Điểm tin cuối ngày 25-3: “Nóng” khi dân kéo lên UBND quận đòi nhà

Điểm tin cuối ngày 25-3: “Nóng” khi dân kéo lên UBND quận đòi nhà

“Nóng” khi dân kéo lên UBND quận đòi nhà, giàu lên nhờ ăn theo dự án của Vinhomes…là những nội dung chính trong điểm tin cuối ngày 25-3 của News Mogi.

Bất bình, dân kéo đến UBND quận 8 đòi nhà. Theo báo Thanh Niên, Ngày 23-3, nhiều khách hàng kéo đến trụ sở UBND quận 8, TP.HCM và chủ đầu tư dự án An Sinh (Asa Light) là Công ty Công ích quận 8 và Công ty Thái Bảo để đòi nhà.

Anh Lê Quang Viễn, một khách hàng mua căn hộ tại dự án này, cho biết cách đây gần 2 năm, anh và hơn 500 khách hàng khác đã ký hợp đồng mua bán căn hộ dự án Asa Light với Công ty Thái Bảo. Theo hợp đồng, chậm nhất đến ngày 31.12.2018, chủ đầu tư phải bàn giao nhà cho họ. Tuy nhiên, khi dự án thi công đến tầng 9 thì dừng triển khai cho đến nay. “Hiện các khách hàng đã đóng 30% giá trị căn hộ. Thời gian gần đây dự án đã ngưng triển khai do liên quan đến đất công càng khiến khách hàng lo lắng”, anh Viễn cho hay.

Theo các khách hàng, để mua được căn hộ họ đã phải dành dụm tiền, vất vả tiết kiệm nhiều năm mới có đủ điều kiện để mua được. Mong muốn lớn nhất của khách hàng là chủ đầu tư sớm thi công trở lại để họ nhận được nhà, an cư lạc nghiệp. “Nhiều người bạn của tôi mua nhà ở dự án khác cùng thời điểm thì giờ họ được nhận nhà rồi, còn mình thì lại bị như vậy nên rất bức xúc. Khách hàng mong muốn được giải quyết một cách rõ ràng, vướng mắc ở đâu, như thế nào cũng phải cho khách hàng được biết, để khách hàng và chủ đầu tư cùng đồng hành, tìm cách tháo gỡ. Nếu dự án có thể thi công, khách hàng hoàn toàn có thể chờ đợi, nhưng nếu không thực hiện được nữa thì cũng phải có cơ chế hỗ trợ cho khách hàng. Bản thân tôi đã đóng khoảng 600 triệu đồng nhưng cũng chưa biết căn hộ của mình ở đâu”, anh Sáng một khách hàng mua căn hộ tại đây cho hay.

Tại buổi làm việc với các khách hàng, ông Nguyễn Nha Kha, Chánh văn phòng UBND quận 8 hứa các ý kiến của khách hàng sẽ được trình Thường trực UBND quận 8 và có thông báo cho người dân được biết những thông tin về dự án này.

Trong khi đó, ông Nguyễn Văn Tài, Giám đốc Công ty Thái Bảo, cho biết cuối năm 2016 Công ty Thái Bảo có tham gia vào đầu tư dự án này do Công ty Công ích quận 8 không đủ khả năng tài chính để triển khai. Đến nay chủ đầu tư mới bán 530 căn hộ, với số tiền nhận cọc hơn 200 tỉ đồng. Tuy nhiên, Công ty Thái Bảo đã đầu tư vào dự án này khoảng 400 tỉ đồng. Hiện công trình bị tạm dừng thi công để chờ bổ sung pháp lý theo yêu cầu của UBND TP khiến cả khách hàng và chủ đầu tư đều thiệt hại. Riêng về Công ty Thái Bảo hằng tháng phải chịu thiệt hại hơn 300 triệu đồng như tiền thuê cần cẩu, nhân công, lãi vay…

“Chủ đầu tư rất mong khách hàng tiếp tục tin tưởng, phối hợp cùng công ty để hoàn thành dự án. còn với những khách hàng không tin tưởng và không muốn đồng hành thì chủ đầu tư sẽ chấp nhận thanh toán số tiền đã đóng cộng lãi phạt 30%/số tiền đã đóng. Tuy nhiên số tiền này công ty thanh toán làm 3 đợt, không thể trả một lúc vì công ty cũng đang rất khó khăn. Trong tổng số 530 khách hàng mua nhà, đã có 150 khách hàng thanh lý hợp đồng. Rất mong cơ quan chức năng sớm hoàn thiện pháp lý của dự án để công ty xây nhà giao cho khách. Công ty dự kiến sẽ hoàn thành dự án trong quý 1/2021”, ông Tài cho biết.

