Điểm tin sáng 21-2: Nhà tái định cư sẽ khó xây nhiều bằng ngân sách, cư dân dự án...

Điểm tin sáng 21-2: Nhà tái định cư sẽ khó xây nhiều bằng ngân sách, cư dân dự án...

Nhà tái định cư sẽ khó xây nhiều bằng ngân sách, cư dân dự án tái định cư Thủ Thiêm “khóc khổ”…là những nội dung chính trong điểm tin sáng 21-2 trên News Mogi.

Hạn chế dùng vốn ngân sách để xây nhà tái định cư. Theo báo Thanh Niên, Sở Xây dựng TP.HCM, trong 2 năm 2019 – 2020, thành phố dự kiến triển khai 300 dự án chỉnh trang đô thị với khoảng 19.000 gia đình bị ảnh hưởng. Giai đoạn 2021-2025, triển khai 226 dự án chỉnh trang đô thị, với khoảng 25.000 hộ bị ảnh hưởng. Như vậy từ 2019-2025, tổng số gia đình bị ảnh hưởng bởi các dự án khoảng 44.000 hộ, trong số đó có khoảng 27.200 trường hợp muốn tái định cư với nhu cầu nhà ở xã hội cao.

hiện nay thành phố còn 12.197 nhà tái định cư (bao gồm 9.589 căn hộ và 2.688 nền đất) chưa sử dụng. Trong số này, TP cần bán đấu giá 5.075 căn hộ và nền đất để thu hồi vốn. Đặc biệt trong số này có hàng ngàn căn hộ tái định cư được đầu tư xây dựng quá xa khiến tình trạng nhà tái định cư bị bỏ hoang quá lâu, không ai sử dụng.

Điển hình như khu tái định cư Vĩnh Lộc B (xã Vĩnh Lộc B, huyện Bình Chánh) được khởi công từ năm 2008, đưa vào sử dụng năm 2011 trên diện tích 30,9 ha, gồm 529 nền đất và 45 block chung cư với 1.939 căn hộ, tổng vốn đầu tư hơn 1.000 tỉ đồng thời điểm đó. Đây được xem là điển hình về lãng phí quỹ nhà tái định cư khi mà đến nay hàng ngàn căn hộ và nền đất vẫn đắp mền, người dân không chịu về nhận nhà tái định cư vì nó quá xa khu trung tâm, trong khi hạ tầng kết nối lại quá kém.

Trước thực trạng trên, ông Trần Vĩnh Tuyến, Phó chủ tịch UBND TP.HCM, cho biết thành phố sẽ hạn chế triển khai dự án nhà tái định cư mới bằng ngân sách nhà nước mà đặt hàng doanh nghiệp với số lượng sát với nhu cầu. Ngoài ra, thành phố sẽ rà soát quỹ đất nhà ở xã hội 20% trong các dự án nhà ở thương mại, khu đô thị mới theo hình thức nộp tiền để chủ động nguồn vốn xây nhà tái định cư. Đối với các dự án có quỹ nhà tái định cư, nếu không có nhu cầu sẽ để doanh nghiệp tự kinh doanh theo hình thức bán nhà thương mại chứ không “níu chân” doanh nghiệp.

Chơi lớn, Đà Nẵng quyết trở thành siêu đô thị.  Sở Kế hoạch và Đầu tư công bố chủ trương đầu tư đối với dự án Khu đô thị Thủy Tú (phường Hòa Hiệp Nam, quận Liên Chiểu). Theo đó, tổng vốn đầu tư hơn 1.800 tỷ đồng, tăng gấp 4 lần vốn đăng ký ban đầu. Với kế hoạch đầu tư này, hứa hẹn việc mua bán nhà đất tại quận Liên Chiểu – Đà Nẵng trong thời gian tới sẽ còn “sốt” hơn nữa.

Theo đó, tại Quyết định số 670/QĐ-UBND ngày 11-2 của UBND TP Đà Nẵng, dự án xây dựng hạ tầng kỹ thuật khu đô thị du lịch Thủy Tú do Công ty CP Tài chính và Phát triển doanh nghiệp (FBS) được điều chỉnh mục tiêu, quy mô, tăng tổng vốn đầu tư dự án đã được cấp phép trước đây.

