Điểm tin sáng 19-2: Đề nghị thu hồi dự án nhà ở xã hội, Phó Thủ tướng chỉ đạo...

Điểm tin sáng 19-2: Đề nghị thu hồi dự án nhà ở xã hội, Phó Thủ tướng chỉ đạo...

Đề nghị thu hồi dự án nhà ở xã hội, Phó Thủ tướng chỉ đạo giải quyết đất không qua đấu giá…là những nội dung chính trong điểm tin sáng 19-2 trên News Mogi.

Đề nghị thu hồi dự án nhà xã hội của Hoàng Quân ở Khánh Hòa. Theo báo Tiền Phong, sau khi tiến hành thanh tra, UBND tỉnh Khánh Hòa đã phát hiện nhiều sai phạm tại dự án nhà ở xã hội khu dân cư Bắc Vĩnh Hải, phường Vĩnh Hòa TP. Nha Trang của công ty địa ốc Hoàng Quân, đồng thời đề nghị cơ quan có thẩm quyền thu hồi nhà ở xã hội cũng như xử lý hàng loạt sai phạm của chủ đầu tư này.

Đầu tiên về bán nhà trái quy định pháp luật. Từ kết luận Thanh tra của UBND tỉnh Khánh Hòa cho thấy việc bán nhà ở xã hội mà Công ty Hoàng Quân thực hiện là trái với quy định của luật pháp hiện hành. Bởi lẽ, trong khi Công ty Hoàng Quân chưa bàn giao nhà mà đã thu trên 76,9% giá trị căn hộ đối với 616 trường hợp và có những trường hợp công ty này đã thu tiền gần như đủ.

Không dừng lại ở đó, quá trình thanh tra cũng phát hiện thêm 7 trường hợp công ty này bán căn hộ cho người nước ngoài và bán 4 căn hộ cho người Việt Nam mang quốc tịch nước ngoài.

Kết luận thanh tra thì Công ty địa ốc Hoàng Quân không thực hiện việc xây dựng giá bán theo hướng dẫn của Sở Xây dựng Khánh Hòa. Đặc biệt, công ty này đã chủ động soạn thảo hợp đồng có nhiều nội dung bất lợi cho khách như: công ty chậm thực hiện giao nhà hoàn thiện quá 6 tháng kể từ ngày đến hạn thì mới phải chịu phạt, mức phạt bằng lãi suất cho vay mua nhà ở xã hội. Mặt khác, khi khách hàng chậm thanh toán ngày nào thì phải trả phạt ngày đó. Mức phạt bằng lãi suất nợ quá hạn do Ngân hàng Nhà nước công bố và nếu chậm thanh toán 3 tháng sẽ chịu phạt 10% trên tổng giá trị hợp đồng.

Kiến nghị xem xét trần chi phí lãi vay. Theo báo Thanh Niên vào ngày 15-2, Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA) có văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài chính kiến nghị về tổng chi phí lãi vay phát sinh trong kỳ của người nộp thuế được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp không vượt quá 20% của tổng lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh cộng với chi phí lãi vay, chi phí khấu hao trong kỳ của người nộp thuế.

Nghị định 20 của Chính phủ “Quy định về quản lý thuế đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết” đã có hiệu lực từ ngày 1.5.2017 trong đó quy định “Tổng chi phí lãi vay phát sinh trong kỳ của người nộp thuế được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp không vượt quá 20% của tổng lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh cộng với chi phí lãi vay, chi phí khấu hao trong kỳ của người nộp thuế” nhằm mục đích làm tăng tính minh bạch của các giao dịch liên kết, khuyến khích doanh nghiệp khai thác nhiều nguồn vốn khác ngoài nguồn vốn tín dụng ngân hàng, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.

Đây là một công cụ hữu hiệu để quản lý hiện tượng chuyển giá có thể xảy ra tại các tập đoàn kinh tế đa quốc gia và các doanh nghiệp liên kết, gây thất thu ngân sách. Nhưng quy định này cũng có tác động đối với cả doanh nghiệp trong nước, kể cả doanh nghiệp bất động sản hoạt động theo mô hình “mẹ – con”, đa ngành, có nhiều doanh nghiệp liên kết.

