cho các bạn trẻ năng động

Quảng bá thương hiệu đến với khách hàng (marketing 0 đồng)

Chất lượng sản phẩm tuyệt vời cùng thái độ phục vụ tận tình luôn để lại ấn tượng tốt cho khách hàng. Các khách hàng sẽ giới thiệu với người quen, bạn bè của họ đang có nhu cầu tới các địa điểm du lịch mà khách sạn bạn đang hoạt động. Nên F&B chính là một trong những cách thực hiện chiến dịch marketing 0 đồng vô cùng hiệu quả.

Tạo phễu

F&B là công cụ vô cùng hữu ích khi kinh doanh khách sạn với tổ hợp nhiều dịch vụ khác nhau. Với chiến lược làm no bụng khách hàng, sau đó họ sẽ chi tiền vào những thứ họ muốn.

Tăng trải nghiệm chăm sóc khách hàng

Ăn uống là một trong những nhu cầu thiết yếu của mỗi cá nhân. Do đó, nếu tập trung giải quyết nhu cầu này tốt cũng góp phần tăng vị thế của khách sạn lên 1 tầm cao mới.

Với những yếu tố kể trên, F&B đã và đang trở thành những “lá bài chiến lược” của nhà hàng, khách sạn nhằm khẳng định thương hiệu của mình.

? Xem thêm: Lời khuyên dành cho những lễ tân khách sạn tương lai

Đừng nhầm lẫn ngành F&B với ngành dịch vụ

F&B là ngành cung cấp dịch vụ phục vụ, tuy nhiên không có nghĩa là dịch vụ và F&B là giống nhau.

Ngành dịch vụ

Dịch vụ là dạng hoạt động nhằm thỏa mãn nhu cầu của nhóm xã hội, cá nhân hay cộng đồng. Cơ cấu ngành dịch vụ vô cùng phức tạp, nó thường chia ngành dịch vụ thành 3 nhóm:

  • Kinh doanh: Bao gồm tài chính, bảo hiểm, vận tải, bất động sản, dịch vụ nghề nghiệp,…
  • Tiêu dùng: Gồm hoạt động dịch vụ cá nhân (như giáo dục, y tế,…), hay bán buôn, bán lẻ,…
  • Dịch vụ công: Bao gồm hoạt động đoàn thể, dịch vụ hành chính công,…
f&b là gì 3
F&B chỉ là nhánh con của ngành dịch vụ

Ngành F&B

F&B chỉ là một nhánh con của ngành dịch vụ. Dù đóng vai trò quan trọng, nhưng không phải nhà hàng, khách sạn nào cũng có bộ phận F&B. Bởi nó còn liên quan tới rất nhiều vấn đề như tài chính, quy mô doanh nghiệp hay quản lý nhân sự,…

Thông thường các khách sạn từ 3 sao trở lên thường sẽ có bộ phận F&B. Còn những dịch vụ kinh doanh ăn uống bên ngoài thì chỉ có nhà hàng sang trọng, cao cấp mới có bộ phận này.

Những công việc trong ngành F&B:

  • Phục vụ: phục vụ bàn, phục vụ rượu vang, nhân viên phụ trách đồ ăn tự chọn,…
  • Phụ bếp, đầu bếp
  • Đặt bàn, trực bàn, trực tầng, trực sảnh, đón tiếp
  • Buồng phòng
  • Bán hàng
  • Nhân viên kho, thực phẩm

? Xem thêm: Hé lộ sự thật về công việc quản lý nhà hàng

Chắc hẳn đến đây các bạn đã hiểu rõ được “F&B là gì?”, cũng như vai trò của bộ phận này. Theo đánh giá của chuyên gia thì thị trường này tại nước ta vẫn còn khá nhỏ và đang phát triển. Vì thế, đây cũng là cơ hội và thách thức dành cho những bạn trẻ đang có nhu cầu kinh doanh hoặc làm việc trong lĩnh vực này.