Điểm tin sáng 4-4: Nên công khai tên 124 dự án “đóng băng” tại TP.HCM

Điểm tin sáng 4-4: Nên công khai tên 124 dự án “đóng băng” tại TP.HCM

Nên công khai tên 124 dự án “đóng băng” tại TP.HCM, mạnh tay với các kiốt môi giới bất động sản đất nền Đà Nẵng và Quảng Nam…là những nội dung chính trong điểm tin sáng 5-4 trên News Mogi.

Nên hay không công khai tên 124 dự án bất động sản hết ‘đóng băng’ tại TP.HCM. Theo báo Tuổi Trẻ, ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM chia sẻ trước việc tại địa bàn thành phố có đến 124 dự án “đóng băng” nhưng bị giấu tên là thiếu minh bạch.

Vì vậy, ông Châu mong muốn các cơ quan chức năng công khai danh sách 124 dự án vừa được tháo gỡ để minh bạch thông tin trên thị trường bất động sản. Qua trọng hơn là để  người mua nhà yên tâm. “Bên cạnh đó, cũng mong cơ quan các cơ quan có thẩm quyền sớm kết luận hướng xử lý đối với các dự án còn lại để giảm thiệt hại cho nhà đầu tư”, ông Châu kiến nghị.

Riêng đối với ông Trương Anh Tú, Giám đốc Phát triển kinh doanh Công ty cổ phần đầu tư và xây dựng Phúc Khang cho hay, khi thông tin 100 dự án bị đóng băng do vướng thủ tục thanh kiểm tra đã làm thị trường bị tác động tiêu cực. Cả những nhà đầu tư lẫn người mua nhà đều hoang mang và mất niềm tin vào sự phát triển của thị trường.

Do đó, thông tin UBND TP cho 124 dự án vướng thủ tục tiếp tục triển khai là một tín hiệu vui cho thị trường nói chung. Tuy nhiên, theo ông Tú, doanh nghiệp mong muốn thành phố sớm công bố danh sách này cho các công ty và người mua nhà được biết để yên tâm triển khai tiếp cũng như thông tin cho khách hàng.

Mạnh tay với các kiốt môi giới đất nền Đà Nẵng và Quảng Nam. Theo báo VietNamNet, Mới đây, tỉnh Quảng Nam đã yêu cầu các tổ chức, cá nhân tháo dỡ các kiốt môi giới bất động sản trái phép, cụ thể là đất nền. Phó Chủ tịch UBND thị xã Điện Bàn (Quảng Nam) ông Nguyễn Đạt cho biết, địa phương vừa thông báo việc tháo dỡ các điểm quảng cáo kinh doanh bất động sản trái phép trên địa bàn.

Theo văn bản thông báo, thị xã Điện Bàn yêu cầu các tổ chức, cá nhân xây dựng lều quán, ki ốt, container… trái phép trên vỉa hè, lề đường, đất các dự án liên quan đến các hoạt động kinh doanh bất động sản trên địa bàn thị xã, phải khẩn trương tháo dỡ toàn bộ công trình vi phạm, trả nguyên hiện trạng trước ngày 12-4.

“Nếu quá thời hạn mà tổ chức, cá nhân vi phạm chây ì, không chấp hành thì cơ quan chức năng sẽ tiến hành xử lý hành chính, tháo dỡ. Mọi thiệt hại tổ chức, cá nhân vi phạm tự chịu trách nhiệm”, thông báo nêu rõ.

Đất nền Củ Chi rục rịch náo loạn, chính quyền quyết xử lý rốt ráo. Theo báo Tin Tức, sau một thời gian tạm yên ắng, thị trường bất động sản đất nền Củ Chi bắt đầu có những chuyển biến khó lường. Điều đặc biệt đến từ các tay “cò” môi giới đất.

 Điều đáng nói ở đây nhiều diện tích đất nông nghiệp được một số cá nhân, tổ chức “vẽ” ra cái gọi là dự án đất nền, rao bán, xây dựng khi chưa có sự chấp thuận của cơ quan chức năng. Cần lưu ý một điều rằng, tình trạng này không phải mới mà trước đó xảy ra ở thị trường đất nền quận 12- TP.HCM khi một số môi giới nhà đất đã tự ý phân lô bán nền đất công viên.

Để chấn chỉnh thực trạng trên một cách triệt để, UBND huyện Củ Chi đã có công văn số 3902/UBND-QLĐT yêu cầu các đơn vị trên địa bàn huyện tập trung xử lý các trường hợp quảng cáo, tiếp thị mua bán đất nền sai quy định.

Đơn cử là khu vực đường Võ Văn Bích xuất hiện nhiều “dự án đất nền” như Osaka, Green City… Đơn cử, lô đất do bà Nguyễn Thị Nga đứng tên có diện tích hơn 3.000m2 được chuyển thành 100% đất thổ cư và được môi giới nhà đất “vẽ” thành dự án “khu dân cư Kim Phong”, quảng cáo rầm rộ, chào bán với giá từ 14,5 – 18 triệu đồng/m2 trong khi hạ tầng được xây dựng sơ sài.

Thông tin từ UBND huyện Củ Chi, xã Bình Mỹ được xem là “điểm nóng” cho thực trạng này. Và để giải quyết rốt ráo vấn đề, UBND huyện giao Phòng Văn hóa thông tin huyện chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan ra quân tổ chức kiểm tra xử lý đối với những trường hợp đặt biển quảng cáo, tiếp thị sai quy định của các tổ chức, cá nhân kinh doanh môi giới bất động sản.