Hiện nay, các doanh nghiệp bất động sản đang dựa vào hai nguồn vốn chính là nguồn vốn tín dụng ngân hàng và nguồn vốn huy động từ khách hàng. Trong đó, doanh nghiệp rất cần nguồn vốn tín dụng ngân hàng để thực hiện dự án cho đến thời điểm đủ điều kiện huy động vốn từ khách hàng. Nhưng nếu phụ thuộc vào đòn bẩy tài chính càng lớn thì độ rủi ro cho doanh nghiệp càng cao và có thể dẫn đến “bong bóng” trên thị trường bất động sản.

TP.HCM tìm nhà đầu tư cho khu “đất vàng” trung tâm và Thanh Đa – Bình Quới. Lãnh đạo thành phố yêu cầu hệ thống hóa lại các dự án trọng điểm đang chậm tiến độ nằm trong quy hoạch TP.HCM, trong năm 2019 phải tập trung mời gọi đầu tư một số dự án nhằm đẩy nhanh tiến độ.

Bên cạnh đó, UBND TP.HCM cũng giao Sở Kế hoạch và đầu tư nhanh chóng xây dựng phương án kêu gọi đầu tư mới cho một số dự án trọng điểm tại khu vực trung tâm, như dự án 164 Đồng Khởi; dự án khu đô thị Bình Quới – Thanh Đa; bán đấu giá 9 lô đất ở dự án Thủ Thiêm…

Theo tìm hiểu, dự án tại khu đất vàng 164 Đồng Khởi rộng gần 9.800 m2, giáp các đường Nguyễn Du, Đồng Khởi, Lý Tự Trọng và Trường THPT Trần Đại Nghĩa. Khu đất này từng được dự kiến xây khu thương mại, dịch vụ, văn hóa như văn phòng, khách sạn cao cấp, tài chính, khu trưng bày triển lãm (không có chức năng căn hộ kinh doanh).

Tổng vốn đầu tư được xác định lúc đó là gần 7.170 tỉ đồng, gồm hơn 3.400 tỉ đồng đầu tư xây dựng công trình và gần 3.800 tỉ đồng chi phí bồi thường, hỗ trợ di dời. Theo tính toán, nếu đấu thầu chọn nhà đầu tư khu đất này thì sau khi trừ chi phí bồi thường, thu hồi đất, ngân sách TP.HCM sẽ thu về 1.600 tỉ đồng.

Trong khi đó, Dự án Khu đô thị Bình Quới – Thanh Đa có quy mô sử dụng đất 426 ha được quy hoạch xây dựng thành công trình với đầy đủ chức năng, đáp ứng nhu cầu ở cho 41.000 – 50.000 người.

Tổng mức đầu tư ban đầu cho 2 hạng mục của dự án ước tính 29.900 tỷ đồng ( 1,35 tỷ USD ), trong đó chi phí giải phóng mặt bằng chiếm phần lớn tổng mức đầu tư với ước tính 22.700 tỷ đồng , chi phí đầu tư xây dựng hạ tầng khoảng 7.200 tỷ đồng (chưa tính đến toàn bộ tiền đầu tư xây dựng khu đô thị) và dự kiến hoàn thành vào năm 2032.

Khách từ TP.HCM “đánh bắt” dự án bất động sản giáp ranh. Theo báo Vnexpress, có khoảng 60% nhà đầu tư từ TP.HCM mua các dự án bất động sản tại Bến Lức, Cần Giuộc, Long Hậu. 20% giao dịch là của nhà đầu tư Hà Nội và còn lại là do người địa phương mua.

Trong khi đó, các dự án căn hộ tại địa phận tỉnh Bình Dương, giáp ranh TP.HCM qua Quốc lộ 13, đại lộ Phạm Văn Đồng ghi nhận 60-75% là khách hàng Sài Gòn mua. Những người Sài Gòn mua căn hộ vị trí này chấp nhận hộ khẩu tỉnh, không ngại di chuyển quãng đường xa với điều kiện giao thông thuận tiện và giá vừa túi tiền.

Nhiều dự án bất động sản tại tỉnh Đồng Nai gồm các huyện Long Thành, Nhơn Trạch, Trảng Bom cũng ghi nhận tỷ lệ các nhà đầu tư Sài Gòn mua bán khá cao, đạt 50-60%.