Theo thông tin từ Sở Xây dựng TP.HCM, khu đất có nguồn gốc do thực hiện bồi thường, không phải là đất công do nhà nước quản lý. nguồn vốn thực hiện bồi thường giải phóng mặt bằng từ các nguồn huy động ngoài ngân sách và do các đơn vị hợp tác chi trả. Sở Xây dựng đã có tờ trình UBND TP chấp thuận chủ trương đầu tư và công nhận chủ đầu tư dự án cho Công ty Thái Bảo để sớm triển khai dự án trở lại.

Hà Nội đang lãng phí đất dự án Công viên Hello Kitty? Cụ thể vào tháng 10-2017, Tập đoàn BRG tuyên bố sẽ xây dựng dự án công viên Hello Kitty tại Hà Nội. Lô đất dự kiến xây dựng nằm gần Khách sạn Thắng Lợi (cũng đã được tập đoàn này mua lại), mặt đường Yên Phụ và Yên Hoa (quận Tây Hồ, Hà Nội).

Sau đó đến tháng 9-2018, Sở Quy hoạch và Kiến trúc Hà Nội đã phê duyệt quy hoạch 1/2.000 khu đất triển khai dự án với tổng diện tích 0,61 ha, chức năng là đất công cộng đô thị (vui chơi giải trí trong nhà). Việc phê duyệt quy hoạch mở đường cho việc BRG có thể khởi công xây dựng vào năm 2018 như đã tuyên bố. Tuy nhiên đến nay, khu “đất vàng” nằm cạnh hồ Tây vẫn bị để không. Người ta đặt ra câu hỏi, phải chăng đang có lãng phí đất ở dự án này? Và nếu không đủ khả năng xây dựng, tại sao UBND TP Hà Nội không thu hồi dự án?

Cân biết trước đây khu đất này được dùng làm nhà hàng, bãi đỗ xe, quán cà phê… Tuy nhiên chủ đầu tư đã tiến hành quây tôn, giải phóng mặt bằng. Đến nay việc giải phóng mặt bằng vẫn chưa hoàn thành, hoàn toàn chưa diễn ra bất cứ việc thi công nào.

Doanh nghiệp đầu tư bất động sản Sài Gòn “chuộng” các dự án đất ven biển. Theo báo Vnexpress, ngay từ quý I/2019, không khí của thị trường bất động sản tại TP.HCM đã kém khởi sắc so với cùng kỳ các năm trước, số dự án mới được công bố khá ít ỏi. Điểm khác biệt lớn của năm nay là có rất nhiều doanh nghiệp địa ốc trú đóng tại Sài Gòn đang rầm rộ đổ ra các tỉnh ven biển buôn bất động sản.

Hầu như các đại gia bất động sản có tên tuổi tại thị trường TP HCM đều đã chủ động rời khỏi địa bàn truyền thống. Nhiều doanh nghiệp đã sẵn sàng cho rổ hàng bất động sản nghỉ dưỡng tại nhiều tỉnh thành: Phú Quốc, Bà Rịa – Vũng Tàu, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Quảng Nam, Đà Nẵng, Phú Yên… để mở rộng ra thị trường mới.

Lãnh đạo một công ty địa ốc có trụ sở tại khu An Phú, quận 2, TP HCM tiết lộ đang điều toàn bộ nhân lực gồm cả trăm nhân viên sale dịch chuyển về địa bàn Bà Rịa – Vũng Tàu và Kiên Giang để bán các sản phẩm nhà đất ven biển trên địa bàn này. Doanh nghiệp thậm chí xác định rổ hàng của cả năm 2019 sẽ không có sản phẩm nào tọa lạc tại Sài Gòn mà chủ yếu tập trung bám biển để đánh bắt xa bờ.

