Điểm tin sáng 13-3: Xảy ra tai nạn chung cư do đâu? Lý giải việc đất biến mất bất...

Điểm tin sáng 13-3: Xảy ra tai nạn chung cư do đâu? Lý giải việc đất biến mất bất...

Xảy ra tai nạn chung cư do đâu? Lý giải việc đất biến mất bất ngờ…là những nội dung chính trong điểm tin sáng 13-3 của News Mogi.

Xảy ra tai nạn chung cư, lỗi do đâu? Theo báo Tiền Phong, thời gian vừa qua, liên tiếp xảy ra các vụ tai nạn chung cư, mà phần lớn đến từ trẻ em. Theo KTS Phạm Thanh Tùng – Chánh Văn phòng Hội KTS Việt Nam, trong hệ thống văn bản quy chuẩn của Bộ Xây dựng về thiết kế, xây dựng chung cư, nhà cao tầng, vấn đề đảm bảo an toàn cho trẻ em rất được quan tâm, song thực tế thời gian gần đây liên tiếp các sự việc thương tâm xảy ra. Nếu xét theo nội dung của các văn bản Luật, các tòa nhà chung cư hiện nay cơ bản đảm bảo được những yêu cầu về thiết kế, lan can ban công cao từ 1,1 – 1,4m.

Quy chuẩn xây dựng Việt Nam, nhà cao tầng từ tầng 6 trở lên không được làm ban công mà chỉ làm lô gia. Với lan can, chiều cao tối thiểu là 1,2m và không được để hở chân.

“Tuy nhiên, quy chuẩn này đang bộc lộ nhiều bất cập, vì mới quy định chung chung chứ chưa có quy định rõ ràng, cụ thể về các thông số kỹ thuật, an toàn cho các loại lan can, lô gia. Nhiều chung cư thiết kế lỗ lan can rộng nên trẻ nhỏ vẫn có thể chui lọt, nhiều chung cư lan can thiết kế có tay vịn nên trẻ em cũng dễ dàng bắc ghế để trèo lên… Tất cả những vấn đề này đang tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn cho cư dân sinh sống tại các chung cư, đặc biệt là trẻ em” – KTS Phạm Thanh Tùng phân tích.

Đáng quan ngại là tất cả các chung cư cao tầng, cửa sổ hầu hết không làm chấn song để đảm bảo mỹ quan cho tòa nhà và để tạo thuận lợi cho công tác cứu hỏa.

Các chuyên gia cho rằng, hiện nay vấn đề về phòng chống cháy, nổ tại các tòa chung cư, nhà cao tầng cũng đáng báo động, vì sự cố này có thể xảy ra ở bất cứ nơi đâu, không chỉ các chung cư thương mại, chung cư giá rẻ mà ở cả những chung cư cao cấp.

Báo cáo Thủ tướng về dự án nhà máy thép thành khu đô thị nghìn tỷ.Theo báo Tiền Phong, UBND tỉnh Thái Nguyên vừa có báo cáo Thủ tướng kết quả kiểm tra, giải quyết đơn phản ánh, kiến nghị của bà Vũ Thị Kiều Oanh, tổ 14, phường Gia Sàng, TP.Thái Nguyên về việc thu hồi đất của Công ty cổ phần Luyện Cán thép Gia Sàng (Công ty Gia Sàng) cho Công ty cổ phần Thương mại Thái Hưng thuê (Công ty Thái Hưng) để sử dụng vào mục đích xây dựng nhà máy luyện cán thép nhưng sau đó chuyển đổi mục đích sử dụng đất để xây dựng Dự án Khu tổ hợp thương mại dịch vụ, trường học và nhà ở Gia Sàng (dự án khu đô thị mới Thái Hưng Eco City).

Theo cơ quan tỉnh này, về các sai phạm trong quá trình bán đấu giá tài sản của Công ty cổ phần Luyện Cán thép Gia Sàng, đề nghị hủy kết bán đấu giá tài sản, lãnh đạo UBND tỉnh Thái Nguyên cho biết, Công ty Thái Hưng trúng đấu giá tải sản gắn liền với đất thuê của Công ty Gia Sàng đã bị Chi cục Thi hành án dân sự thành phố Thái Nguyên cưỡng chế kê biên để bán đấu giá, đảm bảo thi hành án.

“Hơn nữa, theo quy định của Luật Đấu giá tài sản, bà Vũ Thị Kiều Oanh không phải là người có tài sản bán đấu giá nên không có quyền khiếu nại, đề nghị hủy kết quả bán đấu giá tài sản”, Báo cáo của UBND tỉnh Thái Nguyên nêu rõ.