Dừng đầu giá “đất vàng” vì nghi có nghi vấn tại Huế. Theo báo Tiền Phong, Dư luận ở Huế xôn xao thông tin về quy trình tổ chức đấu giá, soát xét hồ sơ đấu giá khu đất “vàng” trên đường Lê Lợi có những bất thường. Được biết, khu đất 15 Lê Lợi được ví là “đất vàng”, với vị trí đắc địa bậc nhất xứ Huế. Khu đất do thành phố Huế quản lý.

Thời gian gần đây, UBND thành phố Huế ủy quyền cho Trung tâm Phát triển quỹ đất thành phố thông báo tổ chức đấu giá sử dụng tài sản cơ sở nhà, đất số 15 Lê Lợi vào mục đích cho thuê. Tài sản đấu giá gồm diện tích đất 3.260m2, diện tích xây dựng 930m2, diện tích sàn sử dụng 2.790m2. Mục đích sử dụng tài sản cho thuê để tổ chức trưng bày, kinh doanh giới thiệu sản phẩm mỹ thuật làng nghề truyền thống, ẩm thực của Huế và một số hoạt động khác phù hợp với Luật Quản lý tài sản công và các nghị định, thông tư hướng dẫn có liên quan. Thời gian cho thuê tài sản trong 30 năm kể từ ngày ký hợp đồng cho thuê, giá khởi điểm 136.710.0000 đồng/tháng, bao gồm thuế VAT.

Điều đáng nói, trước thời điểm tạm hoãn cuộc đấu giá, dư luận ở Huế xôn xao thông tin về quy trình tổ chức đấu giá, soát xét hồ sơ đấu giá khu nhà đất này có những khuất tất, bất thường. Một người nộp hồ sơ tham gia đấu giá “tố” bị loại hồ sơ ngay sát thời điểm diễn ra đấu giá, không kịp trở tay, với lý do không đáp ứng 1 tiêu chí, trong khi tiêu chí – điều kiện này lại không được cơ quan chức năng thông báo hướng dẫn bổ sung rõ ngay từ đầu. Cho nên quyết định dừng đấu giá.

Vi phạm đất tại xã Canh Nậu.
Phó Thủ tướng đề nghị giải quyết dứt điểm vi phạm đất tại xã Canh Nậu.

Phó Thủ tướng chỉ đạo dứt điểm giải quyết 200 lô đất không qua đấu giá.

Theo báo VietNamNet, Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình về việc giải quyết đơn của ông Nguyễn Trung Dật tố cáo các vi phạm, tiêu cực trong quản lý đất đai, kinh tế tại xã Canh Nậu, huyện Thạch Thất.

Theo đó, nằm trong quy hoạch Hà Nội, xét báo cáo của UBND TP.Hà Nội cho thấy một số cán bộ thôn 1 và xã Canh Nậu đã vi phạm pháp luật về đất đai, kinh tế (liên quan đến giao đất giãn dân) rất nghiêm trọng, đã bị khởi tố, truy tố về “Tội lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ”; UBND huyện Thạch Thất giao 200 lô đất ở tại xã Canh Nậu không qua đấu giá quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật gây thất thoát ngân sách nhà nước.

Phó Thủ tướng đề nghị Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao chỉ đạo kiểm sát chặt chẽ quá trình tiến hành tố tụng vụ án này để kết quả điều tra, truy tố, xét xử được nghiêm minh, các đối tượng có hành vi vi phạm phải bị xử lý theo đúng quy định của pháp luật; không làm oan người vô tội, không bỏ lọt tội phạm.

Phó Thủ tướng giao Bộ Công an chỉ đạo kiểm điểm trách nhiệm của đơn vị, cá nhân có liên quan đã chậm trễ, kéo dài thời gian xử lý vụ việc này, báo cáo kết quả lên Thủ tướng Chính phủ trước ngày 1-4-2019.

Cao Chí (tổng hợp)

Xem thêm

  • Điểm tin cuối ngày 18-2: Thời tiết tốt, chung cư Hà Nội vẫn ngập nước, TP.HCM tìm nhà đầu tư cho “đất vàng”
  • Điểm tin sáng 13-2: Khối ngoại “chết mê” nhà Việt, “ông trùm” nhà ở xã hội sai càng sai