Giữa tháng 3, Công ty Novaland công bố chiến lược kinh doanh trong năm 2019 là đẩy mạnh bất động sản nghỉ dưỡng và mảng dịch vụ du lịch. Doanh nghiệp này cho biết sẽ tung ra thị trường thêm 2.300 sản phẩm bất động sản mới ven biển, tọa lạc tại các thủ phủ du lịch Bà Rịa – Vũng Tàu, Phan Thiết – Bình Thuận, Cam Ranh – Khánh Hòa. Kế hoạch kinh doanh trong trong 12 tháng tới của doanh nghiệp cho thấy tham vọng hướng ngoại, kỳ vọng doanh số vào thị trường có bán kính xa TP HCM.

Trong đó khi, Doanh Khôi Việt cũng rổ hàng chủ lực của doanh nghiệp này sẽ được tung ra trong năm nay là nhà phố biển tọa lạc tại Bãi Dài, nằm liền kề sân bay, cách Cảng biển Quốc tế Cam Ranh 7 km.

Chuyên gia này nhận định sẽ có một số tác động đáng lưu ý đến thị trường bất động sản Sài Gòn khi các doanh nghiệp trên địa bàn này đang xua quân ra tỉnh khác bán hàng. Hệ quả đầu tiên là TP HCM có thể thất thu ngân sách lớn do hoạt động chuyển nhượng bất động sản đóng góp tỷ lệ quan trọng trong tổng thu ngân sách bị sụt giảm.

Kế đến, xu hướng dịch chuyển dòng vốn (tiền) từ TP HCM và các thành phố lớn về các tỉnh ven biển sẽ mạnh dần trong năm 2019. Tác động cuối cùng là nhà đầu tư cá nhân và doanh nghiệp bất động sản sẽ quen với tâm lý phải đi xa hơn mới có thể săn được cơ hội đầu tư mới. “Những diễn biến này sẽ phần nào làm giảm nhiệt thị trường đầu tư địa ốc tại Sài Gòn và áp lực tâm lý có thể đè nặng thị trường này trong thời gian tới”, Tổng giám đốc Công ty đầu tư Phú Vinh, Phan Công Chánh cho biết.

Giá văn phòng cho thuê tiếp tục tăng. Báo cáo về thị trường văn phòng cho thuê của Công ty JLL (Jones Lang LaSalle) cho thấy giá thuê văn phòng cao cấp tại TP HCM đạt 635 USD một m2 mỗi năm, tăng gần 7% so với cùng kỳ 2017. TP.HCM cũng lọt vào top 20 thành phố có giá thuê văn phòng cao nhất châu Á – Thái Bình Dương. Cá biệt có tòa nhà ở khu vực trung tâm thành phố đã ghi nhận mức thuê kỷ lục 936 USD mỗi m2 mỗi năm. JLL đánh giá, thị trường văn phòng tại TP HCM đang tăng nhiệt với làn sóng thâm nhập thị trường của nhiều tập đoàn đa quốc gia , trong khi nguồn cung thì hạn chế.

Trong khi đó, Savills Việt Nam cũng nhận định quý IV/2018 vừa qua là lúc thị trường văn phòng hoạt động tốt nhất trong 5 năm trở lại. Với ghi nhận thị trường quý đó không có dự án mới nhưng nguồn cung tăng thêm 8.400m2, tổng nguồn cung toàn thị trường đạt 1,8 triệu m2. Thị trường hoạt động tốt nhất 5 năm với giá thuê trung bình tăng 1% và 8% theo năm bởi tỷ lệ sàn trống thấp xảy ra cả 3 thứ hạng. Công suất trung bình vẫn đạt công suất trên 97%, ổn định theo quý và tăng 1% theo năm.