Về nội dung khiếu nại Quyết định số 2448/QĐ-UBND ngày 23/9/2016 của UBND tỉnh Thái Nguyên của bà Oanh, UBND tỉnh Thái Nguyên cho biết đã ban hành quyết định về việc thu hồi đất của Công ty Gia Sàng, cho Công ty Thái Hưng thuê đất để sử dụng vào mục đích xây dựng nhà máy luyện cán thép và sân thể thao tại phường Gia Sàng là thực hiện các quy định pháp luật về bán tài sản gắn liền với đất thuê, không căn cứ vào hợp đồng bán đấu giá tài sản.

Dẫn các quy định tại Khoản 5, Điều 79 của Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai, UBND tỉnh Thái Nguyên cho biết, căn cứ quy định nêu trên thì trường hợp người sử dụng đất thuê của Nhà nước theo hình thức thuê đất trả tiền thuê đất hàng năm mà bán tài sản gắn liền với đất thuê, không quy định phải có văn bản trả đất, cơ quan quản lý nhà nước về đất đai có trách nhiệm lập hồ sơ để cho bên mua, bên nhận góp vốn bằng tài sản gắn liền với đất được tiếp tục thuê đất và thông báo về việc hết hiệu lực của hợp đồng thuê đất với người bán, người góp vốn bằng tài sản gắn liền với đất.

Do vậy, Văn bản số 180/CV-GSS do ông Bùi Long Xuyên gửi UBND tỉnh Thái Nguyên trả lại đất không làm ảnh hưởng đến nội dung của quyết định thu hồi đất, cho thuê đất của UBND tỉnh.

Đà Nẵng “quyết” tìm ra kẻ chủ mưu tung tin thổi giá đất nền. Cụ thể trao đổi với báo giới, chính quyền TP. Đà Nẵng cho biết đang giao cho các cơ quan quản lý chức năng điều tra phát hiện những đối tượng, đầu mối đã cố tình tung các tin đồn thổi giá đất, giả mạo giấy tờ, gây hoang mang dư luận trong thời gian qua.

ông Đoàn Ngọc Hùng Anh, Chánh Văn phòng UBND thành phố Đà Nẵng nhấn mạnh, với những diễn biến ngày càng quá khích và gây tác động xấu đến dư luận cũng như tình hình kinh tế, chính trị, xã hội tại địa phương, chính quyền thành phố đã có chủ trương kiên quyết xử lý những trường hợp vi phạm.

Cụ thể tin đồn thất thiệt về chủ trương tách quận tại huyện Hòa Vang mới đây, sai khi lan tỏa trên mạng xã hội, phối hợp động số động thái môi giới nâng giá đất, đã khiến thị trường bất động sản Đà Nẵng đầu năm biến động, nhiều khu vực bị ảnh hưởng tăng giá. “Những biểu hiện và hành vi như thế này là cố tình vi phạm pháp luật, trục lợi thị trường, cần được xác minh rõ để xử lý nghiêm. Nếu không, những kẻ vi phạm sẽ càng được thể làm càn”. Ông Hùng Anh nhận xét.

Không chỉ vậy, với việc tung tin đồn này, cũng làm giá đất nền ở các quận Liên Chiều, Ngũ Hành Sơn tăng lên đáng kể, qua đó khiến cho thị trường bất động sản Đà Nẵng trở nên bát nháo hơn bao giờ hết.

Bát nháo thị trường bất động sản Bắc Từ Liêm (Hà Nội).  Theo báo KD&PL phản ánh,  tình trạng lấn chiếm đất nông nghiệp dựng nhà tạm, lều lán kinh doanh dọc tuyến đường quốc lộ 32 thuộc địa bàn P.Minh Khai, quận Bắc Từ Liêm diễn ra thời gian dài nhưng vẫn chưa bị xử lý triệt để.

Trao đổi với chính quyền UBND phường Minh Khai về tình trạng lấn chiếm đất nông nghiệp phục vụ kinh doanh ngay trên mặt tuyến quốc lộ 32 thuộc địa phận phường Minh Khai. Chánh Văn Phòng UBND phường Minh Khai Ông Nguyễn Văn Khoa  cho biết “tình trạng sử dụng đất nông nghiệp phục vụ kinh doanh phía chính quyền đã tích cực thực hiện cưỡng chế và xử phạt nhưng cũng chỉ được vài ngày là bà con lại tái kinh doanh như nấm sau mưa”, “gần đây nhất phía UBND quận Bắc Từ Liêm cũng ra quyết định cưỡng chế thu hồi đất tại phường Minh Khai để thực hiện dự án xây dựng nhà ở cán bộ công nhân viên kết hợp bãi đỗ xe vào ngày 28-12-2018 và UBND phường đang tích cực triển khai xử lý”.