Sức mua căn hộ không như mong đợi. Theo báo cáo mới đây từ Savills Việt Nam, sức mua căn hộ trong quý I/2019 đã giảm rõ rệt. Cụ thể, đầu quý I/2019 chứng kiện lượng mở bán mới thấp nhất, chỉ hơn 4.500 căn hộ, giảm 38% theo quý và giảm 27% theo năm. Trong đó, phân khúc căn hộ “sơ cấp” chiếm đa số trong cơ cấu nguồn cung mới với 85% thị phần, tập trung phần lớn ở các căn hộ quận 8 và căn hộ quận 9. Tổng lượng giao dịch căn hộ quý I/2019 chỉ đạt 6.400 căn, giảm đến hơn 40% theo quý và hơn 50% theo năm.

Theo Phó tổng Giám đốc Savills Việt Nam, nguyên nhân sụt giảm là do thị trường bất động sản TP.HCM vừa trải qua hai đợt Tết dương lịch và Nguyên đán. Chính điều này phần nào ảnh hưởng đến lượng giao dịch căn hộ.

Dự án khu công nghiệp Phong Phú chính thức bị thanh tra. Theo báo Tiền Phong, Thanh tra TP.HCM vừa công bố Quyết định thanh tra việc thực hiện dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng kỹ thuật Khu công nghiệp Phong Phú (gọi tắt là dự án KCN Phong Phú) tại xã Phong Phú, huyện Bình Chánh do Công ty Cổ phần KCN Phong Phú làm chủ đầu tư.

Việc công bố quyết định thanh tra này nằm trong kế hoạch thanh tra đã được Chủ tịch UBND TP.HCM phê duyệt tại Quyết định số 5983/QĐ-UBND ngày 28/12/2018.

Được biết,  trong vòng 45 ngày kể từ khi công bố quyết định thanh tra, đoàn sẽ tiến hành thanh tra việc chấp hành các quy định pháp luật trong việc thực hiện dự án KCN Phong Phú. Mục đích, yêu cầu làm rõ trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân có liên quan, xử lý theo quy định của pháp luật. Thời gian thực hiện theo quy định của Luật Thanh tra. Trường hợp phát hiện dấu hiệu vi phạm pháp luật hình sự thì kịp thời báo cáo kiến nghị chuyển Cơ quan Cảnh sát điều tra để xử lý theo quy định.

khách hàng mua bất động sản
Nhiều khách hàng được cho là mù mờ thông tin về dự án bất động sản khi mua. Ảnh minh họa

Dân thiếu thông tin khi mua bất động sản? Theo báo Tuổi Trẻ, tình trạng mua bán ở thị trường bất động sản TP.HCM và cả Hà Nội đang có nhiều điểm thiệt thòi cho người mua.

Đơn cử, việc hơn 100 dự án bất động sản ở TP.HCM bị “đóng băng”, rồi lại đến tin 124 dự án được tháo gỡ, có khi là 160 dự án vướng mắc… khiến những người đã và đang có ý định mua căn hộ càng lo lắng. Bởi lẽ họ không biết dự án nào đang “đóng băng” đủ hay không đủ điều kiện pháp lý bất động sản.

Thực tế chỉ có người mua căn hộ, người đã đóng tiền cọc hoang mang tự đi liên hệ chủ đầu tư, tự tìm hiểu trên các phương tiện truyền thông rồi tự quyết định số phận căn hộ tương lai.

Thậm chí người dân kéo đến công ty bất động sản giăng băng rôn đòi trả lại tiền cọc, hoặc đòi một câu trả lời minh bạch nhiều khi cũng không có hoặc có nhưng không rõ ràng, như trường hợp xảy ra với dự án An Sinh (Q.8), Charmington Iris (Q.4), Botanica Premier (Q.Phú Nhuận)…

Trình tự mua căn hộ của một người dân bình thường sẽ như thế này: người mua tự tìm kiếm dự án nào đang chào bán ở khu vực mình muốn mua; liên hệ số điện thoại trên web; được thuyết phục bằng những mỹ từ như view đẹp, nhiều tiện ích, kết nối giao thông hoàn hảo, giá rẻ không đâu bằng; ký giấy giữ chỗ với dịch vụ môi giới.

Nhiều khi tới ngày đặt cọc 10% giá trị căn hộ, người mua cũng chỉ cần chuyển tiền qua ngân hàng trực tuyến cho chủ đầu tư là xong. Hai bên cũng không cần gặp nhau. Nếu phía người mua không yêu cầu đưa ra hồ sơ pháp lý, phía bán nhiều khi cũng “lơ” luôn.

Nếu mua trót lọt thì không sao, nhưng nếu vướng dự án mới xây móng thì ngưng, dự án “vẽ” (tức chưa có gì nhưng chủ đầu tư vẫn nhận đặt tiền giữ chỗ), dự án vi phạm pháp luật… thì coi như tiền đặt cọc (ít gì cũng trên dưới trăm triệu với căn hộ diện tích nhỏ) bị giam lại, căn hộ mơ ước trở nên xa vời.

Người mua khi đó cũng không biết tính thế nào: bỏ tiền tìm mua căn hộ khác hay là ráng đợi xem sao. Trong khi đó, họ có thể vẫn đang phải ở trọ để chờ. Và lòng tin bị mất. Ước mơ an cư bị đe dọa. Trong khi họ đang sống ở một đô thị phát triển nhất nhì Việt Nam.

Tuy nhiên, thực tế cũng không cần phải quá lo về điều này khi nếu khách hàng truy cập vào RaoXYZ sẽ có đầy đủ thông tin cho việc mua một bất động sản bất kỳ từ giá cho đến giá trị pháp lý.

Cao Chí (tổng hợp)

Xem thêm

  • Điểm tin sáng 3-4: Chính phủ yêu cầu Đà Nẵng ổn định tình hình đất đai
  • Điểm tin cuối ngày 2-4: “Choáng” với dự án gây thất thoát 104 tỷ tại TP.HCM