Giám đốc một doanh nghiệp chuyên về dịch vụ cho thuê tòa nhà văn phòng tại trung tâm quận 1, quận 3 TP HCM, cho biết giá thuê trung bình văn phòng của phân khúc hạng B giao động khoảng 26-29 USD mỗi m2 một tháng, thậm chí nhiều tòa nhà có giá cao hơn. Trong khi đó, rất ít tòa nhà văn phòng cho thuê với diện tích dưới 50m2 để đáp ứng nhu cầu cho nhiều doanh nghiệp nhỏ và các bạn trẻ cần thuê để khởi nghiệp.

Thị trường đất nền Cần Giờ đã không còn “nóng”.  Theo RaoXYZ ghi nhận  thông tin từ một vài sàn môi giới trên địa bàn huyện Cần Giờ, không còn “nóng sốt” so với trước, giao dịch bất động sản mà chủ yếu nhất là đất nền tại khu vực này bây giờ đã giảm hơn 50 so với cùng kỳ giai đoạn năm 2018.

Ngoài khu vực giáp bến phà Bình Khánh, các tuyến đường thẳng đến thị trấn Cần Thạnh có giao dịch ổn định, những khu vực khác tại Cần Giờ hoạt động mua bán sang nhượng đất giảm thấy rõ. Thậm chí lượng khách chốt được hợp đồng còn thấp hơn cả thời điểm cuối năm. Hầu hết các sàn đều cho rằng nguyên nhân là do sự suy giảm lượng lớn nhà đầu tư lướt sóng.

Theo thông tin từ một chủ sàn môi giới, từ đầu tháng 3 đến nay, mỗi ngày sàn đều có ít nhất 2-3 khách hỏi thăm thông tin nhưng đến giờ chỉ chốt được 4 giao dịch thật. “Đất Cần Giờ hiện tại chủ yếu là dân đầu tư dài hạn mua để dành chứ lướt sóng không còn mấy ai, chuyện mua nhanh bán nhanh giờ không dễ.”

Khảo sát sơ bộ giá đất nền được rao bán,  ví dụ như trên mặt tiền đường Rừng Sác, đoạn trước UBND có mức giá trung bình từ 30-50 triệu/m2, tuy nhiên qua khỏi UBND thì giá giảm về 20-25 triệu/m2. Vào sâu hơn cùng trên tuyến đường này giá chỉ khoảng 7-13,5 triệu/m2. Đất thổ vườn diện tích nhỏ tại Bình Khánh hiện có giá từ 5-8 triệu/m2, đất ruộng chỉ khoảng 1,2-3 triệu/m2. Khu vực ấp Bình Thạnh giá đất dao động tầm 8-10 triệu/m2. Đất ruộng Rừng Sác đoạn gần cầu Cần Giờ chỉ tầm 3,5-5 triệu/m2.

Với khu vực thị trấn Cần Thạnh, đất tại tuyến Duyên Hải đi qua thị trấn hiện giá trung bình khoảng từ 28-34 triệu/m2. Cũng trên tuyến đường này khu vực xa dân cư thuộc xã Long Hòa có giá từ 8-12 triệu/m2. Đường Giồng Ao đoạn qua thị trấn giá từ 17-25 triệu/m2, đất ruộng giá cũng từ 5-6,5 triệu/m2. Các tuyến Tắt Xuất, Đào Cử đất thổ cư giá từ 18-22 triệu/m2, đất thổ vườn bán giá 7-9 triệu/m2. Khu vực liền kề khu hành chính đường Tam Thôn Hiệp giá đất thổ vườn cũng vào khoảng 5-11 triệu/m2.

Diễn biến đất nền khu Đông Sài Gòn trong hơn 3 tháng đầu năm. Ghi nhận của Mogi.nv, trong hơn 3 tháng đầu năm 2019, tình hình đất nền của các dự án tại khu Đông Sài Gòn như quận 2 hay quận 9 có phần trầm lắng hơn. Các nhà đầu tư chỉ dừng lại ở mức độ khảo sát chứ xuống tiền thì ít.