Cụ thể, đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật Khu đô thị Thủy Tú có diện tích 598.654m2, chia làm các khu chức năng: đất ở chia lô, đất xây dựng biệt thự, đất công trình công cộng, đất thương mại dịch vụ, đất hạ tầng kỹ thuật, đất cây xanh, mặt nước, đất công viên giải trí, đất miếu hiện trạng, đất giao thông, mương kỹ thuật, đất công trình hạ tầng kỹ thuật.

Trong đó, đất ở 203.760m2 (tỉ lệ 34,04%) gồm đất ở chia lô 50.346m2(8,41%), đất ở xây dựng biệt thự 153.414m2 (25,63%); đất công trình công cộng (1,44%); đất công trình thương mại dịch vụ (4,09%); đất cây xanh, mặt nước (34,45%)…

Tổng vốn đầu tư dự án là 1.800 tỷ đồng (tăng gần 400% so với vốn đầu tư 458 tỷ đồng khi dự án mới được cấp phép ban đầu vào tháng 11-2007.

Quyết định số 670/QĐ-UBND cũng xác định thời gian hoạt động dự án là 50 năm kể từ ngày 20-11-2010, thời điểm chủ dự án được phê duyệt thay đổi quyết định đầu tư lần thứ nhất.

Dự án Marina Hill sắp bị “treo cổ”. UBND tỉnh Khánh Hòa vừa có thông báo kết luận về việc nghe báo cáo tình hình thực hiện Quyết định 190 của UBND tỉnh cưỡng chế buộc thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả đối với Công ty TNHH Đồi Xanh Nha Trang – chủ đầu tư dự án Khu biệt thực nghỉ dưỡng Đồi Xanh (Marina Hill).

Theo đó, sau khi nghe Sở Xây dựng, UBND TP. Nha Trang báo cáo việc triển khai thực hiện quyết định 190, Thường trực UBND tỉnh yêu cầu UBND TP. Nha Trang tiếp tục phối hợp với các cơ quan liên quan thực hiện quyết định 190 đảm bảo đúng quy định pháp luật.

UBND tỉnh Khánh Hòa cũng đã yêu cầu Sở Xây dựng làm việc với Sở Tài chính thống nhất triển khai thực hiện việc phong tỏa tài khoản của Công ty TNHH Đồi Xanh Nha Trang tại các ngân hàng để đảm bảo toàn bộ kinh phí thực hiện tháo dỡ công trình tường chắn xây dựng sai giấy phép được cấp.

Hiện nay Công ty TNHH Đồi Xanh Nha Trang đã có đơn khiếu nại UBND tỉnh nên yêu cầu Sở Xây dựng xem xét tham mưu UBND tỉnh giải quyết.

Trước đó, ngày 18/1, UBND tỉnh đã ban hành quyết 190 về việc cưỡng chế buộc thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả đối với công trình xây dựng sai phép tại dự án Marina Hill. UBND tỉnh buộc Công ty TNHH Đồi Xanh Nha Trang phải tháo dỡ toàn bộ công trình xây dựng sai nội dung giấy phép xây dựng được cấp tại dự án này.

Thủ tục nhà đất rút ngắn xuống đáng kể.  Theo báo Thanh Niên, ông Nguyễn Toàn Thắng, Giám đốc Sở TN-MT TP.HCM, cho biết đã rút ngắn thời gian giải quyết hồ sơ nhà đất từ 57 ngày xuống còn 15 ngày.

Cụ thể, ngày 18-2, tại buổi làm việc về cải cách hành chính với Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Thiện Nhân, ông Nguyễn Toàn Thắng, Giám đốc Sở TN-MT TP.HCM, cho biết đã rút ngắn thời gian giải quyết hồ sơ nhà đất từ 57 ngày xuống còn 15 ngày.