Tuy nhiên, về địa bàn tìm hiểu có tiếp xúc với một vài hộ đang kinh doanh trên địa bàn phường thì được một hộ kinh doanh tại đó cho biết các hộ đang kinh doanh ở đây hàng tháng đều phải nộp một khoản phí từ 300.000-1.000.000 cho một người coi như khoản dịch vụ để việc kinh doanh thuận lợi hơn. Và điều này đang khiến cho người dân vô cùng bức xúc.

Nhiều dự án bất động sản tại Bình Thuận chờ lệnh “trảm”. Hiện tại trên địa bàn TP Phan Thiết đã có nhiều dự án đầu tư khai thác du lịch. Tuy nhiên, trong số đó có nhiều dự án không triển khai, tác động hoặc chậm triển khai đã ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế – xã hội của địa phương. Chính quyền tỉnh Bình Thuận đang lập danh sách các dự án chậm triển khai kéo dài và chuẩn bị thu hồi kêu gọi nhà đầu tư mới.

Điển hình như khu du lịch bất động sản nghỉ dưỡng quốc gia Mũi Né sẽ phát triển trở thành điểm đến hấp dẫn, đóng vai trò quan trọng trong hệ thống du lịch của vùng Duyên hải miền Trung và cả nước. Phấn đấu đến năm 2030, đưa Khu du lịch quốc gia Mũi Né trở thành một trong những điểm đến hàng đầu của khu vực châu Á – Thái Bình Dương.

Dự kiến đến năm 2030 ước đón được 14 triệu lượt khách (khách quốc tế đạt trên 2,5 triệu lượt) và nâng tổng doanh thu từ khách du lịch lên khoảng 50.000 tỷ đồng, tạo việc làm cho khoảng 45.000 lao động…

Với tiềm năng phát triển như trên, hai năm trở lại đây, tỉnh Bình Thuận trở thành điểm đến hấo dẫn của nhiều nhà đầu tư BĐS trong và ngoài nước. Trong đó, nhiều nhà đầu tư đã triển khai xây dựng và đi vào kinh doanh có dự án Sea Links Mũi Né – Việt Nam, Ocean Vista, Sentosa Villa, khu biệt thự cao cấp Minh Thành. Hay một số dự án đang tiến hành đầu tư như khu biệt thự cao cấp Thái Sơn, khu biệt thự nghỉ dưỡng Suối Nhum – Thuận Quý, khu du lịch Hòn Lan, khu biệt thự Casalavada, Aloha Beach Villge, Goldsand Hill Villa…

Một số nhà đầu tư lớn khác như Novaland, FLC, Thắng Lợi, Hưng Thịnh… cũng đang khởi động nhiều dự án nghỉ dưỡng quy mố lớn tại những khu vực ven biển Phan Thiết. Tuy nhiên, theo đánh giá của Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bình Thuận, hiện tại địa bàn vẫn còn rất nhiều dự án BĐS chậm triển khai nhiều năm liền, mặc dù chính quyền địa phương đã liên tiếp chấp thuận gia hạn đầu tư, nhưng đến nay vẫn không tìm được “tung tích” một số chủ đầu tư để thực hiện các thủ tục liên quan.

Bên cạnh đó, dự án khu du lịch Hương Hải của Công ty TNHH Hương Hải được UBND tỉnh cấp giấy chứng nhận đầu tư năm 2010 với diện tích 25 ha (đất hộ gia đình, cá nhân 19,3 ha). Dự án chưa triển khai do vướng đền bù. Hiện tại chưa có đường vào dự án nên khó khăn cho việc san lấp, xây dựng hạ tầng.

Dự án khu du lịch sinh thái Hồng Phúc của Công ty cổ phần khách sạn nhà hàng Hồng Phúc được cấp giấy chứng nhận đầu tư từ giữa năm 2010 với diện tích khoảng 20 ha (trong đó, đất hộ gia đình cá nhân 8,84 ha). Công ty đã thương lượng đền bù được 5 hộ với diện tích 3,1 ha; còn 2 hộ dân và 2 công ty (An Thiên Lý, Hải Thuận) chưa thỏa thuận đền bù được.

