Điểm tin cuối ngày 27-2: Xuất hiện đối thủ cạnh tranh với VinCity quận 9, lộ diện...

Điểm tin cuối ngày 27-2: Xuất hiện đối thủ cạnh tranh với VinCity quận 9, lộ diện...

Xuất hiện đối thủ cạnh tranh với VinCity quận 9, lộ diện ông chủ bí ấn của khách sạn Melia…là những nội dung chính trong điểm tin cuối ngày 27-2 trên News Mogi.

“Nóng mặt”, Tập đoàn Đại Phúc chi ngàn tỷ xây dựng tiện ích cho đô thị Vạn Phúc. Theo chia sẻ mới đây từ đại diện của Tập đoàn Đại Phúc, khu đô thị Vạn Phúc nằm tại quận Thủ Đức sẽ được đầu tư 2.000 tỷ đồng nhằm để tăng cường hệ thống tiện ích.

Cụ thể, sẽ xuất hiện nhiều tiện ích như Quảng trường nhạc nước Hồ Đại Nhất với tổng giá trị đầu tư 5 triệu USD, Bệnh viện quốc tế Vạn Phúc với quy mô 3,5ha, hay cảnh quan công viên ven song với quy mô 11ha. Và tổng mức đầu tư dự kiến lên đến 2.000 tỷ đồng. Và có thể nói, với mức đầu tư này, Tập đoàn Đại Phúc muốn khu đô thị Vạn Phúc cạnh tranh sòng phẳng với VinCity Grand Park quận 9.

Bà Rịa – Vũng Tàu kêu gọi đầu tư vào 10 dự án BĐS mới. UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu vừa ban hành Quyết định phê duyệt danh mục 10 dự án đầu tư có sử dụng đất và công bố danh mục lựa chọn nhà đầu tư dự án nhà ở và khu đô thị mới trên địa bàn tỉnh theo thông tin quy hoạch của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.

Danh mục gồm các dự án: Nhà ở xã hội trên địa bàn huyện Châu Đức (thị trấn Ngãi Giao, huyện Châu Đức), Nhà ở xã hội Phước Điền (thị trấn Phước Hải, huyện Đất Đỏ), Khu đô thị mới dầu khí Vũng Tàu (phường 10 và phường 11, TP. Vũng Tàu), Nhà ở xã hội tại khu công trình công cộng và tái định cư phường 12 (phường 12, TP. Vũng Tàu), Nhà ở xã hội thuộc khu tái định cư 10ha (phường 10, TP. Vũng Tàu) và 5 Khu nhà ở công nhân 14,5ha đô thị mới Phú Mỹ (phường Phú Mỹ, TX. Phú Mỹ).

UBND tỉnh giao Sở Xây dựng chủ trì phối hợp với các đơn vị liên quan căn cứ danh mục dự án được phê duyệt, tổ chức thực hiện công tác lựa chọn nhà đầu tư dự án có sử dụng đất theo các quy định của pháp luật.

Theo Sở Xây dựng tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, thực hiện Đề án “Phát triển quỹ NOXH”, đến nay tỉnh đã đầu tư và đưa vào sử dụng 1.423 căn hộ, đạt khoảng 28,5% so với đề án. Vốn ngoài ngân sách xây dựng khoảng 1.900 căn, đạt 47% so với đề án, trong đó DN trong các KCN đầu tư khoảng 1.722 căn đáp ứng cho khoảng 5.000 công nhân có chỗ ở ổn định và DN kinh doanh bất động sản xây dựng khoảng 176 căn phục vụ chủ yếu cho các cán bộ, công nhân và người lao động có thu nhập thấp khu vực đô thị.

Nhằm đáp ứng nhu cầu cấp thiết về nhà ở của người có thu nhập thấp, trong thời gian tới tỉnh sẽ tiếp tục thực hiện chương trình NOXH. Theo đó, đến năm 2020, tỉnh dự kiến sẽ triển khai xây dựng 7.765 căn hộ với tổng diện tích xây dựng khoảng 961.000m2.