Nguyên nhân chủ yếu do không có dự án mới mở bán nhưng hoạt động mua bán, sang nhượng vẫn ổn định tại các khu vực còn đất thổ cư trống. Những nền đất chào bán cách 2-3 năm trước (đã có sổ) được người mua ở thực tìm kiếm khá nhiều. Nếu so với thời điểm mua vào, giá đất hiện tại đã tăng gấp 3-4 lần nhưng nhu cầu về chỗ ở của dân tỉnh lẻ vẫn tăng nên hoạt động sang nhượng khá ổn định.

Dù thị trường trầm lắng hơn trước do không có dự án mới mở bán nhưng hoạt động mua bán, sang nhượng vẫn ổn định tại các khu vực còn đất thổ cư trống. Những nền đất chào bán cách 2-3 năm trước (đã có sổ) được người mua ở thực tìm kiếm khá nhiều. Nếu so với thời điểm mua vào, giá đất hiện tại đã tăng gấp 3-4 lần nhưng nhu cầu về chỗ ở của dân tỉnh lẻ vẫn tăng nên hoạt động sang nhượng khá ổn định.

Dù trầm lắng về thị trường, nhưng giá đất vẫn tăng âm thầm.  Cụ thể, những nền đất diện tích 50m2 tại khu vực đường Lò Lu, Lã Xuân Oai, Trường Lưu (Q.9), giá tăng ít nhất 15% so với thời điểm trước Tết. Những nền đất mặt tiền giá ghi nhận tăng 20% trong vòng 8 tháng. Tại khu vực Q.2, giá đất nền tại tuyến đường Nguyễn Duy Trinh, Nguyễn Thị Định tăng thêm khoảng 10% so với thời điểm trước Tết. Đa số những nền đất tại đây đã có sổ riêng từng nền. Dự kiến giá đất sẽ tăng cỡ 9-10% trong 6 tháng tới.

Dự án Vinhomes Gia Lâm.
Dự án Vinhomes Gia Lâm.

Dự án Vinhomes kéo đất Gia Lâm tăng cao, nhiều người hưởng lợi. Ghi nhận của Mogi trong những ngày gần đây, các công ty môi giới bất động sản tại Gia Lâm (Hà Nội) tiếp từ 50-70 lượt khách trên ngày. Chính điều này khiến các công ty môi giới phỉa mở cửa sớm hơn dự kiến.

Đại diện chủ một công ty môi giới chia sẻ: “Chưa bao giờ, đất Gia Lâm lại sôi động đến như vậy. Có hôm, đến tận hơn 9 giờ đêm, khách hàng mới tới đặt cọc.”

Đi sâu hơn, giá đất tại Đông Dư hiện tại rơi vào mức 22– 40 triệu đồng/m2, tại Đặng Xá là 18 – 35 triệu đồng/m2, tăng 20 – 50 % so với thời điểm tháng 2. Giá đất tại khu vực Trâu Quỳ vẫn dao động ở mức 45 – 50 triệu đồng/m2, cá biệt một số nơi có mức giá lên tới hơn 100 triệu đồng/m2. Trong khi đó, mức giá của phân khúc shophouse tại các dự án dao động từ  100 – 150 triệu đồng/m2 tại Vinhomes, Lan Viên Villas – KĐT Đặng Xá là 50 – 60 triệu đồng/m2,…

Giá đất ở Trâu Quỳ, Cổ Bi… hiện tại tăng ở mức thấp trong khi đó ở Đông Dư, Đặng Xá, giá đất tăng mạnh, lượng giao dịch cao, tính thanh khoản tốt.

Nguyên nhân được xác định chủ yếu Kể từ thời điểm dự án Vinhomes Gia Lâm đi vào triển khai và mở bán, giá đất nơi đây đã tăng giá “ăn theo”. Sau Tết Nguyên đán, mức giá đất tại Gia Lâm tăng trung bình từ 10-15%. Tuy nhiên, thời gian gần đây, một số khu vực giá đất được đẩy lên cao, với mức tăng có thể lên tới 50%.

Cao Chí (tổng hợp)

Xem thêm

  • Điểm tin sáng 23-3: Có kết luận thanh tra sai phạm vụ đất rừng Sóc Sơn
  • Điểm tin cuối ngày 22-3: Đất nền Vân Đồn tăng ngất ngưởng chỉ sau 2 tháng