Để làm được việc này, Sở đã triển khai hàng loạt giải pháp như ứng dụng công nghệ thông tin, triển khai thí điểm một cửa liên thông về quản lý đất đai, đúng thủ tục bộ luật đất đai trên địa bàn TP, thực hiện liên thông điện tử với cơ quan thuế.

Ngoài ra, sở này đã phối hợp với Sở Xây dựng hoàn chỉnh quy trình đăng ký, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà và tài sản gắn liền trên đất (giấy chứng nhận) theo hướng rút ngắn thời gian so với quy định đúng với bộ luật đất đai. Vì vậy trong năm 2018 Sở đã giải quyết 207 hồ sơ với thời gian thực hiện 15 ngày.

Cư dân New City lại “khóc khổ” vì chủ đầu tư Thuận Việt.  Tuy nhiên, sau một thời gian “sóng gió”, mới đây Công ty TNHH xây dựng thương mại Thuận Việt yêu cầu cư dân đang sinh sống tại dự án New City bàn giao lại nhà vì đã lợi dụng khó khăn của chủ đầu tư để “trục lợi cá nhân”. Trong khi đó có, cư dân tố chủ đầu tư New City đã không thực hiện đúng những gì đã cam kết trong hợp đồng, không cung cấp đầy đủ hồ sơ pháp lý dự án khiến ngân hàng không thể giải ngân cho vay.

Công ty TNHH xây dựng thương mại Thuận Việt yêu cầu cư dân đang sinh sống tại dự án New City bàn giao lại nhà vì đã lợi dụng khó khăn của chủ đầu tư để “trục lợi cá nhân”. Trong khi đó có, cư dân tố chủ đầu tư New City đã không thực hiện đúng những gì đã cam kết trong hợp đồng, không cung cấp đầy đủ hồ sơ pháp lý dự án khiến ngân hàng không thể giải ngân cho vay.

Theo tìm hiểu, chủ đầu tư dự án là Công ty Thuận Việt liên tục gửi các thông báo đe dọa cắt điện, nước, tiện ích, dịch vụ thậm chí hủy hợp đồng, niêm phong căn hộ của một số hộ dân. Tuy nhiên, theo trao đổi với luật sư, chủ đầu tư dự án New City không có thẩm quyền tự cắt điện, nước, dịch vụ của cư dân vì họ không có chức năng quản lý.

Được biết dự án New City gồm 1.330 căn hộ thuộc khu tái định cư 12.500 căn hộ thuộc khu đô thị mới Thủ Thiêm.

Dự án Rivera Park
Dự án Rivera Park “hút” khách trong dịp đầu năm.

Đầu năm – dự án Rivera Park “trúng mánh” lớn từ khách. Theo ghi nhận, lượng khách tham quan dự án, căn hộ mẫu tại Rivera Park 69 Vũ Trọng Phụng (Hà Nội) đạt hơn 100 người mỗi ngày với nhiều giao dịch thành công.

Lý giải cho điều này, đại diện chủ đầu tư dự án cho biết  Rivera Park hiện tại đạt nhiều tiêu chuẩn cao, khiến khách hàng “mê mẩn”. Đơn cử, dự án Rivera Park cũng hoàn thiện xong trước Tết, có thể vào ở ngay nên cũng thu hút nhiều khách hàng. Thời điểm này, khách hàng có thể trực tiếp kiểm tra thiết kế, chất lượng, hệ thống tiện ích và không gian thực tế tại căn hộ trước khi quyết định mua.

Ngoài ra còn đa dạng tiện ích với nội thất đẳng cấp với 3 bể bơi rộng lớn kết hợp phòng yoga, phòng gym, vườn thượng uyển và vườn nướng BBQ trên tầng mái toà nhà….

Cao Chí (tổng hợp)

Xem thêm

  • Điểm tin sáng 20-2:  “Đặt cọc giữ chỗ” trong mua nhà coi chừng chết tại Đà Nẵng, thủ tục nhà đất rút ngắn đáng kể
  • Điểm tin cuối ngày 19-2: Cư dân tại TP.HCM ra đường vì chủ đầu tư “hại”, không báo cáo tác động môi trường sẽ bị phạt tại Đà Nẵng