Lộ diện ông chủ của khách sạn Melia. Bên cạnh hai khách sạn lớn là khách sạn JW Marriott, và khách sạn Sofitel Metropole được sử dụng cho Hội nghị thượng đỉnh Mỹ – Triều nơi Tổng thống Donald Trump và Chủ tịch Kim Jong – un. Khách sạn Melia được sử dụng làm nơi ở cho Chủ tịch Kim.

Tuy nhiên, ai mới là ông chủ của khách sạn Melia vẫn đang là bí ẩn. Theo tìm hiểu, khách sạn đẳng cấp nằm tại Hà Nội này thuộc tỷ phú Thái Lan Charoen Sirivadhanabhakdi.

Cụ thể, chủ sở hữu khách sạn Melia Hà Nội hiện nay là Công ty SAS-CTAMAD, liên doanh được thành lập từ năm 1994 giữa Công ty cổ phần Chế tạo điện cơ Hà Nội (HEM) và Công ty SAS Trading.

Trong đó, HEM là thành viên thuộc Tổng công ty cổ phần Thiết bị điện Việt Nam (GELEX), còn SAS Trading chính là thành viên của Tập đoàn đa ngành TCC của tỷ phú Thái Lan Charoen.

Cơ cấu sở hữu tại liên doanh SAS-CTAMAD, đại diện phía doanh nghiệp Việt Nam là HEM góp 35% vốn là phần giá trị từ khu đất trên mặt đường Lý Thường Kiệt, còn SAS góp 65% là phần vốn chi để phát triển dự án khách sạn cao cấp này.

Theo báo cáo, trong năm 2018, lợi nhuận ròng sau thuế của Melia sẽ không thấp hơn con số 114 tỷ đồng mà công ty đã chi ra để chia cổ tức cho các cổ đông.

Điều chỉnh giá đất tại TP.HCM
UBND T.P HCM đề xuất điều chỉnh giá đất. Ảnh minh họa.

TP.HCM đề xuất điều chỉnh tăng giá đất bình quân 0,4 lần (hệ số K). UBND TP.HCM đã trình HĐND TP phương án tăng hệ số điều chỉnh giá đất (hệ số k) trên địa bàn. Theo đề xuất, áp dụng hệ số k năm 2019 tăng bình quân 0,4 lần so với hệ số năm 2018.

Được biết, năm 2018 (hệ số k cao nhất là 2,1 lần và thấp nhất là 1,1 lần) ở tất cả các nhóm và khu vực khi tính tiền sử dụng đất. Trong đó, hộ gia đình, cá nhân được cấp giấy chứng nhận, chuyển mục đích sử dụng đất vượt hạn mức, đề xuất áp dụng hệ số k bằng 1,5 lần bảng giá đất.

Theo văn bản đề xuất, đất kinh doanh dịch vụ, thương mại, văn phòng cho thuê… được đề xuất hệ số từ 1,7 đến 2,5 lần; đất sản xuất công nghiệp, xây dựng kết cấu hạ tầng… được đề xuất từ 1,5 đến 1,7 lần. Theo UBND TP.HCM, hiện giá đất để tính bồi thường hỗ trợ tái định cư cao gấp 4,75 lần bảng giá đất năm 2018 mà TP quy định. Riêng giá chuyển nhượng theo kê khai để đóng lệ phí trước bạ từ các hợp đồng chuyển nhượng của người dân cao hơn 3 lần so với bảng giá đất.

Giá đất chuyển nhượng trên thị trường hiện cao hơn từ 4 đến 6 lần so với bảng giá đất. Do đó, điều chỉnh hệ số k cho phù hợp thực tế là cần thiết.

Cao Chí (tổng hợp)

Xem thêm

  • Điểm tin sáng 27-2: Giá căn hộ Nam Sài Gòn nhảy vọt, Thủ tướng “thúc” tiến độ nhiều dự án tại TP.HCM
  • Điểm tin cuối ngày 26-2: Ghi nhận thêm chung cư “tử thần” tại TP.HCM, đất nền sổ đỏ sẽ “dậy sóng” thị trường