Trước tình cảnh trên, UBND tỉnh yêu cầu công ty phải hoàn thành công tác đền bù, giải tỏa trong năm 2018. Trường hợp công ty không hoàn thành thì UBND tỉnh sẽ điều chỉnh giảm diện tích hoặc chấm dứt hoạt động. Đồng thời nếu không giải quyết vấn đề ổn thỏa sẽ tiến hành thu hồi dự án.

Cư dân Home City xuống đường phản đối đòi lối đi chung. Theo ghi nhận mới đây, cư dân thuộc dự án khu dân cư cao cấp Home City (số 177 Trung Kính, tổ 51, phố Trung Kính, phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, Hà Nội) lại xuống đường tập trung đông người để yêu cầu chủ đầu tư là Công ty TNHH MTV Đầu tư Văn Phú – Trung Kính ngừng thi công công trình Trường Tiểu học để trả lại lối đi chung cho cư dân.

Trước đó, sự việc này cũng đã diễn ra vào năm 2017. Chiều 7-3-2019, nhiều hộ dân tại chung cư Home City đã tụ tập tại địa chỉ tại ngõ 177 Trung Kính để căng băng rôn, quây kín lối đi số 177 Trung Kính vào Khu chung cư cao cấp này.

Sự việc xảy ra mới đây nguyên nhân là do  chủ đầu tư Văn Phú – Trung Kính không thông báo với người dân mà tự chặn lối đi vào 177 Trung Kính để phá vỡ, xây dựng dự án Trường Tiểu học theo Giấy phép xây dựng số 118/GPXD ngày 28/12/2018, tiến độ thi công là 12 tháng. Trước đây, sau một thời gian dài đấu tranh của cư dân thì chủ đầu tư đã cho phép cư dân di chuyển vào chung cư bằng xe máy nhưng theo khung giờ, còn ô tô vẫn phải đi lối đi từ Nguyễn Chánh.

Ngoài ra, cư dân khu dân cư này còn bức xúc vì đến nay chưa thành lập Ban quản trị chung cư theo quy định, chưa tổ chức họp hội nghị nhà chung cư lần đầu. Điều này khiến cư dân Home City không có đại diện để chuyển tải tiếng nói chính thức đến các cấp chính quyền. Và có thể nói, với hành đồng này, cư dân chung cư Home City tiếp tục làm gia tăng “điểm nóng” về tranh chấp chung cư trong năm 2019.

Xẻ đất rừng bán đất nền tiền tỷ, 6,3ha đất biến mất ra sao? Theo báo VietNamNet, liên quan tới vụ “Xẻ đất rừng bán tiền tỷ”, sau nhiều tháng vào cuộc, Sở TN&MT Hà Tĩnh đã có báo cáo. Tuy nhiên nội dung báo cáo khiến người tố cáo bức xúc khi nội dung kiểm tra thiếu cơ sở, chỉ ra một số vi phạm nhưng không tham mưu xử lí.

Ông Nguyễn Thức (thị trấn Hương Khê) gửi đơn đến các cấp chính quyền Hà Tĩnh tố cáo một số cá nhân chiếm đoạt hàng ngàn m2 đất rừng được Nhà nước giao cho ông đem bán với giá hàng tỷ đồng.

Theo đơn thư, ông Thức tố cáo ông Mai Văn Ngân (trú tại khối 19, thị trấn Hương Khê) chiếm đoạt 1.800m2; ông Ngô Hồng Sơn chiếm đoạt 1.750m2 (300m2 đất ở) và bà Nguyễn Thị Sâm (mẹ ông Sơn) chiếm đoạt 1.750m2, và sau tăng lên gần 4.000 (300m2 đất ở); ông Phan Thanh Tùng (trú tại khối 06, thị trấn Hương Khê) chiếm đoạt 21.000m2.

Các thửa đất của ông Sơn và bà Sâm sau này đã cho ông Ngô Tuấn Dũng (con trai bà Sâm), sau đó, ông Dũng đã bán cho ông Trần Xuân Thạch với giá 3,2 tỷ đồng.

Đối với thửa đất ông Phan Thanh Tùng bị tố chiếm đoạt, cũng đã chuyển nhượng lại cho ông Thạch với giá 3,7 tỷ đồng.

Sau nhiều tháng ông Thức gửi đơn tố cáo, huyện Hương Khê đã thành lập tổ công tác để tiến hành kiểm tra quá trình cấp đất, hồ sơ liên quan đến các thửa đất của các cá nhân bị ông Thức tố cáo chiếm đoạt.

Tại kết luận ra ngày 1-2 của Sở TN&MT Hà Tĩnh một mặt khẳng định diện tích ông Thức tố cáo bị chiếm đoạt không nằm trong phân đất 11,7 ha nhà nước giao cho ông năm 1991, mặt khác lại cho rằng từ trước tới nay ông Thức chỉ sử dụng 4,37 ha?. Tại các thửa đất ông Thức tố cáo bị chiếm đoạt, Sở TN&MT đã chỉ ra hàng loạt sai phạm trong quá trình cấp đất những tuyệt nhiên không tham mưu UBND tỉnh hướng xử lý.

dự án nhà ở tại TP.HCM
UBND TP.HCM đưa ra quyết định về dự án nhà ở.

TP.HCM, dự án đầu tư nhà ở phải phù hợp với chương trình thực tiễn. Sở Xây dựng TPHCM đã ký Văn bản 2559/SXD-PTN&TTBĐS ban hành kế hoạch phát triển nhà ở năm 2019 gửi UBND TPHCM báo cáo một số nội dung về tình hình phát triển nhà ở trên địa bàn TPHCM.

Phó Chủ tịch UBND TPHCM Trần Vĩnh Tuyến đã có văn bản yêu cầu Sở Xây dựng khẩn trương hoàn thiện Chương trình, kế hoạch phát triển nhà ở của thành phố, trình UBND TPHCM xem xét để làm cơ sở thực hiện thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư, công nhận chủ đầu tư và chấp thuận đầu tư cho các dự án nhà ở trên địa bàn.

Trong văn bản, Sở Xây dựng TPHCM kiến nghị UBND TPHCM: Khi chấp thuận chủ trương đầu tư, công nhận chủ đầu tư, chấp thuận đầu tư hoặc điều chỉnh chủ trương hay điều chỉnh nội dung chấp thuận đầu tư của dự án nhà ở phải phù hợp với nội dung Chương trình phát triển nhà ở TPHCM, giai đoạn 2016-2025 và Kế hoạch phát triển nhà ở giai đoạn 2016 – 2020 đã UBND TP phê duyệt tại Quyết định 5086/QĐ-UBND ngày 14-11-2018 và Quyết định 5087/QĐ-UBND ngày 14-11-2018.

Không yêu cầu các dự án nhà ở phải có trong danh mục các dự án đang triển khai hoặc dự kiến hoàn thành đã ban hành kèm theo Kế hoạch phát triển nhà ở giai đoạn 2016-2020.

Điểm nhấn trong năm 2019, Sở Xây dựng TP.HCM phấn đấu phát triển thêm 8 triệu m² sàn xây dựng nhà ở, nâng tổng diện tích sàn nhà ở trên địa bàn thành phố là 178,25 triệu m² và diện tích nhà ở bình quân đầu người vào cuối năm 2019 lên 19,81m²/người.

Cũng theo Sở Xây dựng TP.HCM, Quyết định 5087/2018 của UBND TP.HCM phê duyệt kế hoạch phát triển nhà ở TP.HCM giai đoạn 2016-2020 nêu rõ, tổng diện tích sàn nhà ở tăng thêm tối thiểu là 40 triệu m2 sàn; nâng chỉ tiêu diện tích nhà ở bình quân đầu người của TP.HCM đến năm 2020 tối thiểu là 19,8 m2/người, trong đó ở khu vực đô thị (bao gồm 19 quận) là 16,3 m2/người và khu vực nông thôn (bao gồm 5 huyện) là 20,9 m2/người.

Nhà ở riêng lẻ do các hộ gia đình, cá nhân tự xây dựng tăng thêm khoảng 31.228.000 m2 sàn xây dựng. Nhà ở trong các dự án tăng thêm khoảng 8.772.319 m2 sàn xây dựng. Nhà ở xã hội tăng thêm khoảng 2.204.000 m2 sàn xây dựng.

Đối với khu vực trung tâm hiện hữu gồm quận 1, quận 3 sẽ phát triển nhà ở có kiểm soát đến năm 2020; không chấp thuận chủ trương, công nhận chủ đầu tư đối với các dự án mới đầu tư xây dựng nhà ở.

Cao Chí (tổng hợp)

Xem thêm

  • Điểm tin cuối ngày 12-3: Đà Nẵng quyết tìm ra kẻ tung tin thổi giá đất, cư dân Home City xuống đường đòi lối đi chung
  • Điểm tin sáng 12-3: Sẽ bỏ phí bảo trì 2% chung cư? bán đất nghĩa trang kiếm tiền tỷ